Chiều ngang nhà bao nhiêu là tốt theo phong thủy kiến trúc
- 1. Chiều ngang nhà bao nhiêu là tốt theo phong thủy kiến trúc
- 2. Cách thiết kế chiều ngang theo từng hình dáng căn nhà
- 3. Mối quan hệ kiến trúc giữa chiều ngang và chiều cao ngôi nhà
- 4. Cách tính kích thước nhà ở theo đúng chuẩn phong thuỷ
- 5. Một số mẫu nhà có kích thước chiều ngang đặc trưng hiện nay
- 6. Dưới góc độ kiến trúc chiều ngang ngôi nhà bao nhiêu là tốt?
Chiều ngang nhà bao nhiêu là tốt là thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu dự định làm nhà. Lựa chọn kích thước chiều ngang ngôi nhà hợp lý sẽ dễ dàng tối ưu hóa công năng sử dụng của căn nhà dựa trên diện tích sẵn có.
Nhiều người quan niệm rằng kích thước nhà ở ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phong thủy nên cần tính toán kích thước kích chiều rộng, chiều sâu hay chiều cao cẩn thận. Vậy chiều ngang ngôi nhà bao nhiêu là tốt dựa trên hai phương diện về phong thủy và kiến trúc, cùng Vinavic đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.
Chiều ngang nhà bao nhiêu là tốt theo phong thủy kiến trúc
Nhiều gia đình phần lớn tập trung phong thủy vào các yếu tố bên trong căn nhà chứ không quá chú trọng trong việc chọn kích thước. Tuy nhiên gia chủ cũng nên cân nhắc thiết kế chiều ngang ngôi nhà theo số đo phong thủy trong quá trình xây dựng để hoạt động làm ăn của gia đình được “thuận buồm xuôi gió” hơn.
Đối với góc độ phong thủy, bước đi (đơn vị là tấc) thường được dùng để đo kích thước trước khi xây dựng.
Cụ thể: 1 bước = 4 thước 5 tất. 1 bước là kiến, 2 bước là trừ, 3 bước là mãn, 4 bước là bình, 5 bước là định, 6 bước là chấp, 7 bước là phá, 8 bước là nguy, 9 bước là thành, 10 bước là thu, 11 là khai, 12 bước là bế. Những bước này cũng thể hiện điềm tốt điềm xấu.
Chiều ngang thuộc các cung Mãn, Bình, Kiến, Thu: Vận khí ngôi nhà sẽ cực kỳ tốt, đồng thời còn giúp rước tài lộc và tăng vận may trong sự nghiệp lẫn cuộc sống cho gia chủ.
Chiều ngang thuộc các cung Trừ, Nguy, Định, Chấp, Khai và Thành: Tương đối tốt dưới góc độ phong thủy. Để gia tăng thêm vượng khí, gia chủ có thể kết hợp một số vật phẩm phong thủy hợp mệnh trong nhà hoặc trồng cây phong thủy hợp tuổi trong khuôn viên.
Cách thiết kế chiều ngang theo từng hình dáng căn nhà
Xét về mặt không gian kiến trúc, ngôi nhà được xem có kích thước chiều ngang đẹp sẽ dựa vào những yếu tố sau đây:
Nhà có không gian sân vườn
Đối với loại nhà này gia chủ nên thiết kế chiều ngang không lấn át hơn chiều sâu quá nhiều, song cũng không nên để chiều ngang lớn hơn chiều sâu vì ngôi nhà có hình vuông bao giờ cũng đẹp, thẩm mỹ và cân đối hơn.
Xem thêm: Tổng hợp mẫu Biệt thự nhà vườn 3 tầng
Chiều ngang ngôi nhà cần phải cân đối với kích thước lô đất và có khoảng cách nhất định với tường rào. Thực chất độ ngang của căn nhà không quan trọng về kích thước, quan trọng là cách xử lý của người thiết kế phân chia bố cục công năng và tạo hình khối kiến trúc đẹp mắt.
Nhà vườn rộng hình vuông
Nếu sở hữu nhà vườn đất rộng về cả 4 hướng thì tốt nhất là nên xử lý ngôi nhà theo dạng hình vuông hoặc gần vuông để tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng không quá chênh lệch.
