12 Mẫu nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn tiện nghi nhất
- 1. Nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn là loại hình kiến trúc thế nào?
- 2. Vì sao nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn đang là xu hướng hot nhất 2023?
- 3. Những khó khăn khi mở nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn
- 4. Lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn
- 4.1. Tách biệt khu vực kinh doanh với sinh hoạt tiện nghi
- 4.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu địa phương
- 4.3. Lựa chọn phong cách trang trí nội thất phù hợp với bố cục nhà ở
- 4.4. Tối ưu hiệu ứng ánh sáng trong thiết kế nội thất
- 4.5. Tận dụng không gian sân vườn mở làm quán cafe ngoài trời
- 5. Chi phí thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn hết bao nhiêu?
- 6. Gợi ý 12 mẫu nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn đẹp nhất 2023
- 6.1. Quán cafe nhà cấp 4
- 6.2. Thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ kết hợp nhà ở
- 6.3. Nhà phố kết hợp kinh doanh mặt tiền 8m
- 6.4. Nhà ống 5x17m kết hợp kinh doanh
- 6.5. Mẫu nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh cafe sân vườn
- 6.6. Nhà mặt tiền 10m kết hợp kinh doanh
- 6.7. Nhà phố 5x20 có tầng lửng kết hợp kinh doanh
Nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn là phương án kết hợp giúp tối ưu chi phí thuê mặt bằng, phù hợp với mô hình kinh doanh tiết kiệm giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh so với thương hiệu khác.
Nếu chủ đầu tư đang sở hữu một mảnh đất diện tích rộng, mong muốn công việc kinh doanh thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt cá nhân, có thể tham khảo 12 mẫu thiết kế quán cafe kết hợp nhà ở đẹp nhất 2023 dưới đây.
Nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn là loại hình kiến trúc thế nào?
-
Mô hình quán cafe kết hợp nhà ở được thiết kế phân chia hai không gian rõ ràng phục vụ mục đích sinh hoạt và kinh doanh cafe.
-
Mô hình cafe nhà ở nguyên bản thường xuất hiện ở loại hình cho thuê homestay hay các khu du lịch. Ngày nay, thiết kế kinh doanh kết hợp nhà ở đã xuất hiện thường xuyên hơn ở cả thành thị và nông thôn, đa dạng về giá cả, mẫu mã.
-
Thông thường không gian quán cafe được đặt ở tầng 1, khu phức hợp từ 6 tầng trở lên có thể đảo khu kinh doanh lên tầng thượng.
Vì sao nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn đang là xu hướng hot nhất 2023?
-
Quán cafe sân vườn kết hợp nhà ở ngày càng được ưa chuộng ở khu vực đông dân cư, thành phố lớn do quỹ đất khu vực này ngày càng ít đi, không có đủ mặt bằng cho thuê kinh doanh riêng.
-
Kinh doanh cafe ngay tại nhà ở sẽ dễ dàng để quản lý và giám sát vận hành mà không phải di chuyển quá nhiều, kho tại nhà giúp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí mặt bằng.
-
Quán cafe có không gian xanh mát mẻ, thông thoáng, có khả năng sạc lại năng lượng, giúp khách hàng thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
-
Phong cách thiết kế cafe sân vườn không gò bó, là tiền đề để các kiến trúc sư nghĩ ra nhiều concept độc lạ tạo lợi thế cạnh tranh thu hút khách hàng.
-
Tăng thêm thu nhập cho những gia đình có sẵn lợi thế về mặt bằng.
Tham khảo thêm: Tổng hợp các mẫu thiết kế nhà 2 mặt tiền trước sau đẹp lung linh
Những khó khăn khi mở nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn
-
Thiết kế khu vực nhà ở không đảm bảo tách riêng với không gian kinh doanh cafe dẫn đến sinh hoạt gia đình hàng ngày bị ảnh hưởng, nhất là đối với những mẫu nhà ống chỉ có một cửa ra vào chính nên gia chủ phải dùng chung lối ra vào với khách.
