Hướng dẫn cách tính chiều cao mái thái và độ dốc chuẩn nhất?

Phong thủy
0
16861
vinavic - 30/01/2023

Cách tính chiều cao mái thái đúng chuẩn đảm bảo về tuổi thọ và tính thẩm mỹ, mang đến không gian sống thoải mái cho các thành viên trong gia đình có ý nghĩa quan trọng. Cùng Kiến trúc Vinavic đi vào tìm hiểu cách xác định chiều cao, độ đua, độ dốc mái thái,... để đạt được sự cân đối hài hoà cho ngôi nhà trong mơ nhé!

Cẩm nang hướng dẫn tính chiều cao và độ dốc mái thái
Cẩm nang hướng dẫn tính chiều cao và độ dốc mái thái

Cách tính chiều cao mái thái và độ dốc mái thái theo hệ số mái và mặt tiền

Việc tính độ dốc mái thái và chiều cao mái bao nhiêu là chuẩn thường là trách nhiệm của kiến trúc sư. Tuy nhiên, gia chủ cũng cần nắm được công thức này để tính toán được những tỷ lệ mái, độ vảy mái,... phù hợp với nhu cầu của mình. 

Để có được một dáng mái thái đua ra đẹp cân đối, đảm bảo tác dụng che nắng che mưa, cần biết cách tính chiều cao mái thái theo 3 cách: theo độ dốc i%, theo độ dốc m hay theo chiều rộng mặt tiền.

Cách tính chiều mái thái cao theo độ dốc i%

Chiều cao mái ngói kiểu thái tính theo phần trăm độ dốc i được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng.

  • Trong công thức độ dốc i, coi hai cạnh góc vuông là H và L. H là chiều cao mái, L là khẩu độ của mái, ∝ là hệ số mái.
  • Công thức tính chiều cao mái thái theo tỉ lệ phần trăm độ dốc i như sau:

i% = (H/L)*100% = arctan (∝)

  • Ví dụ, i = 10%, L = 100 thì chiều cao mái thái được tính là: H = 10%/100% x 100 = 10m. 
  • Hệ số mái dốc m = 0.67, m = tan (∝) => hệ số mái thái ∝ = 33°
Công thức tính chiều cao mái thái theo độ dốc i
Công thức tính chiều cao mái thái theo độ dốc i

Cách tính chiều cao mái thái theo độ dốc m

  • Không giống độ dốc i%, các kiến trúc sư tính toán chiều cao mái thái theo công thức độ dốc m như sau:

m = H/L

  • Ví dụ, ta có độ rộng mái thái L = 100, độ dốc mái m = 58% => chiều cao mái nhà kiểu thái tính bằng H = 58% x 100 = 58m.
  • m = tan (∝) => hệ số mái thái ∝ = 30°
Công thức tính chiều cao theo độ dốc mái thái m
Công thức tính chiều cao theo độ dốc mái thái m

Cách tính chiều cao mái thái theo độ rộng mặt tiền

Công thức tính độ cao mái thái theo chiều rộng mặt tiền được áp dụng như sau:

H = (R/2) x tg/100

Trong đó: tg: độ dốc mái thái

                R: chiều rộng mặt tiền

Ví dụ, nhà mái thái mặt tiền 5m, độ dốc mái 70% thì chiều cao mái thái tính là H = (5/2) x tg70/100 = 1.75m.

Độ dốc và chiều cao mái thái cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo thẩm mỹ và công năng
Độ dốc và chiều cao mái thái cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo thẩm mỹ và công năng

Vì sao cần biết cách tính chiều cao mái thái chuẩn?

Mái nhà đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc tổng thể. Việc đảm bảo chiều cao, độ dốc, độ đua,... mái thái đóng có ý nghĩa quan trọng.

Chiều cao mái thái đẹp đảm bảo độ thẩm mỹ

Tính được chiều cao mái thái chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà.

  • Tính toán được các thông số về độ dốc và chiều cao mái thái sẽ thu được tỉ lệ đẹp nhất để thiết kế mái. Tỉ lệ này đảm bảo sự cân đối cho tổng thể công trình, giúp che nắng che mưa, tăng tuổi thọ mái và các bộ phận dưới mái dưới tác động thời tiết.
  • Mái thái thường có chiều cao và độ dốc lớn hơn so với mái nhật và mái bằng. Dáng mái có phần chóp nhọn, có thể kết hợp với nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển tới hiện đại.
Chiều cao mái thái đẹp đảm bảo độ thẩm mỹ
Chiều cao mái thái đẹp đảm bảo độ thẩm mỹ

Chiều cao mái thái đẹp đảm bảo công năng và độ an toàn

  • Mái thái có chức năng chính là bảo vệ các phần ngoại thất trong nhà tránh khỏi tác động trực tiếp của thời tiết. Việt Nam thường có mưa lớn, nắng gắt, mái thái có độ dốc và chiều cao hợp lý sẽ nhanh thoát nước, tránh ứ đọng.
  • Mái đua ra đẹp tránh được tình trạng ẩm mốc, dột trần nhà, mưa gió, nắng gắt hắt thẳng vào cửa sổ. 
  • Độ dốc và chiều cao mái thái phù hợp dễ làm trôi lá cây hay rác vụn bị gió thổi lên mái. Giúp gia chủ không phải lo vệ sinh mái quá nhiều.
  • Chiều cao và độ dốc mái ngói thái lý tưởng giúp tản nhiệt tốt, chống nóng vào mùa hè. Dạng mái ngói xếp chồng lên nhau giúp tiêu nhiệt nhanh chóng, khiến không gian sống thoải mái, dễ chịu hơn, đặc biệt ở vùng nông thôn nắng mạnh.