Ngôi nhà có chiều sâu hơn chiều ngang
Với những ngôi nhà có chiều sâu hơn chiều ngang, công năng sẽ được xử lý dựa theo thứ tự chiều sâu, ví dụ như từ cửa chính đi vào là gara, phòng khách rồi đến phòng bếp ăn.
Nhà có chiều ngang hơn chiều dài
Những căn nhà có kích thước ngang lớn lớn dài thì nên xây dựng dựa theo hình dạng tương tự diện tích của mảnh đất
Nhà có kích thước chiều ngang hơn chiều dài nên bố trí công năng sử dụng theo hướng ngang, ví dụ như chia nhà thành các tầng, phân nhà bằng hệ thống cột hoặc vách ngăn
Nhà có chiều ngang nhưng không có chiều dài
Đối với loại nhà này nên thiết kế mặt tiền đẹp để tránh tạo ra một mặt phẳng tường rộng thênh thang mà không có điểm nhấn.
Tham khảo: Các mẫu thiết kế Biệt thự nhà vườn hiện đại
Thiết kế nhà không có chiều sâu thường sẽ có từ 3-5 gian, hoặc cũng có thể 3-4 tầng lầu tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Mối quan hệ kiến trúc giữa chiều ngang và chiều cao ngôi nhà
Phụ thuộc vào diện tích đất mà mỗi căn nhà sẽ có kích thước thiết kế phù hợp. Vì trên thực tế ngôi nhà có chiều rộng bao nhiêu là tốt không thực sự quan trọng bằng cách xử lý tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao.
Kiến trúc nhà dài hẹp: Một ngôi nhà dài, hẹp có thể phát triển về chiều cao nhưng với một ngôi nhà rộng, ngắn thì nên theo kiến trúc thấp tầng.
Kiến trúc nhà ống, cao tầng: Chúng ta thường thấy những diện tích nhỏ vuông hoặc những ngôi nhà ống có chiều dài lớn hơn chiều ngang rất nhiều thì thường được xây thành những ngôi nhà phố cao tầng hoặc những công trình khách sạn, nhà nghỉ đẹp.
Kiến trúc nhà thấp tầng: Có thể thấy rất ít những công trình cao tầng nào có chiều ngang lấn át chiều dài nghĩa là kiểu như những ngôi nhà ngang có mặt tiền rộng thường không xây thành nhà cao tầng và chủ yếu đây là những biệt thự vườn thấp tầng.
Cách tính kích thước nhà ở theo đúng chuẩn phong thuỷ
Diện tích nhà theo phong thủy dựa vào số tuổi các thành viên
Cách tính này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của các thành viên trong gia đình và được tính như sau.
Ví dụ: Gia chủ năm nay 34 tuổi, người vợ 29 tuổi, đứa con trai lớn 5 tuổi và đứa con gái nhỏ 2 tuổi. Ta sẽ tính tổng tuổi của các thành viên là 70 tuổi, lấy 70 x 1.1 = 77, nghĩa là tổng diện tích ngôi nhà hợp phong thủy sẽ là 77m2.
Kích thước nhà theo không gian dành cho mỗi thế hệ
Thông thường tính chuẩn phong thủy sẽ được phân bổ như sau:
+ Với cặp vợ chồng thì diện tích khoảng 50m2.
+ Có trẻ em chưa đến tuổi đi học sẽ là 10m2/ 1 đứa. Có trẻ em đang học từ cấp 1 – cấp 3 sẽ là 15m2/ 1 đứa.
+ Nếu có con đang là sinh viên hoặc có người già sống chung sẽ là 20m2/ người
Tính kích thước nhà chuẩn phong thủy bằng thước Lỗ Ban phong thủy
Thước Lỗ Ban là một dụng cụ đo đạc dành cho việc xây dựng nhà cửa hay sửa chữa các đồ vật. Thước Lỗ Ban mang đến thông số vàng cho các gia đình, mang đến tài lộc, vận may cho chủ nhà.
+ Đối với các khối xây dựng: Các khối bệ, bậc có kích thước to thì sử dụng thước lỗ ban 42,9cm để đo phủ bì.
+ Đối với những khoảng cách lớn: Khoảng cách giữa các tầng, giếng trời, cửa thì sử dụng thước lỗ ban 52,5cm để đo thông thủy.