-
Lựa chọn phong cách thiết kế quán không hợp lý làm ảnh hưởng bố cục tổng thể của căn nhà, điển hình như tầng 1 làm quán cafe dễ thương kiểu Nhật mà tầng 2, 3 để ở lại thiết kế theo lối tân cổ điển trang trọng dễ dẫn đến tổng quan kịch cỡm.
-
Bài trí đồ nội thất thiếu tính toán sẽ lấn chiếm diện tích đi lại trong nhà. Quầy bar không tận dụng xây luôn dưới hầm cầu thang mà bày ngang ra trước bậu làm cản trở trục giao thông trong nhà.
(ảnh) Không gian nhà ở phải xây tách biệt với khu kinh doanh buôn bán
Lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn
Một thiết kế quán cafe kết hợp nhà ở đạt chuẩn phải sở hữu kiến trúc hợp lý, mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm vị trí và nhân khẩu học, đồ uống chất lượng, có nhiều góc check-in sống ảo ăn tiền và đảm bảo việc buôn bán không cản trở sinh hoạt cá nhân.
Tách biệt khu vực kinh doanh với sinh hoạt tiện nghi
-
Ngôi nhà kết hợp làm quán cafe vẫn là để chủ nhà sinh sống đầu tiên, vì vậy khi bố trí mặt bằng cần đảm bảo mang lại không gian sinh hoạt cá nhân thoải mái, tiện nghi nhất cho gia đình.
-
Mặt bằng phân chia hợp lý khu chức năng chính (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,...) và khu bổ trợ (sảnh đón, cầu thang, vệ sinh,...). Khoảng cách giữa các phòng đủ rộng để dễ dàng di chuyển khi sinh hoạt.
-
Đối với các gia chủ xây nhà ống nhiều tầng có thể tách biệt tầng kinh doanh cafe (thường là tầng 1) với các tầng sinh hoạt. Còn chủ nhà cấp 4 thì cần chú ý xây dựng khu chức năng chính cách xa khu cafe.
-
Lắp đặt cửa kính, tường cách âm đối với khu vực kinh doanh quán đồ uống để tránh làm phiền gia đình và nhà hàng xóm.
-
Nhà ở kết hợp làm quán cafe phải thường xuyên đón một lượng khách đông đảo mỗi ngày, vì vậy xu hướng xây nhà mới nhất chủ động cất thêm một sân vườn nhỏ bên hông để thanh lọc không khí và giảm tiếng ồn, đồng thời giúp khách thêm thoải mái.
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu địa phương
-
Nhà ở gần các toà nhà lớn, khu văn phòng có thể cân nhắc mở quán cafe kết hợp kinh doanh cơm văn phòng. Trang trí nội thất hướng tới đối tượng người trưởng thành, có thu nhập ổn định, đến quán cafe để xả stress hay gặp gỡ đối tác.
-
Mở quán cafe gần khu vực trường học, khu sinh viên hay thuê trọ nên đi kèm dịch vụ đồ ăn nhanh, đồ uống như trà sữa, latte,... Thiết kế không gian phải có concept độc đáo (vintage, hiện đại, hoài cổ, co-working, cà phê sách, cà phê mèo,...) để thu hút giới trẻ.
Lựa chọn phong cách trang trí nội thất phù hợp với bố cục nhà ở
-
Thiết kế nội thất quán cafe cần phối hợp bề mặt trần, tường, bàn ghế, quầy pha chế, ánh sáng, đồ decor đồng bộ tạo ấn tượng dễ chịu với khách hàng.
-
Chất liệu và phong cách thiết kế chính ảnh hưởng trực tiếp tới màu sắc chủ đạo.
