Xử lý khe hở giữa 2 nhà: Cách chống thấm hiệu quả
Thấm dột là hiện tượng nước ngấm vào tường nhà gây ẩm mốc và ảnh hưởng đến chất lượng, thẩm mỹ công trình. Đặc biệt là việc xử lý khe hở giữa 2 nhà là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm bởi đây là khu vực dễ bị thấm nhất giữa 2 nhà.
Xử lý khe hở giữa 2 nhà: Cách chống thấm hiệu quả
Xử lý khe hở giữa 2 nhà để chống thấm hiệu quả nên áp dụng các phương pháp sau: dùng keo chống thấm nếu khe hở 2 nhà nhỏ, sử dụng màng chống thấm và lợp tôn lá nếu khoảng cách khe hở 2 nhà rộng.
Sử dụng keo chống thấm khe tường
Sử dụng keo chống thấm khe tường để xử lý khe hở giữa 2 nhà quá nhỏ, không nhìn rõ bằng mắt thường. Biện pháp xử lý chống thấm ở đây là sử dụng hóa chất tạo màng đàn hồi gốc Acrylic, Polymer hoặc Polyurethane
- Hiện nay, chống thấm khe tường giữa 2 nhà bằng keo chống thấm chuyên dụng là phương pháp được nhiều người áp dụng để ngăn chặn nguy cơ thấm nước triệt để.
- Phương pháp này được áp dụng khi khoảng cách giữa tường của 2 nhà chỉ vài cm. Nếu rộng hơn hãy thực hiện các biện pháp khác để ngăn nước đọng lại và thấm vào bên trong nhà.
Xử lý khe hở giữa 2 nhà bằng màng chống thấm
Phương pháp chống thấm tường giữa 2 nhà này có thể áp dụng thi công chống thấm ngược. So với cách chống thấm khe tường giữa 2 nhà như trên thì hiệu quả không hề thua kém. Tuy nhiên, nếu chống thấm khe tường bằng màng khò nóng sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.
Do vậy, chỉ có các công ty chống thấm chuyên nghiệp mới lựa chọn phương pháp này để chống thấm vách tường.
Chống thấm khe hở giữa 2 nhà bằng tôn lá
Đặt miếng tôn lá giữa 2 nhà cũng là phương pháp được nhiều gia đình áp dụng xử lý khe hở giữa 2 nhà tránh thấm dột, giúp cho nước mưa không bị thấm vào bên trong nhất là khi mùa mưa bắt đầu.
- Nếu nhà đã được đưa vào sử dụng mà bị thấm nên sử dụng tôn lá có độ dày từ 0,4mm - 0,5mm để đóng vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 nhà.
- Tiếp theo tiến hành dùng keo silicon vào vị trí đinh đóng lên tông để cố định và giữ chặt lại.
- Cuối cùng là dùng tấm dán chống dột để dán lên. Cắt đúng kích thước giữa 2 khe tiếp giáp rồi mới dán lên bề mặt có khe tiếp giáp.
Chống thấm khe hở giữa 2 nhà bằng phương pháp hiện đại
Ngoài 2 cách trên thì chống thấm tường giữa 2 nhà còn được ứng dụng phương pháp hiện đại bằng cách dán miếng lưới giúp gia cố vết nứt. Sau khi xử lý khe hở giữa 2 nhà thì bạn nên xử lý chống thấm bằng các sản phẩm dùng cho tường ngoài chuyên dụng được bán trên thị trường.
Chống thấm khe giáp ranh nhỏ hẹp
Trường hợp này rất khó để thợ quan sát và thi công. Cách làm tối ưu nhất chính là sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng có thành phần gốc acrylic, polymer hoặc polyurethane.
- Cách chống thấm khe tường giữa 2 nhà đó là bơm trực tiếp hóa chất vào khe tiếp giáp
- Với độ đàn hồi cao và ít bị co ngót trước tác động của thời tiết nên dù khe bị sụt lún, nứt nẻ thì cũng không phải lo lắng vì tình trạng thấm dột khi trời mưa
Chống thấm khe hở lớn giữa 2 nhà
Cách xử lý trong trường hợp này sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì có thể dễ dàng quan sát và xử lý trực tiếp khe hở bằng bitum hoặc màng khò nóng.
