Mượn tuổi làm nhà có được không? Thủ tục và những điều kiêng kỵ
Chắc hẳn có nhiều người còn đang thắc mắc không biết mượn tuổi làm nhà có tốt không, tuổi nào thì nên mượn tuổi làm nhà và những thủ tục, điều kiêng kỵ khi mượn tuổi. Hãy cùng Kiến trúc Vinavic tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc đó nhé.
Tại sao phải mượn tuổi làm nhà?
- Mượn tuổi làm nhà là khi gia chủ muốn tiến hành xây dựng nhà cửa nhưng lại không được tuổi trong năm đó. Để có thể tiếp tục làm nhà thì cần mượn một người được tuổi làm nhà trong năm đó để khởi công.
- Có thể hiểu gia chủ mượn mệnh của người có sinh khí tốt giúp cho việc làm nhà không bị phạm vào tam tai, hoàng ốc, kim lâu.
Gia chủ muốn xây dựng nhà cửa nhưng tuổi không đẹp phải chờ 1,2 năm nữa mới được tuổi trong khi nhu cầu làm nhà đáp ứng sinh hoạt là cần thiết tại thời điểm đó. Do đó gia chủ cần phải mượn tuổi làm nhà để:
- Tiến độ công trình không bị gián đoạn
- Tránh được những xui xẻo, vận hạn trong phong thủy
- Mượn vận khí tốt lành để mọi sự được suôn sẻ, tài lộc
- Đảm bảo được công trình sau khi hoàn thành có được nguồn năng lượng dương tốt để gia đình sống thuận lợi, hòa thu
Thủ tục mượn tuổi làm nhà chuẩn phong thủy
Nguyên tắc khi mượn tuổi làm nhà
Khi mượn tuổi làm nhà cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
Nên nhờ những người có quan hệ gần gũi, quen thuộc, tốt nhất là họ hàng, nội tộc. Những người lớn tuổi và giới tính nam có mệnh, tuổi hợp với gia chủ. Mệnh của người được mượn tuổi không được phạm phải các cung kim lâu, hoang ốc, tam tai đồng thời cũng không được trong thời gian để tang.
- Người này sẽ đứng ra thay gia chủ cất một căn nhà trong năm. Nếu như người bạn định nhờ đã tự đứng ra xây nhà hoặc giúp một hộ khác thì không nên mượn lại để tránh đem lại xui xẻo cho cả 2 nhà.
- Sau khi đã mượn được tuổi làm nhà gia chủ và người cho mượn sẽ làm giấy mượn tuổi để dâng lên thần linh.
- Trong những buổi lễ quan trọng như động thổ, đào móng, cất nóc, đổ mái… người nhận mượn tuổi sẽ đóng vai trò chủ nhà để làm lễ, khấn vái. Sau khi khấn vái xong cúi 5 đến 7 cái về hướng tốt để động thổ.
- Khi làm lễ cần chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả, nhang đèn, hoa tươi, thịt luộc, xôi, tôm luộc, trứng luộc, trầu cau đã têm, muối gạo, vàng mã, 3 hũ nhỏ muối, gạo, nước.
Thủ tục chuộc nhà từ người cho mượn tuổi
Để chuộc nhà từ người được mượn tuổi vào ngày nhập trạch gia chủ cần chuẩn bị: Một chiếc gương soi, chăn nệm, gạo, nước, nhang, bếp lửa, đồ gốm. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ lề gia chủ cần thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Nếu gia đình có đầy đủ các thành viên thì người vợ sẽ vào nhà đầu tiên và mang theo gương. Sau đó gia chủ sẽ bước vào trên tay cầm bát nhang. Các con sẽ đi theo sau cầm theo bếp than đang cháy, gạo, chăn nệm. Nếu gia đình không có người đàn ông trụ cột thì người vợ sẽ cần bát nhang vào trước và các con cầm những thứ còn lại theo sau.
- Bước 2: Đến giờ đẹp gia chủ mang những thứ có giá trị như tiền, vàng bạc, trang sức cất vào trong tủ.
- Bước 3: Chuyển đồ đạc vào trong nhà mới sau đó sắp xếp gọn gàng.
- Bước 4: Dâng hương, đọc văn khấn
Lưu ý: Khi bắt đầu làm lễ cúng người mượn tuổi vẫn sẽ khấn bái thần linh thay gia chủ. Sau đó người chủ sẽ làm giấy mua nhà với giá cao hơn ban đầu để tượng trưng thưa lên với thần linh. Từ đó ngôi nhà sẽ mãi mãi thuộc về gia chủ về mặt tâm linh.
Người cho mượn tuổi làm nhà là ảnh hưởng gì không?
Nhiều người được mượn tuổi còn băn khoăn lo sợ bị gánh vận hạn xui xẻo của gia chủ. Nhưng đừng lo, người cho mượn tuổi sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Việc làm này chỉ nhằm tránh được những xung khắc vào năm mà gia chủ xây nhà.
Bản chất của việc làm nhà không hề xấu chỉ đơn giản là năm đó vận hạn của chủ nhà không được tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm nhà. Việc mượn tuổi giúp cho chủ nhà hóa giải được vận hạn, tam tai giúp mọi sự đều được thuận lợi mang đến may mắn cho cuộc sống.
Đối với người cho mượn tuổi thì đây được xem là một việc làm tốt giúp đỡ người khác tích đức cho bản thân và con cháu.
