Khoan dẫn cọc ép là gì? Tại sao phải ép cọc bê tông?
Tại sao nhiều công trình ép cọc bị lệch tim, gãy cọc hoặc gây nứt nhà bên cạnh? Nguyên nhân chính thường đến từ việc thi công ép cọc không có khoan dẫn. Đây là bước chuẩn bị quan trọng giúp quá trình ép cọc diễn ra suôn sẻ và đúng kỹ thuật. Trong bài viết hôm nay, Vinavic sẽ chia sẻ đến bạn quy trình khoan dẫn cọc ép một cách chi tiết và dễ hiểu nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!

Xem thêm:
Định mức hao hụt bê tông tươi cách tính và giảm thiểu chi phí
Khoan dẫn cọc ép là gì?
khoan dẫn cọc ép là phương pháp thi công móng trong công trình xây dựng được thực hiện bằng cách khoan tạo lỗi dẫn trước khi ép cọc bê tông xuống nền đất.
Quá trình này giúp giảm lực cản, hạn chế sai lệch tối ưu đồng thời tăng độ chính xác và đảm bảo chất lượng thi công nhất là trong những vùng đất có địa chất phức tạp hoặc không gian thi công trật hẹp.

Ưu điểm của phương pháp khoan dẫn cọc đó là:
- Tăng độ chính xác trong việc định vị và thi công cọc.
- Giảm lực ép ban đầu, hạn chế nứt vỡ đầu cọc và thân cọc.
- Bảo vệ kết cấu công trình liền kề, tránh rung chấn và lún nứt.
- Thi công nhanh chóng, sạch sẽ, phù hợp cả trong môi trường đô thị chật hẹp.
- Giảm hao mòn thiết bị, tăng tuổi thọ máy ép.
Ứng dụng của khoan dẫn ép cọc
Khoan dẫn cọc ép có nhiều ứng dụng trong quá trình thi công các công trình xây dựng khác nhau như:
- Thi công công trình dân dụng tại khu đô thị đông đúc.
- Dự án có mật độ xây dựng cao, nhà liền kề hoặc giáp ranh với công trình cũ.
- Khu vực có lớp đất bề mặt cứng, cần giảm lực ép ban đầu để bảo vệ thiết bị và công trình lân cận.
- Thi công móng trong điều kiện mặt bằng hạn chế, không thể dùng búa rung hoặc búa đóng.

Quy trình khoan dẫn ép cọc bê tông chi tiết
Khảo sát và xác định vị trí cọc
Trước khi tiến hành khoan dẫn cọc ép bạn cần tiến hành khảo sát địa hình, không gian thi công và tình trạng của công trình lân cận.
Kiểm tra kỹ về hồ sơ khảo sát địa chất để có thể xác định độ sâu của mũi cọc, lớp đất yếu và lớp chịu lực sau đó đánh giá khả năng tiếp cận và bố trí máy móc khoan ép cụ thể.
Định vị tim cọc
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế móng để đánh dấu vị trí tim cọc sau đó dùng máy đo đạc, máy kinh vĩ hoặc thước dây để đảm bảo độ chính xác. Cố định tim cọc bằng sơn, thép đánh dấu hoặc chốt định vị.
Khoan tạo lỗ dẫn
Dụng cụ khoan dẫn máy khoan đất hoặc khoan xoay cùng với đường kính mũi khoan lớn hơn thân cọc khoảng từ 5-10cm.
Chiều sâu lỗ khoan thường từ 1.5m - 3m có thể điều chỉnh theo điều kiện đất hoặc yêu cầu thiết kế. Khi khoan phải đảm bảo lỗ khoan thẳng đứng tránh nghiêng hoặc làm lệch cọc khi ép.

Đưa cọc vào lỗ khoan dẫn
Bạn cần phải dùng cầu hay thiết bị nâng cọc vào đúng vị trí đã khoan rồi kiểm tra lại độ thẳng đứng và độ trùng tim của cọc với lỗ khoan. Cần đảm bảo đầu cọc nằm ở vị trí phù hợp để tiến hành ép nối hoặc ép chính thức.
Tiến hành ép cọc
Đơn vị thi công sẽ dùng mày ép thủy lực chuyên nghiệp và ép cọc từng đoạn thoe tải trọng thiết kế đồng thời theo dõi áp lực ép, chiều sâu cọc và tốc độ xuyên cọc. Những trường hợp nối cọc thì cần thực hiện hàn đúng kỹ thuật và kiểm tra mối hàn trước khi ép tiếp theo.