- Dán màng khò chạy từ sàn theo chân tường bằng đèn khò khí gas.
- Miết chặt để đảm bảo màng chống thấm được gắn chắc chắn nhất.
- Sau khi dán xong, cần gia cố lớp bảo vệ phía trên bằng các loại phụ gia chống thấm sao cho phù hợp để đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Gợi ý một số cách chống thấm tường bên trong nhà
Không chỉ xử lý khe hở giữa 2 nhà tránh thấm dột mà gia chủ cần có những phương pháp chống thấm cho mặt tường bên trong nhà tránh tình trạng bị ngấm nước vào khe tường ảnh hưởng chất lượng công trình và thẩm mỹ.
Cách chống thấm tường cũ
Để chống thấm hiệu quả 100% cho tường nhà cũ, nên làm sạch bề mặt trước rồi mới xử lý chống thấm tường.
- Làm sạch bề mặt: Cạo sạch lớp sơn đã bong tróc trên bề mặt tường, nếu có rêu thì dùng chổi sắt đánh sạch.
- Xử lý trám vết nứt, kẽ hở của tường bằng keo chống thấm.
- Tiến hành phủ ít nhất 2 lớp sơn chống thấm nhà chuyên dụng (như Kova, Sika) trên bề mặt tường đã làm sạch và để ráo.
- Nếu gia chủ muốn có thể sơn phủ màu để trang trí tường cũ đã xử lý chống thấm xong.
Lưu ý: Với những công trình đã xuống cấp nặng nề, xuất hiện nhiều vết nứt thì trước khi thực hiện chống thấm tường cần làm mịn các mảng tường bằng giấy nhám. Rồi dùng vữa xi măng và bột chuyên dụng để trám đầy các khe hở, cải tạo lại tường trước khi phủ lớp sơn chống thấm ra ngoài.
Chống thấm tường nhà mới xây
Tiến hành chống thấm tường nhà ngay trong lúc thi công là hợp lý nhất, sau đó xử lý khe hở giữa 2 nhà. Sau đây là một số cách xử lý thấm dột tường nhà mới xây:
- Trộn phụ gia CT-11B vào vữa xi măng và bê tông xây tường để giúp ổn định kết cấu, chống thấm từ trong. Tô trát và đánh bóng, làm sạch tường mới xây.
- Xử lý chống thấm bằng cách phủ 2 - 3 lớp hỗn hợp phụ gia CT-11A Plus, vữa xi măng, nước theo tỉ lệ 1:1:0.5. Mỗi lớp cách nhau 6 - 8 tiếng.
- Làm phẳng băng mastic và lót lớp sơn chống thấm tường ngoài trời (còn gọi là keo chống thấm bề mặt ngoài) lên tường. Lựa chọn loại keo có tính đàn hồi cao, dễ thi công, tuổi thọ lâu bền, có khả năng ngăn ngừa tia UV và chi phí thấp.
- Cuối cùng phủ sơn trang trí lên.
