Cấu Tạo Mái Bê Tông Dán Ngói – Kết Cấu & Thi Công Đúng Chuẩn

Cẩm nang xây nhà
0
24
Nhung - 03/04/2025

Mái bê tông dán ngói đang trở nên thịnh hành hiện nay do khả năng chống chịu tốt với thời tiết và điều kiện gió mạnh, mưa bão. Đây chính là ưu điểm nổi trội của bê tông dán ngói. Bài viết hôm nay Vinavic sẽ tiến hành phân tích cấu tạo mái bê tông dán ngói bạn hãy cùng xem ngay nhé!

Cấu Tạo Mái Bê Tông Dán Ngói – Chi Tiết Kết Cấu & Thi Công Đúng Chuẩn

Mái bê tông dán ngói là gì?

Mái bê tông dán ngói là phương pháp xây dựng mái nhà trong đó ngói được dán lên lớp bề mặt bê tông thay vì lợp trên khung xương hoặc thép. Phương pháp mang lại khá nhiều ưu điểm cho công trình như thẩm mỹ, độ bền.

Công tác dán ngói mái bê tông

Ưu nhược điểm của mái bê tông dán ngói

Ưu điểm ngói dán bê tông

Độ bền cao: Kết cấu mái bê tông vững chắc có khả năng chịu lực và chống lại tác nhân thời tiết mưa nắng hay gió mạnh.

Khả năng chống thấm tốt: Với lớp chống thấm và lớp vữa xi măng thì bê tông dán ngói có khả năng chống thấm khá hiệu quả.

Tính thẩm mỹ cao: Ngói được dán lên mặt lớp bê tông tạo nên bề mặt mái nhà đẹp, đồng nhất và không cần dùng khung xương như phương pháp ngói truyền thống.

An toàn: Mái bê tông dán ngói rất an toàn, không bị rò rỉ nước và không gây tiếng ồn khi mưa.

Thi công nhanh chóng: Vì cấu tạo bê tông và ngói dán đơn giản nên thời gian thi công nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho gia chủ.

Thi công mái bê tông dán ngói

Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp Là Gì? Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng Thực Tế

Nhược điểm ngói dán bê tông

Bê tông có khả năng hấp thụ nhiệt cao nên mái nhà có thể có nóng hơn vào mùa hè. Bạn cần có biện pháp cách nhiệt tốt để cho ngôi nhà được mát mẻ hơn.

Để đảm bảo chất lượng mái nhà việc thi công cần được thực hiện bởi những người thợ có kinh nghiệm, tay nghề và kỹ thuật cao.

Cấu tạo mái bê tông dán ngói

Dán ngói trên mái bê tông thường được cấu tạo những lớp như sau:

Lớp bê tông cốt thép: Là lớp tạo độ bền cho mái nhà, lớp này có thể chịu tải trọng lớn và bảo vệ ngôi nhà bởi những yếu tố thời thiết.

Lớp chống thấm: Trên mặt lớp bê tông sẽ có một lớp chống thấm được áp dụng để ngăn nước mưa thấm vào bên trong nhà và bảo vệ kết cấu bê tông và các bộ phận khác trong ngôi nhà.

Lớp vữa xi măng: Lớp vữa này làm phẳng và tạo độ dính cho việc dán ngói lên bề mặt bê tông có tác dụng điều chỉnh độ nghiêng mái nhà.

Lớp ngói: Ngói được dán vào lớp vữa xi măng, ngói thường dùng ở đây cụ thể là ngói đất nung, ngói xi măng, ngói tráng men tùy vào yêu cầu từ chủ đầu tư, thẩm mỹ của công trình.

Kết cấu mái bê tông dán ngói

Đơn giá mái bê tông dán ngói

STT TÊN SẢN PHẨM ĐƠN GIÁ (VNĐ/m2)
1 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CANA – ĐA TẦNG 305,000
2 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CANA – ĐỒNG PHẲNG 280,000
3 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CANA – TỔ ONG 260,000
4 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ TEGOLA – ACTI ROOF 370,000
5 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ TEGOLA – VẢY CÁ 315,000
6 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ TEGOLA – VẢY RỒNG 355,000
7 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ TEGOLA – ĐA TẦNG 365,000
8 NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ TEGOLA – ĐỒNG PHẲNG 300,000

Lưu ý: Bản giá ngói dán mái bê tông chỉ mang tính chất tham khảo để phù hợp với mục đích và công trình xây dựng bạn cần liên hệ với đại lý bán ngói để biết thêm chi tiết nhé.

