x
Để lại thông tin của bạn

 Vinavic sẽ liên hệ lại tư vấn cụ thể!

Có nên xây nối nhà không? Phong thủy và kết cấu khi xây nhà nối móng

Phong thủy
0
14105
vinavic - 16/03/2023

Có nên xây nhà nối không thì cần xem xét độ chịu lực của móng nhà cũng như những kiêng kỵ về phong thuỷ. Xét về kỹ thuật, nếu nhà có kinh phí eo hẹp, không tiện xây trọn vẹn 1 căn nhà mới, mà vẫn sở hữu một mặt bằng nhà cũ đủ chắc chắn để mở rộng kết cấu xây nối thêm nhà mới, thì nên xây nối nhà. Còn trên phương diện phong thuỷ, bởi quan niệm mỗi thửa đất có một luồng sinh khí riêng, không nên xây nối 2 - 3 nhà liền nhau trên cùng một miếng đất để tránh chia nhỏ hao hụt vận khí. Tuy nhiên, nếu các điều kiện khác về trường khí, tỉ lệ lưới kiến trúc, hình thể và kích thước nhà sau khi xây nối,... có sự cải tiến thì vẫn nên cân nhắc xây nối tiếp nhà.

Xây nối nhà hay sửa nhà là những việc cần cân nhắc kỹ nếu không muốn nhà sụt lún
Xây nối nhà hay sửa nhà là những việc cần cân nhắc kỹ nếu không muốn nhà sụt lún

Xét về kỹ thuật thi công xây dựng, có nên xây nối nhà không?

Xây nối nhà được xem là cách cải tạo không gian sống tiết kiệm chi phí, giúp gia tăng thêm diện tích nhà ở. Đây là giải pháp được nhiều gia đình kinh phí eo hẹp lựa chọn thay vì xây nhà mới hoàn toàn. Nhà xây nối có một vài thuận lợi và hạn chế như sau: 

Vì sao nên xây nhà nối?

  • Tiết kiệm được một khoản kha khá so với xây nhà mới.

  • Nhà nối xây xong sẽ có diện tích sinh hoạt thoải mái hơn.

  • Giữ lại được kết cấu nhà cũ quen thuộc, không làm xáo trộn nhịp độ sinh hoạt sau khi xây nối nhà.

Tham khảo thêm: Móng nhà có nhiệm vụ gì? Tìm hiểu các loại móng nhà thông dụng

Xây nối nhà mới với nhà cũ là phương án mở rộng mặt bằng tiết kiệm chi phí
Xây nối nhà mới với nhà cũ là phương án mở rộng mặt bằng tiết kiệm chi phí

Một số vấn đề kỹ thuật thường gặp khi xây nhà nối 

  • Kết cấu khối nhà mới nối không đồng bộ với nền nhà cũ. 
  • Những ngôi nhà cũ quá xuống cấp hoặc vị trí xây nhà dễ phát sinh nhiều vấn đề thì không thể cải tạo được.
  • Đơn vị thi công kém chất lượng sẽ làm hỏng kết cấu móng nhà, giảm độ chịu lực, khiến tuổi thọ căn nhà giảm sút. 
Nhà quá sập xệ thì nên xây mới hoàn toàn
Nhà quá sập xệ thì nên xây mới hoàn toàn

Trường hợp nào nên áp dụng kỹ thuật xây nhà nối?

Việc có nên xây nối nhà hay không chủ yếu phụ thuộc vào năng lực tài chính của mỗi người.

  • Với gia đình có kinh phí eo hẹp thì xây nối nhà là phương án cải tạo không gian tiết kiệm nhất.
  • Nếu gia chủ có điều kiện kinh tế dư dả thì phương án xây nhà mới hoàn toàn sẽ đảm bảo hơn đáp ứng nhu cầu mặt bằng phát sinh cũng như kết cấu chắc chắn cho toàn bộ ngôi nhà.
Nếu có điều kiện kinh tế thì xây nhà mới vẫn là phương án đảm bảo độ an toàn nhất và tiết kiệm về lâu dài
Nếu có điều kiện kinh tế thì xây nhà mới vẫn là phương án đảm bảo độ an toàn nhất và tiết kiệm về lâu dài

Xét về mặt phong thuỷ, có nên xây nối nhà không?

Để chốt được phương án cải tạo xây nhà nối có phù hợp không cần phải xem ngôi nhà có thuộc trường hợp nào sau đây không.

Trường hợp xây nối nhiều nhà trên cùng một thửa đất

  • Không nên xây nối 2 - 3 nhà liền nhau trên cùng một miếng đất. Trường hợp bất khả kháng phải xây nối hai nhà thì không xây nối mái hiên.

  • Phong thủy quan niệm mỗi thửa đất có một luồng sinh khí riêng. Chính vì vậy, nguồn sinh khí trong một ngôi nhà sẽ bị chia nhỏ ra nếu có nhiều nhà khác liền kề.

  • Khi đó, vận khí của ngôi nhà, đặc biệt là nhà ở giữa, chịu nhiều thiệt thòi. Gây thâm hụt vượng khí của gia chủ. 