-
Ngôi nhà mang chất cổ điển, hướng tới phong cách vintage, ưa chuộng các loại chất liệu gỗ, đồng hồ, TV kiểu cũ sẽ thiên về màu nâu, vàng,.. những tông ấm áp.
-
Mẫu quán cafe sân vườn kết hợp nhà ở mang phong cách hiện đại thiên về sử dụng những gam màu trung tính như trắng, xám,... lược giản số lượng đồ trang trí, mang lại cảm giác sang trọng nhưng vẫn gần gũi.
-
-
Những chất liệu được ưa chuộng hiện nay bao gồm đệm, sofa mềm, bàn ghế gỗ, tủ kính, máy pha cafe, phin,... giúp khách hàng được chứng kiến từ đầu tới cuối công đoạn pha chế.
Tối ưu hiệu ứng ánh sáng trong thiết kế nội thất
-
Mô hình kinh doanh cafe nhà vườn mục đích giúp khách hàng cảm nhận trực tiếp thiên nhiên, thường sử dụng chất liệu vách kính thay cửa, tường để tối ưu ánh nắng tự nhiên chiếu sáng bên trong quán.
-
Khi lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng nên chọn loại đèn có công suất và cường độ sáng phù hợp với tổng thể cảnh quan cả ban ngày và ban đêm.
Tận dụng không gian sân vườn mở làm quán cafe ngoài trời
-
Bài trí ngôi nhà kinh doanh quán cafe có thể sử dụng nhiều chậu cây, chậu hoa nhỏ trồng quanh bậc thềm, treo trên lam gỗ, ban công,...
-
Số lượng cây cảnh hợp lý vừa có tác dụng thẩm mỹ vừa tăng thêm sinh khí, thanh lọc bụi bẩn, ruồi muỗi cho không gian nhà.
-
Thiết kế cửa đón sáng dùng vật liệu tạo độ mở tối đa cho không gian.
Chi phí thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn hết bao nhiêu?
Chi phí mặt bằng
-
Thông thường để thuê các mẫu nhà phố 80m2 - 100m2 có sân vườn, vị trí đắc địa ở mặt đường lớn, ngã ba, ngã tư, gần trung tâm thương mại, khu dân cư,... chủ kinh doanh cần chi 20 - 30 triệu/tháng, cọc tiền 1 - 2 tháng, hợp đồng 6 tháng - 1 năm.
-
Kinh doanh kết hợp quán cafe tại nhà sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được khoản phí cố định này.
-
Ngoài ra, nhà 100m2 2 tầng mái ngói hiện nay thường có giá hơn 2 tỷ đồng khi xây hoàn thiện.
Chi phí thiết kế
-
Lựa chọn đơn vị thiết kế thi công uy tín là cách để có được những phương án tối ưu về chi phí. Thông thường để thiết kế được một mẫu quán cafe kết hợp nhà ở đẹp cần đầu tư 40 - 60 triệu đồng tuỳ vào diện tích và phong cách chủ đạo.
-
Đơn vị uy tín sẽ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng nên hạn chế tối đa chi phí phát sinh. Đồng thời, họ cũng có đủ năng lực chuyên môn để tư vấn bố trí cây cảnh, bàn ghế, hồ nước, kho, bãi đỗ xe... một cách đẹp nhất về cả phong thuỷ và giá cả.
-
Trước khi tiến hành thi công nên thỏa thuận hợp đồng cụ thể, để tránh tình trạng phát sinh chi phí.
Chi phí sắm sửa trang thiết bị
Mô hình nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn muốn thu hút khách hàng và được cấp giấy phép kinh doanh chính thức cần trang bị hệ thống máy móc dụng cụ pha chế đạt tiêu chuẩn.
Chi phí nguyên vật liệu
Khi kinh doanh cafe tại nhà cần lên danh sách liệt kê cụ thể các loại chi phí khi mua nguyên vật liệu để dễ kiểm soát tình hình tài chính.
