Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?
Có rất nhiều người thắc mắc nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không? đặc biệt đối với những gia chủ đang xây nhà mới. Theo quan niệm phong thủy nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện là điều có thể mang lại sự xui xẻo cho gia đình. Vậy tại sao không nên nhập trạch khi nhà xây chưa xong và cần lưu ý những gì? Bạn hãy cùng xem ngay bài viết bên dưới của Vinavic nhé!

Nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam khi chuyển vào nhà mới. Nghi lễ này mang ý nghĩa đó là xin phép các vị thần linh, thổ địa và gia tiên cho phép gia đình chuyển đến nơi ở cầu mong sự may mắn và thuận lợi. Bên cạnh đó, nhập trạch còn đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc sống mới, một chặng đường mới trong cuộc đời của gia đình.

>> Xem thêm:
35 Mẫu thiết kế nhà mặt tiền 9m sâu 8m đẹp đáng để xây
37 Mẫu nhà 2 tầng mặt tiền 6.5 m thiết kế đẹp ấn tượng nhất
35 Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 4.5x16m đẹp tiện nghi
Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?
Nhà chưa hoàn thiện nhập trạch là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi sắp đến nơi ở mới. Theo quan niệm tâm linh việc này có vai trò quan trọng như một nghi lễ cầu nguyện đến các vị thần linh, thổ địa và tổ tiên trong gia đình.
Việc nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện là một rủi ro lớn có thể gây ra sự xáo trộn năng lượng, tăng tích tụ khí xấu và mang đến những điều không may mắn, bất ổn trong gia đình.
Do vậy khi nhà chưa xây xong thì không nên dọn vào ở và nhập trạch mà cần đợi thêm thời gian để ngôi nhà được ổn định, lưu thông và sau đó sẽ tiến hành nhập trạch để mang lại may mắn cho gia đình.

Thời điểm tốt để nhập trạch
Theo chuyên gia phong thủy thời điểm tốt nhất để nhập trạch là khoảng 1-2 tuần sau khi hoàn tất xây dựng và bày trí nội thất. Khi tổ chức lễ nhập trạch thì việc chọn ngày hoàng đạo, hướng nhà, tuổi gia chủ là rất quan trọng trong ngày nhập trạch và điều này giúp đảm bảo sự cân bằng về âm dương, năng lượng trong không gian sống.
Nguyên tắc chọn ngày giờ nhập trạch
Nhập trạch theo ngày hoàng đạo
Khi làm lễ nhập trạch thì gia chủ nên chọn ngày phù hợp với mệnh của chủ nhà điều này giúp mang lại sự bảo vệ từ thần linh, giảm thiếu xung đột và rủi ro không mong muốn. Hơn nữa cần tránh xa những ngày đại kỵ để đảm bảo sự bình an cho gia đình.

Nhập trạch theo ngũ hành
Mỗi nguyên tố ngũ hành đều đại diện cho một khía cạnh độc đáo. Kim tượng trưng cho sự giàu có và tài lộc, Thủy biểu thị cho sự mềm mại và dẻo dai của nước, Hỏa sáng tỏa như ngọn lửa rực rỡ, Mộc vững chãi như cây cỏ mọc um tùm, và Thổ đại diện cho sự ổn định và cứng cáp của đất đai.
Để thu hút tài lộc thịnh vượng người ta thường chọn những ngày thuộc Thủy hoặc Kim, tránh những ngày thuộc Hỏa vì những Hỏa thường mang lại sự bùng nổ và rủi ro.

Nhập trạch theo hướng nhà
Hướng của căn nhà sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn ngày nhập trạch.
- Nếu ngôi nhà hướng về phía Đông, tốt nhất nên tránh các ngày Dậu, Tỵ, Sửu để thực hiện việc nhập trạch.
- Nếu căn nhà hướng về phía Tây, nên hạn chế sử dụng các ngày Mùi, Hợi, Mão cho việc này.
- Đối với những ngôi nhà hướng về phía Nam, việc tránh các ngày Thân, Tý, Thìn sẽ là lựa chọn hợp lý.
- Cuối cùng, nếu nhà hướng về phía Bắc, thì các ngày Tuất, Ngọ, Dần cũng nên được tránh khi tiến hành nhập trạch.

Nhập trạch theo tuổi gia chủ
Nhiều người quan tâm đến tuổi của gia chủ khi nhập trạch dựa trên quy luật tam hợp - tứ hành xung. Dựa theo tuổi của mình gia chủ có thể tính toán để chọn ngày nhập trạch. Tứ hành xung gồm 3 nhóm: Tý – Mão – Ngọ – Dậu, Thìn – Tuất – Sửu – Mùi, và Dần – Thân – Tỵ – Hợi. Chủ nhà có thể xác định mình thuộc nhóm nào để tránh nhập trạch vào các ngày cùng nhóm.
Lưu ý khi nhập trạch
Ngày và giờ nhập trạch
Hiện này có rất nhiều phương pháp chọn ngày và giờ nhập trạch như hướng nhà, giờ hoàng đạo, tuổi của chủ nhà...Tránh những ngày Tam nương, Dương công kỵ nhật, sát chủ...
Việc lựa chọn ngày giờ tốt để nhập trạch không chỉ là việc tôn trọng truyền thống mà còn là cách để tạo ra một môi trường hài hòa và tích cực cho gia đình.