Xây nối 3 nhà trên cùng thửa đất khiến vận khí nhà ở giữa suy giảm nghiêm trọng
Xây nối 3 nhà trên cùng thửa đất khiến vận khí nhà ở giữa suy giảm nghiêm trọng

Giải pháp xây nối nhiều nhà trên một mảnh đất phổ biến nhất hiện nay là xây nhà song lập. Những kiểu xây nối nhà song lập cơ bản:

  • Xây nối nhà phố song lập: Để đảm bảo sự chắc chắn trong kết cấu nhà nối, cũng như thuận tiện để cải tạo sau này, nên xây nhà tách móng, tách tường dù chi phí nhỉnh hơn một chút.

  • Xây nối biệt thự song lập: Có thể "lách" bằng cách cho phép hai nhà cùng sinh hoạt chung trên khoảng sân nối ở giữa. Sân này thường được bố trí thêm bể bơi, ao cá Koi, chòi nghỉ mát,... Nhìn từ bên ngoài trông giống một khối nhưng vẫn đảm bảo không gian riêng biệt.

Giám sát thi công đảm bảo đúng kỹ thuật để mối nối giữa hai nhà vững chắc
Giám sát thi công đảm bảo đúng kỹ thuật để mối nối giữa hai nhà vững chắc

Trường hợp xây nối nhà cũ với nhà mới

  • Dù là trên các căn nhà còn tốt hay các ngôi nhà đã xuống cấp từ vài chục năm, nếu gia đình gia chủ tăng thành viên thì phương án xây nhà nối sẽ được cân nhắc.

  • Với chủ nhà cần bổ sung công năng nhưng vẫn muốn giữ lại cốt nhà cũ thì có thể xem xét các yếu tố sau để đảm bảo quá trình xây nối nhà thuận lợi:

    • Về kỹ thuật: Độ chắc chắn của mối nối giữa nhà cũ và nhà mới phụ thuộc vào những tiêu chí như trộn vữa đều chưa, nối nối được xử lý kỹ không, vật liệu nhà cũ và nhà mới lệch nhau,...

    • Về phong thuỷ: Để nhà được xây nối một cách thuận lợi, khí, trường khí, hành lang dẫn khí, tỉ lệ lưới kiến trúc, hình thể và kích thước nhà ở sau khi nối ghép,... là những yếu tốt mà gia chủ cần quan tâm để không phạm đến phong thuỷ tài lộc. 

Hành lang dẫn khí là chi tiết quan trọng cần chú ý khi xây nối nhà
Hành lang dẫn khí là chi tiết quan trọng cần chú ý khi xây nối nhà

Những lưu ý khi xây nhà nối theo phong thuỷ

Ý nghĩa của phong thuỷ đối với sửa nhà, xây nối

  • Phong thuỷ khi xây nhà, sửa nhà ảnh hưởng ra sao đến vận hạn, đời sống là mối quan tâm hàng đầu của các gia chủ khi có ý định trùng tu nhà ở.

  • Chúng ta không nên bỏ qua những điều kiêng kị khi sửa nhà, bởi đây là những bài học kinh nghiệm được đúc rút lưu truyền qua bao năm trong dân gian.

  • Xây nhà, sửa nhà, xây nối nhà mà không xem phong thuỷ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tài lộc gia chủ.

Không xây nhà nối vào năm Tam Tai
Không xây nhà nối vào năm Tam Tai

Trước khi xây nối nhà có cần xem tuổi không?

  • Phong thuỷ quan niệm khi thực hiện những sửa chữa liên quan đến nâng tầng, phần mái, phần móng,... thì gia chủ cần xem tuổi, xem ngày khởi công trước để tránh phạm phải những điều kiêng kị.

  • Người xưa quan niệm chọn ngày giờ tốt sẽ khắc phục được khiếm khuyết về địa hình.

  • Tham khảo thầy phong thuỷ để biết ngày giờ nào nên kích hoạt xây sửa vị trí đắc lệnh, thời gian nào có thể hoá giải vị trí suy. 

  • Một số phương pháp chọn ngày giờ hoàng đạo để động thổ bao gồm thần sát, mệnh chủ, kết hợp thời gian và toạ hướng nhà cần xây nối.

  • Tránh động thổ xây nhà nối nếu gia chủ đang vướng vào các năm Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai. 

Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh sửa nhà vào thời điểm gia chủ gặp vận hạn
Cách tính tuổi Kim Lâu để tránh sửa nhà vào thời điểm gia chủ gặp vận hạn

Có kiêng xây nhà nối đầu năm không?

Các cụ quan niệm không nên sửa nhà vào đầu năm bởi một số nguyên do sau:

  • Tránh tu sửa nhà vào tháng giêng bởi đây là tháng Tết Nguyên đán, thợ về quê, không thuê được công nhân, khiến quá trình tu sửa nhà dang dở.

  • Phần đông thợ ngại xây nhà nối móng vào thời điểm Lập Xuân lạnh ẩm, nhất là ở miền Bắc và miền Trung.