+ Đối với những khung cửa không có cánh: Trường hợp này thì cũng cần sử dụng thước lỗ ban để đo phần lọt lòng. Còn với các loại cửa vòm thì chiều cao được tính đến phần đỉnh vòm.
Một số mẫu nhà có kích thước chiều ngang đặc trưng hiện nay
Mẫu nhà biệt thự có kích thước chiều ngang lợi thế hơn chiều sâu
Với kích thước chiều ngang lớn hơn chiều sâu thì chắc chắn đây là những mẫu nhà vuông hình chữ nhật có mặt tiền rộng. Đây thường là những căn nhà được xây dựng theo lối tân cổ điển sang trọng bề thế hơn những ngôi nhà tiền hẹp, nhà phố, nhà ống.
Việc thiết kế theo hình khối nhà chữ nhật còn dễ dàng hơn trong việc trang trí mặt tiền, có nhiều không gian để thực hiện ý tưởng thiết kế nhiều chi tiết khắc họa phong cách tân cổ điển rõ nét hơn, dễ dàng thực hiện ý tưởng của kiến trúc sư.
Mẫu nhà ống, nhà vườn có kích thước chiều dài gấp nhiều lần chiều ngang
Kích thước xây dựng này là điển hình của dạng nhà ống nhưng vẫn có diện tích sân vườn nhỏ làm cổng hàng rào.
Căn nhà có kích thước chiều dài gấp nhiều lần chiều ngang được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại nhẹ nhàng, thanh thoát để toát lên vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ hơn cho một công trình nhà ống. Ngoài ra, lợi thế về chiều dài ngôi nhà tạo nên kiểu kiến trúc biệt thự phố thịnh hành.
Mẫu thiết kế nhà vuông cân đối chiều sâu và chiều ngang
Hình khối vuông vắn đẹp mắt và cân bằng luôn tạo nên một ngôi nhà phong thủy đẹp, mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Vì thế hầu hết các gia đình có lô đất vườn rộng đều muốn xây ngôi nhà vuông chiều dài tương đối bằng kích thước chiều rộng.
Dưới góc độ kiến trúc chiều ngang ngôi nhà bao nhiêu là tốt?
Đối với diện tích phòng khách
+ Nếu gia chủ ở chung cư: diện tích phòng khách rơi vào khoảng 12m2 đối với căn chung cư tổng diện tích 50-60m2.
+ Nếu ở nhà ống: phòng khách nên có diện tích từ 15-18m2 là ổn định.
+ Đối với biệt thự nhỏ: phòng khách nên có diện tích từ 20-25m2. Còn biệt thự rộng thì phòng cũng từ 25-30m2 là đúng chuẩn.
Đối với diện tích phòng ngủ:
+ Phòng ngủ đơn: diện tích tối thiểu từ 12m2.
+ Phòng ngủ có thêm WC: diện tích từ 15-18m2 để thoải mái.
+ Phòng ngủ master: diện tích khoảng 20-25m2.
Đối với diện tích phòng bếp
- Nếu phòng bếp chỉ dành để nấu nướng, chiều dài nhà theo phong thủy nên là 5m2 và chiều rộng khoảng 2m2.
- Nếu phòng bếp có thêm phòng ăn thì kích thước nên rộng hơn để tạo sự thông thoáng, diện tích nên từ khoảng 12-20m2.
Đối với diện tích nhà vệ sinh
+ WC loại nhỏ: diện tích nên từ 2-3m2.
+ WC loại vừa: khoảng từ 4-5m2.
+ WC loại lớn: diện tích nên từ 10m2 trở lên là hợp lý.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà Kiến trúc Vinavic đã tổng hợp trong việc lựa chọn chiều ngang nhà ở phù hợp dưới góc độ phong thủy. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ chọn được kích thước xây dựng hợp lý cho căn nhà của mình chuẩn phong thủy.
---
Kiến Trúc Vinavic - đơn vị chuyên thiết kế thi công nhà trọn gói trên toàn quốc. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm có thể mang đến cho quý khách hàng mẫu nhà chất lượng vượt trội cùng thời gian.
Xem thêm: Các mẫu Nhà vuông 3 tầng đẹp 2023, Tổng hợp mẫu biệt thự nhà vườn mái nhật
Thông tin liên hệ
Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam
Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline Hà Nội: 0975678930
Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM
- Hotline TPHCM: 0982303304