Chi phí duy trì hoạt động
Tính chi phí mở quán cafe tại sân nhà thì không thể thiếu các loại chi phí hoạt động, bao gồm:
-
Quỹ lương, thưởng: Quản lý quán cafe có sân vườn rộng cần thuê nhân viên thu ngân, pha chế (có thể kiêm phục vụ) và bảo vệ. Tiền công hiện nay dao động từ 19,000 đến 30,000/giờ, tổng chi phí lao động xấp xỉ 30 - 40 triệu đồng/tháng.
-
Tiền điện: 3 - 5 triệu đồng/tháng
-
Tiền nước: 2 - 3 triệu đồng/tháng
-
Tiền wifi: 1 - 2 triệu đồng/tháng hoặc mua gói tiết kiệm 3 tháng, 6 tháng sẽ mất 300,000 đồng/tháng.
Chi phí phát sinh
Vận hành cafe tại nhà ngoài vốn đầu tư ban đầu còn cần chuẩn bị nhiều khoản phát sinh để duy trì hoạt động kinh doanh thuận lợi, bao gồm:
-
Phí gọi thợ sửa chữa hỏng hóc: 10 - 15 triệu đồng
-
Phí tặng quà biếu đối tác, nhà cung cấp,...: 5 - 10 triệu đồng
-
Phí xoay vòng vốn những tháng đầu chưa có lãi: 100 - 150 triệu đồng.
Gợi ý 12 mẫu nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn đẹp nhất 2023
Nếu gia chủ đang có ý tưởng xây nhà ở kết hợp kinh doanh quán cafe có sân vườn, đừng bỏ lỡ những mẫu thiết kế ấn tượng được Kiến trúc Vinavic tổng hợp dưới đây.
Quán cafe nhà cấp 4
Loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh này thường có diện tích rộng, dáng mái thường là mái dốc kiểu thái, kiểu nhật, khuôn viên sân vườn bên ngoài bề thế, có thể trồng cả cây thân gỗ to.
Cấu trúc căn nhà chính chia gian vách rõ ràng, thường là nhà 3 gian 2 chái, các chái nhà riêng biệt giúp phân tách không gian ở và kinh doanh.
Diện tích mặt bằng thoải mái phù hợp với nhiều phong cách trang trí nội thất, đặc biệt là những phong cách cổ điển tối giản tô điểm thêm cho sân vườn nên thơ.
Thiết kế quán cafe nhỏ đẹp giá rẻ kết hợp nhà ở
Mặt tiền quán cafe nhỏ thường được trang trí ngộ nghĩnh bằng những tấm bảng hiệu gỗ hoặc chậu cây cảnh mini, thích hợp để kinh doanh mô hình quán cafe bụi, cafe sân vườn, cafe vintage, retro,...
Để mở rộng không gian, tiết kiệm chi phí mua sắm nội thất có thể chọn kinh doanh cafe bệt với bàn gầm thấp, thảm, nệm ngồi,... Những quán cafe này thường chọn tông trầm làm màu chủ đạo, điểm thêm một vài đồ decor nho nhỏ như đèn dầu, mũ cối, chăn con công,...
Ngoài ra cafe vườn take-away cũng đang ngày càng trở nên thịnh hành trong những năm gần đây, không cần hy sinh quá nhiều mặt bằng, bàn ghế chỉ khoảng 2 - 4 bộ, không ảnh hưởng tới không gian nhà ở bên trong.
Nhà phố kết hợp kinh doanh mặt tiền 8m
Mẫu nhà mặt tiền 8m toạ lạc ở những khu mật độ dân số cao, lưu lượng giao thông đông đúc, nơi giao lộ, gần trung tâm,... nên diện tích khá hạn chế, phù hợp xây kiểu công trình biệt thự 3, 4 tầng.
Tầng 1 chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh quán cafe, cần chú ý bố trí không gian mở thông thoáng, lối đi lại tiện lợi, không chắn cầu thang, nhà vệ sinh.