Kết thúc và nghiệm thu
Khi thi công khoan dẫn cọc xong bạn cần kiểm tra lớp cọc đạt đến chiều sâu thiết kế hoặc lớp đất chịu tải thì sẽ ngưng ép và đánh dấu cọc.
Làm đầu cọc theo đúng yêu cầu kỹ thuật để chuyển bị cho công tác đổ móng. Cuối cùng là nghiệm thu kết quả ép cọc và xác nhận với chủ đầu tư về thông số, vị trí và chiều sâu từng cọc.
Khi nào ép cọc cần khoan dẫn?
Việc ép cọc khoan dẫn không phải khi nào cũng bắt buộc nhưng trong một số trường hợp cần dùng phương pháp này để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
Địa chất cứng hoặc có vật cản
Lớp đất bên trên là đất sét cứng, đất đá hay có cọc bê tông cũ, gạch vỡ, đá tảng....Thì việc ép trực tiếp sẽ gây vỡ đầu cọc, gãy cọc hoặc máy ép quá tải do đo cần khoan dẫn qua lớp cứng để đưa cọc xuống lớp đất yếu hơn.
Không gian thi công trật hẹp
Những công trình san sát nhau, khoảng cách nhà bên rất nhỏ hoặc không thể dùng búa rung gây chấn động ảnh hưởng công trình bên cạnh. Việc dùng cọc khoan dẫn sẽ giúp hạn chế rụng động và an toàn cho nhà xung quanh.
Địa chất phức tạp
Khu vực có nền đất xen cẽ, mềm và cứng không đều cọc sẽ dễ bị lệch trục, nghiêng,...nếu ép trực tiếp do đó khoan dẫn sẽ tạo đường dẫn giúp hướng cọc vào đúng tim, đúng trục và giữ thẳng đứng.
Ngoài ra vào mùa khô hạn nền đất khô cứng thì khoan dẫn ép cọc giúp hướng cọc vào đúng tim đúng trục, bảo vệ thiết bị ép và cọc bê tông.

Ép cọc gần công trình yếu
Những công trình lân cận có tường rào cũ, móng nhà yếu hay kết cấu có tuổi thọ không cao thì khoan dẫn cọc ép sẽ hạn chế tác động, hạn chế rung lắc và đảm bảo an toàn cho những công trình lân cận.
Dùng cọc vuông hoặc cọc dễ gãy
Cọc vuông có tiết diện nhỏ dễ nét hoặc gãy thân cọc do đó dùng phương pháp này giúp giảm áp lực lên đầu cọc tránh hư hỏng.
Tại sao phải khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông?
Việc khoan dẫn trước khi ép cọc bê tông là một bước kỹ thuật quan trọng trong nhiều công trình nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả thi công. Dưới đây là lý do chi tiết vì sao phải khoan dẫn trước khi ép cọc:
- Giảm lực ép ban đầu – Tránh hư hỏng cọc
- Giữ cọc thẳng đứng – Đảm bảo đúng tim và trục
- Hạn chế rung chấn – Bảo vệ công trình xung quanh
- Tăng hiệu quả thi công – Rút ngắn thời gian và chi phí
- Bắt buộc trong một số điều kiện địa chất hoặc thiết kế

Lưu ý khi khoan dẫn cọc ép
Một số lưu ý mà bạn cần nắm được khi tiến hành khoan dẫn cọc ép để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn cho những công trình lân cận:
- Khảo sát kỹ địa chất
- Đảm bảo vị trí và độ thẳng của lỗ khoan
- Chọn thiết bị khoan phù hợp
- Đảm bảo an toàn thi công
- Không khoan khi nền đất yếu hoặc ngập nước
- Kiểm tra chất lượng cọc trước khi đưa vào lỗ khoan
- Theo dõi kỹ trong quá trình ép sau khoan

Việc khoan dẫn cọc ép đòi hỏi sự chuẩn xác, cẩn thận và tuân thủ kỹ thuật cao. Bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng móng, kết cấu công trình, và tiến độ thi công.
Trên đây là toàn bộ quy trình khoan dẫn cọc ép chi tiết mà Vinavic muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cách thức thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng nền móng công trình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Nếu thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ hoặc để lại bình luận nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về kỹ thuật khoan dẫn cọc ép nhé!
Xem thêm những bài viết liên quan:
Tại sao nhà bị rung khi xe chạy? Nguyên nhân & cách xử lý
Gỗ cốp pha xây dựng có những loại nào và ứng dụng ra sao?
Tiêu chuẩn thiết kế cọc khoan nhồi: Quy trình thi công và nghiệm thu