Mâm cúng nhập trạch
Mâm cúng nhập trạch cần chuyển bị đầy đủ, kỹ lưỡng và đa dạng các lễ vật truyền thống để thể hiện lòng thành tâm với các vị thần linh.
- Trầu cau được coi là biểu tượng của sự may mắn và gắn kết gia đình.
- Hoa tươi mang lại không khí tươi mới và may mắn, thường là hoa cúc và hoa huệ tây.
- Nến nhang được thắp sáng để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng.
- Rượu và trà thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần linh.
- Mâm quả, bao gồm trái cây và bánh kẹo, là biểu tượng của sự sung túc và đủ đầy.
- Xôi và gà luộc thường được cúng để mong muốn may mắn và thịnh vượng.
- Tiền vàng biểu thị sự giàu có và sung túc.

Nghi lễ nhập trạch
Sự trang nghiêm và tôn trọng được thể hiện qua nghi lễ nhập trạch đối với thần linh và tổ tiên. Gia chủ sẽ đại diện một người lớn tuổi là nhân vật chính.
- Trước khi bước chân vào ngôi nhà mới, người cúng đều mang theo bát hương và tôn vinh Thổ Công tại bếp than củi, nơi được coi là cửa chính của căn nhà. Qua nghi lễ này, sự tôn kính và tri ân dành cho linh vật bảo vệ gia đình được thể hiện một cách trang trọng.
- Việc bước qua bếp than củi vào không gian mới là bước khởi đầu của cuộc hành trình mới. Điều đặc biệt là không ai được phép bước vào nhà mà không mang theo một vật phẩm nào đó, biểu tượng cho sự may mắn và phúc lộc. Điều này có thể là trái cây tươi ngon, chiếc chăn ấm, hoặc thậm chí là một bó hoa thơm ngát.
- Sau khi bước vào không gian mới, người cúng lập tức đặt bát hương lên bàn thờ, thể hiện sự tôn kính và biểu dương tới linh thần bảo vệ gia đình. Khấn vái là phần không thể thiếu, là lời cầu nguyện và chúc phúc cho ngôi nhà mới, được thực hiện một cách trang trọng và cẩn thận.
- Việc bật bếp và đun nước là nét đặc trưng của nghi lễ này, đồng thời cũng là biểu tượng cho sự khởi đầu mới, cho cuộc sống mới tại ngôi nhà mới. Mỗi ngọn lửa khai lên đều chứa đựng hy vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
Một số mẫu thiết kế nhà ở ấn tượng đáng để xây năm 2025
Mẫu thiết kế biệt thự 4 tầng tân cổ điển 8x14m
Thay vì giữ nguyên hệ phào chỉ cũ kém tinh tế, các kiến trúc sư Vinavic đã chọn lựa hệ phào mới với các đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vẫn mang đến sự sang trọng.
Các cột trụ cũng được thiết kế lại với hình dáng thanh thoát hơn, góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho mặt tiền của ngôi nhà.

Mẫu thiết kế biệt thự tân cổ điển 2 tầng 19x12m
Với diện tích mặt tiền 19m và độ sâu 12m, biệt thự 2 tầng mái Nhật vừa đủ để tạo ra không gian sống rộng rãi và tiện nghi. Kiến trúc sư Vinavic đã bố trí nội thất một cách hợp lý, tránh cảm giác chật chội.
Không chỉ tập trung vào diện tích xây dựng, kiến trúc sư còn chú trọng đến việc tạo cảnh quan xung quanh. Khuôn viên bên ngoài được thiết kế xanh mát với cây cối, hoa lá, giúp không gian sống trở nên gần gũi hơn với thiên nhiên.

Thiết kế biệt thự phố 1 trệt 3 lầu hiện đại 150m2 (10x15m)
Phong cách hiện đại được thể hiện qua từng chi tiết nhỏ trong thiết kế. Các hình khối vuông vắn, sắc nét, cùng với việc sử dụng các vật liệu xây dựng tiên tiến đã tạo nên một diện mạo mới mẻ và trẻ trung. Những đường nét dứt khoát không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn thể hiện sự sang trọng.

Mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh 2 mặt tiền 10x19m
Biệt thự với hình khối kiến trúc vững chắc, thiết kế mặt tiền đẹp, thiết kế thành ban công vác xéo trên hệ thống mái tạo dáng độc đáo, đem lại sự khác biệt so với những mẫu thiết kế cùng phong cách. Việc ứng dụng đưa tiểu cảnh xanh vào không gian mặt tiền, không những làm tăng hiệu ứng thẩm mỹ trong tổng thể mà nó còn giúp tạo sự gần gũi, tươi mới cho công trình.

Thiết kế biệt thự phong cách Địa Trung Hải 3 tầng 160m2 (16x10m)
Căn biệt thự thu hút mọi ánh nhìn bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng vẫn sang trọng và tinh tế. Việc sử dụng gam màu trắng kem, kết hợp với màu mái nhật đất nung cùng màu đen của khung cửa sổ và lan can, hàng rào đã tạo nên sự tương phản màu sắc nổi bật, làm tôn lên những đường nét hài hòa, mang đến cho căn biệt thự vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc địa trung hải khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn.

Trên đây là bài viết của Vinavic về chủ đề nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không? hy vọng bài viết mang đến thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức khi anh chị chuyển đến nhà mới. Nếu có vấn đề gì thắc mắc anh chị hãy liên hệ cho Vinavic theo số Hotline: 0975.678.930/ 0982.303.304 để được tư vấn nhé.
>> Xem thêm:
Các công trình thiết kế kiến trúc của Vinavic TẠI ĐÂY
Các công trình thi công trọn gói của Vinavic TẠI ĐÂY