Cách dán ngói lên mái bê tông

Trộn và đầm bê tông

Đây là bước quan trọng và cần thiết khi đổ bê tông mái nhà. Đầm bề mặt bê tông giúp cho các khoảng hở cốt thép được lấp kín, giúp mái nhà có độ bền và chống thấm tốt.

Khi trộn bê tông thì cần tuân thủ đúng tỷ lệ về cát, nước, vữa bê tông để tránh lỗ hổng bên trong. Vì nếu có lỗ hổng lớn thì sẽ có độ rỗng, kết cấu bê tông không đặc chắc, làm cho khả năng chịu lực bị giảm sút thấm nước.

Mái đổ bê tông dán ngói

Chi Phí Xây Nhà 5x13m Trọn Gói Dự Trù & Cách Tiết Kiệm Hiệu Quả

Đầm lại bề mặt bê tông

Bề mặt bê tông được đầm lại sẽ tăng khả năng chống thấm và bảo đảm an toàn cho mái. Sau đó làm mịn để bề mặt không bị gồ ghề, lồi lõm.

Tiếp tục dùng lưới thủy tinh gắn vào lớp vữa đầu tiên khi còn ướt, khi dán cần đặt theo chiều từ trên xuống dưới sau đó chồng thêm 1 tấm lên trên trần bê tông. Tiếp tục chát thêm lớp vữa thứ 2 để hoàn thiện bề mặt bê tông, xoa đều để tạo mặt phẳng che lớp thủy tinh bên dưới đây được gọi là lớp lưới gia cường.

Bảo dưỡng mái bê tông 

Mái bê tông cần được bảo dưỡng khi gia cường bề mặt bê tông để đảm bảo lớp bê tông không bị mất nước gây nứt nẻ. 

Bảo dưỡng mái bê tông 

Dán ngói

Khi dán ngói lên mái cần phải căng dây lấy cốt dán từ trái sang phải từ dưới lên trên đối với ngói sóng nhỏ. Với ngói sóng lớn thì dán chiều từ phải qua trái. Khi dán bạn cần chú ý độ cứng của vữa và chú ý vữa dư trên ngói.

Phần ngói dán chồng lên nhau khoảng ⅔ chiều dài viên ngói để đảm bảo các hàng ngói luôn chồng khít lên nhau. Không nên để vữa trên bề mặt ngói quá lâu vì sẽ bị khô và khoảng cách giữa những mương nước cần đảm bảo tiêu chuẩn vì nếu khoảng cách quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của ngôi nhà.

Lưu ý khi dán ngói trên mái bê tông

Một số điểm cần lưu ý khi dán ngói lên mái bê tông như sau:

Phần mái bê tông cần được đảm bảo thi công đúng quy trình, kỹ thuật từ khâu trộn vữa, đầm bê tông, gia cường đến chống thấm, bảo dưỡng mái.

Cần tính toán cẩn thận để không có độ rộng bên trong ảnh hưởng đến cấu tạo của mái làm cho mái nhà dễ bị thấm và chịu lực kém.

Thi công dán ngói xong cần bảo dưỡng mái bê tông để giúp bề mặt bê tông không bị mất nước, gây nứt nẻ.

Khi thi công mái bê tông cần cẩn thận vì chúng có dộ dốc lớn, nhất là phần đỉnh cần phải làm đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi dán ngói trên mái bê tông

Hy vọng những chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mái bê tông dán ngói và cấu tạo của chúng. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

>> Xem thêm:

6 Cách kiểm tra bê tông tươi trước khi đổ đơn giản chuẩn nhất

Các vật liệu xây nhà chống động đất tốt nhất hiện nay

Nên xây nhà trọn gói hay thuê nhân công để tiết kiệm chi phí

By https://vinavic.vn/

X
0.07565 sec| 2025.32 kb