Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?

Cẩm nang xây nhà
0
5622
vinavic - 18/04/2023

Tính toán móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu không phải dễ dàng nhất là đối với những người không có kiến thức, kỹ năng về xây dựng. Trong bài viết dưới đây Kiến trúc Vinavic sẽ chia sẻ kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu rõ ràng và dễ hiểu nhất. 

Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?
Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?

Vai trò của móng nhà 3 tầng

  • Đây là phần kết cấu nằm bên dưới lòng đất, sau khi ngôi nhà hoàn thiện thì không thể nhìn thấy được.
  • Móng nhà có một nhiệm vụ chịu toàn bộ sức nặng của công trình nhà ở; cụ thể hơn là trọng lực của các tầng của biệt thự đè xuống.
  • Mỗi ngôi nhà có kiểu dáng móng khác nhau, độ sâu cũng khác nhau, cùng là hai mẫu nhà 3 tầng nhưng chắc chắn hai móng nhà cũng không hề giống nhau. Vì vậy độ sâu của móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và kiểu móng xây dựng. 
Vai trò của móng nhà 3 tầng
Vai trò của móng nhà 3 tầng

Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?

Muốn xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu thì gia chủ phải biết được ngôi nhà tương lai của mình sẽ dùng loại móng nào. Hiện nay, dựa vào độ sâu của móng khi xây nhà 3 tầng mà chia thành 2 kiểu móng trái ngược nhau: món nông và móng sâu. 

Móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?

Nhà 3 tầng hiện nay thường sử dụng 3 loại móng chính: móng đơn, móng bè, móng băng. Nếu như lựa chọn loại móng đơn, bạn có thể xác định móng nhà 3 tầng sâu khoảng 1,5 - 2,5m. Còn nếu sử dụng móng băng thì độ sâu móng nhà thường rơi vào khoảng 1,8m. 

Móng nông nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?
Móng nông nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?

Ngoài ra kinh nghiệm xác định móng còn phụ thuộc vào độ sâu móng nông nhà bên cạnh vì trọng lực của 3 tầng đè xuống là rất lớn. Ví dụ nếu gia đình có nhu cầu xây móng băng nhà 3 tầng với độ sâu là 1.5m tuy nhiên nhà kế bên lại có móng sâu 1.8m thì bắt buộc gia chủ phải đổi phương án xây móng sâu 1.8m.  

Có thể quan tâmMóng nhà có nhiệm vụ gì? Tìm hiểu các loại móng nhà thông dụng

Tiêu chí xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu

Xây móng là phần quan trọng nhất của ngôi nhà, ngay từ khi làm móng cần xác định được độ sâu để xây nhà, tạo sự vững chãi. Sau đây là 3 cơ sở để chủ đầu tư có thể dựa vào lựa chọn được móng và độ sâu phù hợp. 

Địa hình xây dựng nhà 3 tầng

Mỗi một vùng miền lại có tính chất đất và địa hình khác nhau. Vùng núi cao Tây Bắc csẽ có nền đất khác so với đồng bằng sông Hồng, hay khác với vùng đất ở miền Trung, Nam bộ. Vì thế, với mỗi điều kiện địa hình khác nhau cũng sẽ phải xây móng khác, chiều sâu cũng thay đổi. Móng sâu thường được dùng xây ở gần biển nơi có đất dễ bị xói mòn hoặc ở trên núi cao khi địa chất bị dốc, dễ xảy ra sạt lở.

Tiêu chí xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu
Tiêu chí xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu

Còn nhà ở 3 tầng khu vực đồng bằng, những nơi có thế đất bằng phẳng hoặc đồi núi thì chỉ cần xây móng nông là đã đảm bảo được sự chắc chắn. 

Trọng tải của công trình 

Những công trình nhà ở có kiểu dáng và diện tích khác nhau cũng sẽ sử dụng kiểu móng khác nhau. Vẫn là móng nông, nhưng móng đơn thường dùng cho những căn nhà 3 tầng diện tích nhỏ, còn những ngôi nhà diện tích >100m2 thì móng băng lại được ưu tiên sử dụng. 

 nhà ở có kiểu dáng và diện tích khác nhau cũng sẽ sử dụng kiểu móng khác nhau
Nhà ở có diện tích khác nhau sẽ sử dụng kiểu móng khác nhau

Móng băng nhà 3 tầng có độ lún đều, thường rộng <1.5m, thi công cũng đơn giản, không yêu cầu quá cao nên tiết kiệm chi phí đáng kể cho gia đình. Hơn nữa, công trình có diện tích rộng lớn lên đến 300m2 thì móng băng là sự lựa chọn hoàn hảo với độ sâu trung bình từ 2- 2.5m, móng băng sẽ giúp công trình thêm chắc chắn. 