Tham khảo thêmKhám phá những mẫu biệt thự 2 tầng mái thái chiều cao đẹp

 Mẫu nhà 2 tầng mái thái chữ L
 Mẫu nhà 2 tầng mái thái chữ L

Quy định cách tính chiều cao mái thái và độ dốc mái tối đa, tối thiểu 

Quy định về độ dốc mái thái tối thiểu và tối đa

Tuỳ vào chất liệu khác nhau mà các loại mái thái có những độ dốc tối thiểu và tối đa khác nhau:

  • Mái ngói thái phẳng: độ dốc tối đa 40°; độ dốc tối thiểu 25°.
  • Ngói thái cán sóng: độ dốc tối đa 30 - 35°; độ dốc tối thiểu 17°. 
  • Mái thái lợp ngói màu, ngói xi măng thì độ dốc tối thiểu 45% - 75%.
  • Ngói đất nung độ dốc tối thiểu 35° - 60°.

Lưu ý về chiều cao và độ dốc mái thái khi thi công 

  • Độ dốc tối thiểu lý tưởng của mái thái là 30 độ.

  • Độ dài tối đa mái thái là 10m.

  • Mái dốc 45 - 60° không giới hạn chiều xuôi mái.

  • Mái dốc 45° thì chiều xuôi mái là 15m.

Độ đua ra của mái thái phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Độ đua ra của mái thái phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Mái thái đua ra bao nhiêu là đẹp?

  • Thông thường mái thái đua ra đẹp nhất từ 1.2 - 1.5m là phù hợp ứng dụng cho nhiều công trình. Với độ đua này mái thái không chỉ che mưa che nắng cho ngôi nhà mà còn tạo nên khoảng không ở dưới để gia chủ có thể thiết kế phần ban công hoặc sảnh tùy ý.

  • Mái đua ra bao nhiêu còn phụ thuộc vào loại ngói sử dụng, chiều cao mái thái đẹp, độ dốc bao nhiêu phần trăm, chiều rộng mặt tiền,... Để tính được độ vảy chính xác, gia chủ nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. 

Thông thường mái thái đua ra đẹp nhất từ 1.2 đến 1.5m
Thông thường mái thái đua ra đẹp nhất từ 1.2 đến 1.5m

Một số mẫu nhà mái thái có chiều cao và độ dốc đẹp nhất 2023

Mẫu nhà mái thái lợp ngói đất nung 

Ngói đất nung tráng men có tác dụng cách âm cực tốt. Ngoài ra, nhà lợp mái ngói đất nung cũng tránh được rêu mốc, chống trơn hiệu quả.

Độ dốc nhà mái thái đất nung 2 tầng
Độ dốc nhà mái thái đất nung 2 tầng

Ngói đất nung không tráng men là loại ngói màu đỏ tươi, được sử dụng nhiều trong kiến trúc đình chùa, đền miếu. Tuổi thọ lâu dài nhưng trọng lượng khá nặng, phải có khung kèo thép nâng đỡ trọng tải mái.

Biệt thự 2 tầng 1 tum mái thái đất nung tân cổ điển
Biệt thự 2 tầng 1 tum mái thái đất nung tân cổ điển

Nhà mái thái lợp ngói màu (ngói xi măng không nung) 

Ngói màu làm từ vữa xi măng. Bề mặt viên ngói được sơn phủ 3 lớp sơn Ceramic. Màu sắc ngói đa dạng đáp ứng được nhu cầu của nhiều gia chủ.

Mẫu nhà 2 tầng mái thái tân cổ điển lợp ngói màu xanh rêu
Mẫu nhà 2 tầng mái thái tân cổ điển lợp ngói màu xanh rêu

Mẫu ngói này phù hợp với lối kiến trúc hiện đại. Ngói không xuất hiện tình trạng cong vênh, biến dạng do quá trình nung nhiệt tạo ra.

Mẫu nhà mái thái ngói nâu đẹp kiểu Pháp 2 tầng
Mẫu nhà mái thái ngói nâu đẹp kiểu Pháp 2 tầng

Màu ngói xi măng không nung đồng đều hơn so với màu ngói đất nung. Ngói màu có thêm nhiều phụ kiện cuối nóc, cuối mái, cuối rìa,... giúp tổng thể công trình thêm đồ sộ.

Màu sắc và phụ kiện mái thái không nung phong phú
Màu sắc và phụ kiện mái thái không nung phong phú

Mái ngói thái lợp kiểu truyền thống nay được thay thế bằng kệ khung kèo thép mạ. Từng viên ngói chồng lên nhau, không bị dán chết vào một chỗ, co giãn theo thời tiết.

Chiều cao mái thái nhà 2 tầng cân đối với tổng thể công trình
Chiều cao mái thái nhà 2 tầng cân đối với tổng thể công trình

Tham khảo thêm: 79+ Mẫu thiết kế biệt thự 2 tầng mái thái ở nông thôn đơn giản hiện đại

Bài viết trên đã tổng hợp một số công thức hướng dẫn cách tính chiều cao mái thái và độ dốc mái ngắn gọn, dễ hiểu. Mong rằng quý độc giả đã nắm được những thông tin cần thiết giải đáp cho thắc mắc của mình.       

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hướng dẫn cách tính chiều cao mái thái và độ dốc chuẩn nhất?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.14136 sec| 2447.695 kb