Chiếu sáng kiến trúc - 8 Tiêu chuẩn thiết kế quan trọng bạn cần biết

Cẩm nang xây nhà
0
12
Nhung - 22/05/2025

Trong bối cảnh kiến trúc hiện đại ngày càng hướng tới tính nhân văn, công nghệ và phát triển bền vững, chiếu sáng không còn là phần phụ trợ mà trở thành yếu tố thiết kế chủ đạo. Do đó, việc đầu tư đúng vào giải pháp chiếu sáng thông minh và hiệu quả sẽ giúp công trình không chỉ đẹp – mà còn sống động, an toàn và tối ưu năng lượng. Bài viết này Vinavic gửi đến bạn những giải pháp chiếu sáng kiến trúc khoa học nhất. Bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Chiếu sáng kiến trúc và các tiêu chuẩn thiết kế quan trọng bạn cần biết

Thiết kế chiếu sáng kiến trúc là gì?

Thiết kế chiếu sáng kiến trúc là quá trình tính toán, bố trí và lựa chọn sử dụng hệ thống chiếu sáng phù hợp nhằm làm nổi bật hình khối, vật liệu, màu sắc và phong cách kiến trúc của một công trình. Nó bao gồm cả chiếu sáng nội thất và ngoại thất, đảm bảo công năng, an toàn và tính thẩm mỹ cao.

Mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 11m đẹp sang trọng, công năng tối ưu

Xu hướng thiết kế mặt tiền nhà 4m 1 tầng đẹp hiện nay

Vì sao cần thiết kế chiếu sáng kiến trúc?

Tăng tính thẩm mỹ và giá trị kiến trúc

Ánh sáng giúp làm nổi bật các chi tiết, hình khối, vật liệu, màu sắc và những thiết kế của công trình kiến trúc. Một công trình ban ngày trông bình thường nhưng khi được chiếu sáng hợp lý thì sẽ trở nên ấn tượng hơn vào ban đêm. Chiếu sáng còn giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho những công trình thương mại, khách sạn,...

Thiết kế chiếu sáng công trình kiến trúc cổ

Đảm bảo công năng sử dụng

Mỗi không gian có mục đích dùng khác nhau và chiếu sáng cũng đáp ứng đúng nhu cầu đó. Ánh sáng giúp hỗ trợ tốt cho thị giác làm giảm mỏi mắt, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho người dùng.

Tạo cảm xúc và không khí

Ánh sáng có khả năng tác động đến tâm trạng con người, tạo nên những cảm giác ấm cúng, thư giãn, sang trọng, lãng mạn hoặc tùy theo những mụch đích thiết kế khác nhau.

Đèn led chiếu sáng kiến trúc sân vườn

Đảm bảo an toàn và định hướng

Hệ thống chiếu sáng kiến trúc giúp cho người dùng di chuyển an toàn trong không gian nhất là vào ban đêm tại những nơi công cộng.

Ánh sáng còn quyết định định hướng giao thông nội bộ trong những tòa nhà lớn hoặc khuân viên công cộng, lối đi.

Tiết kiệm năng lượng

Thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp giúp sử dụng các giải pháp chiếu sáng tiết kiệm điện, giảm tiêu thụ năng lượng. Việc tối ưu ánh sáng tự nhiên kết hợp chiếu sáng nhân tạo còn giúp công trình bền vững hơn về môi trường.

Thiết kế chiếu sáng kiến trúc tòa nhà

Những khu vực cần chiếu sáng trong kiến trúc

Ngoại thất – Mặt tiền công trình

Chiếu sáng mặt đứng, cột, mái, bậc thang… giúp công trình trở nên nổi bật vào ban đêm. Dùng đèn rọi, uplight, wall washer là lựa chọn phổ biến khi chiếu sáng mặt tiền.

Khu vực lối vào & cảnh quan

Cổng, sân vườn, lối đi cần ánh sáng định hướng – vừa thẩm mỹ vừa an toàn. Đèn trụ, đèn âm đất, đèn cắm cỏ thường được sử dụng để tạo hệ thống hiệu ứng ánh sáng cho sân vườn, cảnh quan.

Chiếu sáng lối vào, cảnh quan giúp công trình trở nên tráng lệ

Không gian nội thất

Từng khu vực như phòng khách, bếp, phòng ngủ, phòng thờ… đều cần sử dụng ánh sáng phù hợp với công năng và cảm xúc sử dụng. Kết hợp đèn trần, đèn hắt, sử dụng đèn led âm trần, đèn trang trí…

Khu vực điểm nhấn (tiểu cảnh, tranh, vật liệu đặc biệt)

Chiếu sáng tạo điểm nhấn để tôn vinh những chi tiết nghệ thuật hoặc kiến trúc đặc biệt trong không gian. Có thể dùng những thiết bị chiếu sáng và ánh sáng khác nhau để làm nổi bật cho điểm nhấn.

Giải pháp chiếu sáng kiến trúc nâng tầm không gian sống

Lưu ý khi thiết kế chiếu sáng công trình kiến trúc

Xác định rõ mục đích chiếu sáng

Chiếu sáng cần có mục đích rõ ràng như chiếu sáng chức năng phục vụ cho hoạt động đọc, làm việc, di chuyển.

Chiếu sáng thẩm mỹ như làm nổi bật những đường nét kiến trúc, tạo điểm nhấn

Chiếu sáng tạo cảm xúc như thiết lập bầu không khí phù hợp với từng không gian.

Chiếu sáng kiến trúc khi ánh sáng trở thành ngôn ngữ thiết kế

Lựa chọn nguồn sáng phù hợp

Ưu tiên sử dụng đèn LED: tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao, đa dạng màu sắc và công suất.