Từ tầng 2 trở lên là khu vực nhà ở, phòng khách đặt tại tầng 2 nên đặt tại vị trí mặt tiền, không áp sát với cầu thang tránh việc buôn bán lên xuống ảnh hưởng sinh hoạt gia đình.
Các phòng ngủ nên bố trí từ tầng 3 trở lên mang lại tính riêng tư tuyệt đối.
Nhà ống 5x17m kết hợp kinh doanh
Phổ biến là những mẫu nhà vị trí đắc địa nằm ngay tại đường lớn, diện tích mặt tiền hẹp nhưng thiết kế cửa rộng, phù hợp xây kiểu nhà cao 3 - 5 tầng.
Diện tích hạn chế yêu cầu tiết chế về chi tiết nội thất, trang trí mặt tiền đơn giản nhưng không bỏ phí góc trống nào, sử dụng nhiều cửa kính và các chi tiết cửa sổ, ban công, mái đua,... so le to nhỏ khác nhau để tăng cảm giác về chiều rộng.
Bố trí bàn ghế cho khách đến thưởng thức cafe dạt vào hai bên trái phải để tận dụng được lối đi sâu hút vào sau nhà.
Ngoài ra có thể thiết kế thêm tầng lửng để tối ưu công năng sử dụng của chiều cao ngôi nhà.
Mẫu nhà 2 tầng kết hợp kinh doanh cafe sân vườn
Mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp nhà ở 2 tầng rất được ưa chuộng hiện nay, mặt bằng công năng phân chia rõ ràng: 1 tầng để xây quán cafe và 1 tầng để sinh hoạt.
Có thể bố trí sân vườn ở tầng 1, chuyển sinh hoạt riêng tư lên tầng 2 để đảm bảo sinh hoạt cá nhân thoải mái, đồng thời tiểu cảnh sân vườn mặt đất cũng đa dạng hơn so với vườn tầng mái, không e ngại các mẫu hồ nước, ao cá Koi,..
Ngoài ra thì phương án xây cafe áp mái với vườn treo trên tầng 2 đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, nhất là với những chủ đầu tư muốn tận dụng sân tầng 1 làm chỗ đậu xe.
Nhà mặt tiền 10m kết hợp kinh doanh
Với quán cafe xây tại nhà mặt tiền 10m có thể theo kiểu nhà 2 tầng hoặc xây thêm gác lửng để mở rộng không gian phục vụ thực khách. Sử dụng chất liệu kính cường lực là chủ yếu quanh không gian ngoại thất để mang ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Cafe sân vườn kết hợp nhà ở mặt tiền 10m thiên về phong cách thiết kế tối giản, sử dụng nhiều chất liệu thép, kính kết hợp màu sắc đơn giản, tận dụng nguồn ánh sáng và gió trời tự nhiên tạo cảm giác thoải mái cho thực khách.
Nhà phố 5x20 có tầng lửng kết hợp kinh doanh
Thiết kế quán cafe trong căn nhà diện tích 100m2 ưu tiên sử dụng gam màu sáng ở những góc chật hẹp như màu xanh lam, vàng nhạt, cam pastel để nới rộng không gian.
Màu sắc tường ngoại thất có thể chọn những tông trung tính gam lạnh như xanh, ghi,...
Khuôn viên nội thất lắp thêm hệ thống đèn chiếu sáng tăng cảm giác cao và rộng cho căn nhà.
Tham khảo thêm: Top 27 Mẫu mẫu nhà góc 2 mặt tiền kinh doanh đẹp nhất hiện nay
Kiến trúc Vinavic luôn đảm bảo cung cấp giải pháp tư vấn thiết kế nhà ở kết hợp quán cafe sân vườn với kiểu dáng và công năng đảm bảo tiện nghi vừa để ở vừa để kinh doanh với chi phí phải chăng nhất.