Những điều kiêng kỵ khi mượn tuổi làm nhà
1. Tuyệt đối không cho người thứ 2 mượn tuổi
Tức là người được mượn tuổi rồi thì tuyệt đối không được cho người khác mượn tuổi trong cùng thời gian, đặc biệt là khi người mượn tuổi chưa hoàn tất thủ tục xây dựng nhà cửa. Điều này có thể sẽ gây ra vận hạn đen đủi cho cả hai là gia chủ và người cho mượn tuổi.
Chính vì thế, khi bạn mượn tuổi thì cần tìm hiểu và hỏi kỹ người được mượn tuổi. Vấn đề này khá quan trọng vì nó ảnh hưởng đến bạn và cả gia đình sau này.
2. Không mượn tuổi người đang chịu vận hạn
- Gia chủ không được tuổi nên phải đi mượn tuổi để làm nhà nhằm tránh những rủi ro, xui xẻ. Vì thế cần phải đảm bảo người được mượn tuổi không phạm tam tai, kim lâu hay hoang ốc.
- Đặc biệt gia chủ tránh mượn tuổi những người đang có tang. Do đó, khi mượn tuổi người khác bạn cần phải kiểm tra kỹ ngày sinh tháng đẻ của họ.
3. Không mượn tuổi khi chỉ sửa lại nhà cửa
Nếu gia đình bạn chỉ có sửa sang lại nhà cửa thì không cần phải mượn tuổi. Mượn tuổi chỉ thực hiện khi bạn cần động thổ, tức là có sự tác động đến phần đất của gia đình. Vì vậy, nếu chỉ cần sửa nhà thì bạn hãy chọn ngày đẹp để tiến hành làm lễ dâng báo cáo thần linh.
4. Mượn tuổi làm nhà cần làm theo đúng trình tự thủ tục
- Phong thủy luôn có sự vận hành riêng chỉ cần một sự xáo trộn cũng sẽ làm thay đổi kết quả. Vì thế, trong quá trình làm lễ mượn tuổi, gia chủ cần làm đúng trình tự các thủ tục đã được hướng dẫn.
- Không nên vì bất kỳ một lý do gì để việc thực hiện xảy ra sơ suất không đáng có.
5. Không nên chọn người mượn tuổi qua loa
Vấn đề mượn tuổi khá quan trọng vì nó ảnh hưởng lâu dài cả sau khi hoàn tất thủ tục xây nhà. Vì thế, bạn nên mượn tuổi của người thân, mượn tuổi người trong gia đình hoặc những người có quan hệ tốt đẹp để tránh những xích mích trong quá trình đang làm lễ.
Một số lưu ý khi làm lễ mượn tuổi
Lễ vật cần chuẩn bị kỹ khi cúng động thổ
- Mâm ngũ quả, hoa tươi.
- Nhang đèn, bộ tam sên (gồm 1 con tôm, 1 trứng vịt, 1 miếng thịt đã được luộc chín)
- Đĩa xôi thịt
- 3 miếng trầu cau đã được têm sẵn
- Giấy mã vàng bạc
- 1 dĩa muối và chuẩn bị 3 hũ nhỏ đựng gạo, muối và nước
Khi cúng xong thì đốt giấy mã vàng bạc, người làm lễ rắc muối gạo sau đó mới tiến hành động thổ. Và người mượn tuổi cũng là người sẽ đọc văn khấn mượn tuổi làm nhà, hoàn tất thủ tục làm lễ. Riêng 3 hủ nhỏ đựng gạo, muối và nước riêng thì cất riêng để sau khi nhập trạch thì để lên bàn thờ Táo quân.
Tóm lại, khi gia chủ tiến hành mượn tuổi làm nhà cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau:
- Tuyệt đối không được cho người thứ 2 mượn tuổi.
- Tuyệt đối không mượn tuổi người đang chịu vận hạn.
- Không mượn tuổi khi chỉ sửa lại nhà cửa.
- Mượn tuổi làm nhà cần làm theo đúng trình tự thủ tục.
- Không nên chọn người mượn tuổi qua loa.
Những lưu ý khi trả lễ mượn tuổi
Sau khi hoàn thành quá trình làm nhà và chuyển vào nhà mới, gia chủ sẽ làm thủ tục chuộc nhà đối với người mượn tuổi.
- Khi trả lễ thì gia đình chủ nhà cần phải có đầy đủ các thành viên
- Chọn giờ đẹp hay còn gọi là giờ hoàng đạo để cất những món đồ giá trị vào tủ
- Chuyển các vật dụng, đồ đạc của gia đình vào nhà
- Tiến hành thắp hương và làm lễ nhập trạch
- Sắp xếp và bố trí lại đồ đạc trong nhà sao cho ngăn nắp và gọn gàng.
Đặc biệt, khi làm lễ thì người được mượn tuổi vẫn là người làm lễ. Sau khi hoàn tất thủ tục chuộc nhà thì ngôi nhà mới trở về đúng gia chủ.
Trên đây là một số thông tin về cách chọn người mượn tuổi và những điều kiêng kỵ trong quá trình mượn tuổi làm nhà Kiến trúc Vinavic đã tổng hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ chuẩn bị kỹ càng hơn biết được những thủ tục và những điều cần tránh khi mượn tuổi làm nhà để tận dụng được tài lộc, may mắn trong phong thủy.
Xem thêm: Quý Mão Năm 2023 tuổi nào xây nhà đẹp nhất?
---
Thông tin liên hệ
Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam
Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline Hà Nội: 0975678930
Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM
- Hotline TPHCM: 0982303304