Xem xét chỉ số hoàn màu (CRI ≥ 80) để đảm bảo màu sắc vật thể trung thực.

Lựa chọn nhiệt độ màu (Kelvin) phù hợp:

  • 2700–3000K: ánh sáng vàng ấm (phù hợp phòng ngủ, lounge…)
  • 4000K: ánh sáng trung tính (văn phòng, showroom…)
  • 6000K: ánh sáng trắng lạnh (khu kỹ thuật, bệnh viện…)

Kiểm soát độ rọi và độ chói

Cần đảm bảo độ rọi đạt tiêu chuẩn theo mục đích sử dụng hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Tránh ánh sáng quá gắt hoặc chói mắt đặc biệt ở vị trí ngồi làm việc, phòng họp hay quán cafe. Dùng chụp đèn, dimmer hoặc bố trí đèn gián tiếp để giảm chói.

Phối hợp ánh sáng tổng thể và điểm nhấn

Kết hợp không gian giữa ánh sáng nền và ánh sáng nhấn để tạo chiều sâu không gian. Dùng ánh sáng điểm để nhấn mạnh yếu tố kiến trúc như cột, vòm, tranh, cây xanh,....Tránh những ánh sáng đơn điệu hoặc quá đồng đều gây nhàm chán.

Ứng dụng ánh sáng trong kiến trúc hiện đại và thông minh

Đảm bảo an toàn điện

Dây dẫn, công tắc hay bộ điều khiển cần đúng công suất, đạt tiêu chuẩn chống cháy, chống ẩm nhất là những khu vực dễ cháy nổ như ngoài trời, nhà tắm,...

Tuân thủ những tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng và kiểm tra chống chói, chống lóa, bố trí ánh sáng không gây nguy hiểm cho người dùng.

Đồng bộ với tổng thể thiết kế kiến trúc – nội thất

Chiếu sáng không nên tách rời mà cần phối hợp với kiến trúc sư, nội thất, kỹ thuật để tạo nên tổng thể hài hòa. Ánh sáng cần hỗ trợ và nâng tầm thiết kế kiến trúc – không được “áp đặt” hoặc gây mâu thuẫn thị giác.

Hệ thống chiếu sáng thông minh được thiết kế đồng bộ cùng tổng thể kiến trúc

Giải pháp chiếu sáng trong kiến trúc hiện đại và thông minh

Trong kiến trúc hiện đại và xu hướng công trình thông minh ngày nay, giải pháp chiếu sáng không chỉ đơn thuần là cung cấp đủ ánh sáng mà còn phải đáp ứng các yếu tố về thẩm mỹ, công năng, tiết kiệm năng lượng, tự động hóa và trải nghiệm người dùng. Dưới đây là tổng hợp các giải pháp chiếu sáng hiện đại và thông minh:

Chiếu sáng thông minh

Có thể điều chỉnh ánh sáng qua giọng nói, cảm biến hoặc điện thoại, thiết bị điều khiển thông minh. Tự động điều chỉnh độ sáng, màu sắc theo giờ, hoạt động của người dùng, hoặc ánh sáng tự nhiên.

Chiếu sáng LED tiết kiệm năng lượng

Dùng đèn led công nghệ cao, tuổi thọ dài và hiệu suất cao chúng thường Ít tỏa nhiệt, thân thiện với môi trường. Đa dạng thiết kế, phù hợp với mọi không gian kiến trúc.

Khi kiến trúc biết phát sáng

Chiếu sáng kiến trúc ngoại thất 

Dùng ánh sáng để làm nội bật hình khối, vật liệu và chi tiết mặt đứng công trình. Ứng dụng kỹ thuật uplight, downlight, wallwash, grazing...Việc chiếu sáng này làm tăng giá trị thẩm mỹ công trình, nhận diện thương hiệu hoặc tạo điểm nhấn kiến trúc.

Chiếu sáng theo vùng

Phân chia không gian chiếu sáng thành các vùng chức năng khác nhau, mỗi vùng có chế độ chiếu sáng riêng. Điều khiển qua công tắc nhóm, cảm biến hoặc hệ thống điều khiển trung tâm.

Chiếu sáng tự nhiên kết hợp nhân tạo

Tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên thông qua thiết kế cửa sổ, giếng trời, kính lấy sáng. Hệ thống chiếu sáng nhân tạo được lập trình để bổ sung ánh sáng khi cần. Giúp tiết kiệm năng lượng, tăng sự kết nối với thiên nhiên, cải thiện sức khỏe và tâm trạng con người.

Ánh sáng – Linh hồn của không gian kiến trúc

Tóm lại, chiếu sáng kiến trúc không chỉ đơn thuần là yếu tố kỹ thuật, mà còn là nghệ thuật và chiến lược tạo nên bản sắc cho không gian sống. Trong bối cảnh công nghệ phát triển và nhu cầu sống ngày càng cao, việc ứng dụng các giải pháp chiếu sáng hiện đại và thông minh chính là chìa khóa để nâng tầm giá trị công trình, tối ưu công năng và hướng đến một môi trường sống tiện nghi, bền vững.

Xem thêm: 

57 Kiểu Nhà Mái Thái 2 Tầng 2 Mặt Tiền Đẹp Sang Phong Cách Riêng

TOP 99+ mẫu biệt thự nhà vườn 2 tầng hiện đại sang trọng đẳng cấp

Hot nhất!! 35 mẫu thiết kế nhà tân cổ điển 2 mặt tiền đẹp lung linh

By https://vinavic.vn/

X
0.13152 sec| 2051.008 kb