Gia chủ nên xây dựng móng có chiều sâu tương đương với nhà liền kề
Gia chủ nên xây dựng móng có chiều sâu tương đương với nhà liền kề

Độ sâu của móng nhà liền kề

Khi xây dựng nhà cửa, gia chủ phải đối mặt với việc xung quanh là những ngôi nhà khác đã hoàn thiện của hàng xóm.

  • Xây nhà ống, nhà phố liền kề: gia chủ cần xem xét làm móng có chiều sâu tương đương với nhà liền kề, tránh trường hợp xây nông hơn hoặc sâu hơn thì ngôi nhà có khả năng bị lún hoặc nghiêng hẳn sang một bên.
  • Xây nhà 3 tầng ở nông thôn: không cần thiết phải xem xét móng nhà liền kề vì ở quê đất rộng rãi, xung quanh nhà còn có sân vườn rộng nên 2 móng của nhà sẽ không gần nhau như nhà phố nên đào móng sâu hay nông hơn cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng. 
Địa chất ảnh hưởng đến chiều sâu của móng nhà 3 tầng
Địa chất ảnh hưởng đến chiều sâu của móng nhà 3 tầng

Các tiêu chí khác (địa chất, khí hậu)

Ngoài ra, còn rất nhiều tiêu chí khác ảnh hưởng đến chiều sâu của móng nhà 3 tầng như địa chất, mạch nước ngầm hoặc khí hậu. Nếu khu vực xây dựng đất yếu như đất bùn ao thì bắt buộc móng phải là loại móng sâu để đảm bảo ngôi nhà bền nhất, tránh bị nghiêng sang một bên trong quá trình sinh sống. 

Các loại móng nhà thông dụng hiện nay
Nhà có diện tích lớn nên xây loại móng sâu

Các loại móng nhà thông dụng hiện nay

Có nhiều cách phân loại móng nhà khác nhau dựa trên nhiều tiêu chí. Mỗi cách phân loại sẽ giúp bạn hiểu thêm về kết cấu và kỹ thuật trong xây dựng.

Móng nhà 3 tầng theo phương pháp thi công 

Móng đơn

Móng đơn là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Khả năng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và độ cứng bê tông cốt thép. Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh và mố trụ.

Móng đơn trong thi công móng nhà
Móng đơn trong thi công móng nhà

Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất, có hình dạng là chữ nhật, hình vuông, tám cạnh hoặc tròn. Độ giới hạn chịu lực của móng đơn ở mức trung bình và thường được dùng để sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.

Móng băng

Loại móng này được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng bởi tính dễ thi công và giá thành ở mức vừa phải. Ngoài ra khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.

Móng băng sử dụng trong xây dựng nhà ở
Móng băng sử dụng trong xây dựng nhà ở

Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún, ngoài việc đầm chặt đất người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.

Phân loại móng nhà 3 tầng theo vật liệu xây dựng

Móng bè

Móng bè là một trong những loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu. Móng bè được xây dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa nước, hồ bơi hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều.

Móng bè trong thi công
Móng bè trong thi công nhà ở

Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Loại móng này có ưu điểm phân bố tải trọng đồng đều trên nền đất giúp giảm sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Móng cọc

Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Cách làm này giúp tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất đá cứng dưới sâu. Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.

Móng cọc sử dụng trong thi công nhà ở
Móng cọc sử dụng trong thi công nhà ở

Móng nhà bằng gạch

Móng nhà này được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc không nung. Thông thường loại này được sử dụng cho thiết kế căn nhà cấp 4, nhà ở tạm hoặc công trình phụ có tải trọng nhỏ.

Móng nhà bằng gạch
Móng nhà 3 tầng được làm bằng gạch

Phân loại móng nhà 3 tầng theo kết cấu móng

Móng nhà đổ khối

Phương pháp này là sự liên kết của các loại vật liệu bê tông, cốt thép, đá hộc. Móng nhà đổ khối có độ bền cao, chắc chắn và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng
Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Móng nhà dạng lắp ghép

  • Là loại móng thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao.
  • Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.

Xem thêm: Chia sẻ cách làm móng nhà tiết kiệm nhất đảm bảo kỹ thuật

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.09629 sec| 2423.867 kb