  • Các tài liệu phong thuỷ chính thống không nêu rõ kiêng kỵ gì khi xây nhà đầu năm, hầu hết việc thi công hay bị gián đoạn vì nếp văn hoá. Xây xong nhà nối chọn ngày nhập trạch đẹp, mượn tuổi để nhập trạch,... là ổn.

Các nhà xây nối nhau phải cao tương đương nhau, không nhấp nhô trước sau
Các nhà xây nối nhau phải cao tương đương nhau, không nhấp nhô trước sau

Những điều kiêng kỵ trong phong thuỷ nhà xây nối

  • Hai nhà mới nối nhau hay nhà cũ nối nhà mới đều phải cùng xây trên một đường thẳng. Nhà nhô ra trước coi như chủ nhà mất vợ. Nhà nhô ra sau thì vợ chồng trẻ lục đục.

  • Hai nhà nối thành một thì phải xây cao thấp như nhau. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, nhưng không được xây ngược lại. Đây là thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ - thà để Thanh Long cao vạn trượng chứ quyết không để Bạch Hổ ngóc đầu.

  • Các dãy biệt thự, nhà phố liền kề thì phải có độ cao thấp tương xứng và phù hợp với quy định cấp phép xây dựng của địa phương. 

Cách duy trì độ bền nhà được xây nối

  • Nhà có giàn móng yếu thì không nên chọn phương án xây nối.

  • Theo dõi hệ thống ống nước, chống thấm thường xuyên để tránh mất chi phí cải tạo, xây sửa lại.

Móng nhà yếu quá thì nên xây mới hoàn toàn, không nên xây nối
Móng nhà yếu quá thì nên xây mới hoàn toàn, không nên xây nối

Một số thiết kế xây nhà nối đẹp năm 2023

Biệt thự song lập

Mỗi căn biệt thự được trang bị hệ thống cửa sổ, ban công, tăng khả năng đón ánh sáng và gió tự nhiên vào nhà, mở ra không gian sống thư thái, dễ chịu.

Không gian mở thông thoáng thể hiện qua thiết kế mặt tiền nhà song lập
Không gian mở thông thoáng thể hiện qua thiết kế mặt tiền nhà song lập

Khuôn viên nhà đẹp thường sở hữu những khoảng sân vườn có thể tự do trồng hoa, xây dựng tiểu cảnh hay bố trí bàn trà theo sở thích gia chủ. 

Hai căn nhà nối thành một khối thêm rộng thoáng nhờ hệ tiểu cảnh cây xanh điểm xuyết xung quanh
Hai căn nhà nối thành một khối thêm rộng thoáng nhờ hệ tiểu cảnh cây xanh điểm xuyết xung quanh

Nhà phố song lập

Hai căn nhà thiết kế sang trọng xaay chung tường nhưng có lối đi riêng và phong cách trang trí nội thất hoàn toàn khác biệt.

Ngôi nhà sử dụng gạch bông gió thoáng mát
Ngôi nhà sử dụng gạch bông gió thoáng mát

Những gia đình sở hữu mảnh đất được chia lô sát vách có ý định làm nhà này có thể tham khảo nét kiến trúc nhà phố phối hợp không gian xanh sau đây.

Những đường nét, mảng khối tường vuông vắn, mạnh mẽ bỗng trở nên sinh động, trẻ trung hơn nhờ cây xanh mặt tiền
Những đường nét, mảng khối tường vuông vắn, mạnh mẽ bỗng trở nên sinh động, trẻ trung hơn nhờ cây xanh mặt tiền

Công trình nối nhà cũ với nhà mới

Từ ngôi nhà 3 tầng cũ, kiến trúc sư đã cải tạo thêm không gian công trình mới kết hợp vừa ở vừa kinh doanh nhà hàng.

Không gian nhà ở sau khi được cải tạo đã phân tách riêng biệt khu vực sinh hoạt với hoạt động nhà hàng
Không gian nhà ở sau khi được cải tạo đã phân tách riêng biệt khu vực sinh hoạt với hoạt động nhà hàng

Toàn bộ vật liệu xây nhà tận dụng mặt hàng có sẵn ở địa phương tỉnh Sơn La cùng một phần nguyên vật liệu dỡ ra từ ngôi nhà cũ, tiết kiệm chi phí xây dựng.

Cầu thang bằng gỗ cũ kết lối trực tiếp từ sân lên tầng
Cầu thang bằng gỗ cũ kết lối trực tiếp từ sân lên tầng

Tham khảo thêm: Chia sẻ cách làm móng nhà tiết kiệm nhất đảm bảo kỹ thuật

Có nên xây nhà nối không thì cần xem xét độ chịu lực của móng nhà cũng như những kiêng kỵ về phong thuỷ. Hy vọng quý gia chủ đã tìm được phương án xây nhà thích hợp nhất với nhu cầu và tài chính bản thân qua bài viết trên.

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Có nên xây nối nhà không? Phong thủy và kết cấu khi xây nhà nối móng
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.14707 sec| 2478.484 kb