Chống thấm tường nhà bị nứt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tường nhà bị nứt (do trát vữa không đều hoặc nền móng bị lún...). Cần thực hiện chống thấm cẩn thận khi tường nhà bị nứt. Bởi các vết nứt tạo điều kiện thuận lợi cho tường mọc rêu mốc, mảng bám, hoen ố.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch và phẳng: có thể dùng cách thủ công (đá mài) hoặc dùng máy chà nhám đánh nhám bề mặt tường bị nứt. Sau đó dùng máy áp lực làm sạch các vết nứt dăm và nứt chân chim
- Tạo ẩm cho bề mặt tường trước khi chống thấm
- Đối với tường cũ, cần bóc sạch màng sơn cũ bằng dụng cụ thi công chuyên dụng
- Đảm bảo bề mặt tường không có tạp chất làm giảm độ bám dính của các vật liệu chống thấm tường như bụi, dầu mỡ hay sáp
Bước 2: Thi công chống thấm tường bị nứt
-
Pha hỗn hợp sơn Kova, vữa xi măng và nước theo tỉ lệ 2kg sơn : 2kg vữa : 1L nước (trộn nhuyễn xi măng và nước trước, rồi mới trộn đều hỗn hợp vữa xi măng với sơn chống thấm Kova). Chú ý sử dụng hỗn hợp này chỉ trong 4 tiếng sau khi pha
-
Phương pháp chống thấm lăn đều (sử dụng chổi quét, ru lô lăn sơn hoặc máy phun sơn)
Cách chống thấm chân tường
Chân tường là điểm giao nhau giữa tường với sàn. Chân tường bị thấm ẩm không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm yếu móng tường, khiến tường dễ bị sập. Các biện pháp chống thấm chân tường phổ biến:
- Chống thấm chân tường cũ bằng sơn Kova: Cạo sạch lớp sơn tường cũ. Trộn nhuyễn sơn chống thấm Kova và xi măng theo tỉ lệ 10kg Kova: 2kg xi măng và lăn lên chân tường. Sau khi khô thì phủ sơn trang trí bên ngoài.
- Dùng cách bơm foam ngược: Với tường cũ, đục những chỗ hồ vữa bị cũ, bị mốc, bị bong tróc ra vào bắn foam vào và trát lại. Với tường mới, khoan trực tiếp vào vị trí chống thấm bằng mũi khoan 10mm rồi dùng súng bắn foam vào lỗ khoan đó.
- Lát gạch chống thấm hoặc giấy dán tường: Dùng ở chỗ chân tường bị bong sơn, nấm mốc để che đậy tạm thời.
- Dùng vữa rót chảy: Thợ thi công chống thấm đục một khe rãnh theo chiều dài chân tường, sâu tối đa 30cm rồi cho bê tông vữa tự chảy vào. Xi măng trong bê tông sẽ hút chỗ nước thấm vào tường và làm se khít vết nứt.
- Sử dụng hoá chất: Đây là cách chống thấm triệt để nhất, nhưng cần có tay nghề của chuyên gia để tính mạch vữa, lượng hoá chất pha chế,...
Nguyên nhân dẫn đến thấm dột khe hở giữa 2 nhà
Xử lý khe hở giữa 2 nhà là một trong những phương án cần phải để tâm trong quá trình xây dựng nhà ở. Thông thường, không gian khe tường tương đối nhỏ và khó có thể nhìn trực tiếp được, vì thế việc xử lý khe hở giữa 2 nhà trở lên khó khăn.
Nhiều khi nước mưa chảy vào gây ứ đọng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thấm dột khe tường giữa 2 nhà. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm dột tường nhà.
- Không gian hẹp nên dễ bị mốc ẩm, nước mua ứ động trên tường, vách trong thời gian dài
- Tường giữa 2 nhà bị che chắn kín nên không có ánh nắng chiếu vào, không gian ở đây luôn ẩm ướt
- Thời tiết Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều quanh năm nên lượng mưa tương đối lớn. Khu vực tường tiếp giáp luôn có nguy cơ bị nước xâm nhập
Ảnh hưởng khi không xử lý khe hở giữa 2 nhà
Nếu bạn không chống thấm xử lý khe hở giữa 2 nhà thì rất dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tường phía trong nhà bị nước ngấm vào, mọc rêu mốc khó chịu
- Tường bị ố vàng, loang lổ rất mất thẩm mỹ
- Các thiết bị điện tử treo trên tường hoặc đặt sát vách tường như: tivi, tủ lạnh hay quạt điện sẽ bị hư hỏng, chập cháy
- Nếu là tường bếp bị thấm ẩm sẽ khiến không khi luôn bị ẩm ướt, làm hư hỏng thực phẩm
- Tường nhà luôn chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
Xem thêm: Các loại vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay