45 thuật ngữ xây dựng phổ biến nhất mà ít ai biết
- 1. Tầm quan trọng của việc hiểu các thuật ngữ xây dựng
- 2. Tổng hợp 45 thuật ngữ xây dựng phổ biến nhất
- 2.1. 1. Chiều cao công trình
- 2.2. 2. Chiều cao tầng
- 2.3. 3. Chiều cao thông thủy
- 2.4. 4. Số tầng nhà
- 2.5. 5. Tầng áp mái
- 2.6. 6. Tầng kỹ thuật
- 2.7. 7. Diện tích sử dụng
- 2.8. 8. Diện tích làm việc
- 2.9. 9. Diện tích phục vụ
- 2.10. 10. Diện tích kết cấu
- 2.11. 11. Diện tích sàn một tầng
- 2.12. 12. Diện tích tầng áp mái
- 2.13. 13. Tổng diện tích sàn của ngôi nhà
- 2.14. 14. Khối tích xây dựng
- 2.15. 15. Chỉ giới
- 2.16. 16. Mật độ xây dựng
- 2.17. Mật độ xây dựng gộp (brut-tô)
- 2.18. 17. Tường xây thoải chân
- 2.19. 18. Giàn hộp trợ lực
- 2.20. 19. Thiết kế vát chéo
- 2.21. 20. Tấm bê tông đúc sẵn
- 2.22. 21. Giằng chéo
- 2.23. 22. Dầm đua
- 2.24. 23. Xây dựng đơn khối
- 2.25. 24. Bê tông đúc sẵn
- 2.26. 25. Xà gồ
- 2.27. 26. Dự toán xây dựng
- 2.28. 27. Rui mái
- 2.29. 28. Dầm biên
- 2.30. 29. Bê tông vụn
- 2.31. 30. Gỗ ốp tường
- 2.32. 31. Hệ cọc chống
- 2.33. 32. Dự trữ đất
- 2.34. 33. Khung tường
- 2.35. 34. Kết cấu bên trên
- 2.36. 35. Kết cấu vỏ mỏng
- 2.37. 36. Giằng
- 2.38. 37. Lễ cất nóc
- 2.39. 38. Gia cố nền móng
- 2.40. 39. Tấm biaxial rỗng
- 2.41. 40. Bản vẽ hoàn công
- 2.42. 41. Kiểm định xây dựng
- 2.43. 42. Giám định xây dựng
- 2.44. 43. Quan trắc công trình
- 2.45. 44. Thiết kế sơ bộ
- 2.46. 45. Thiết kế kỹ thuật
Trong xây dựng có nhiều thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 45 thuật ngữ được dùng trong xây dựng giúp bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Tầm quan trọng của việc hiểu các thuật ngữ xây dựng
- Thuật ngữ xây dựng là các từ ngữ biểu đạt khái niệm (định nghĩa) chuyên môn ngành xây dựng. Sẽ rất dễ hiểu lầm nếu chúng ta là một người ngoài ngành và chưa từng tiếp xúc với ngôn ngữ xây dựng
- Đối với những sinh viên kiến trúc mới tốt nghiệp, có một điều rõ ràng rằng những kiến thức học được trên ghế nhà trường không đủ để bạn trở thành một kiến trúc sư tự tin. Có rất nhiều kiến thức về xây dựng không hề được dạy trong lớp học mà phải trải qua thời gian trải nghiệm, làm việc trực tiếp mới có thể nắm được.
- Thậm chí, có không ít thuật ngữ chuyên ngành được những người thợ xây dựng sử dụng ngoài công trình nhưng thoạt đầu nghe qua, bạn lại không hiểu gì cả.
Tổng hợp 45 thuật ngữ xây dựng phổ biến nhất
1. Chiều cao công trình
Chiều cao tính từ cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của công trình, kể cả mái tum và mái dốc.
Các thiết bị kỹ thuật trên mái (gồm: cột ăngten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại...) không tính vào chiều cao công trình.
2. Chiều cao tầng
Chiều cao tầng là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp.
3. Chiều cao thông thủy
Chiều cao từ mặt sàn hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu chịu lực hoặc trần đã hoàn thiện của tầng đó
4. Số tầng nhà
Số tầng của ngôi nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm. Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
5. Tầng áp mái
Tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.
6. Tầng kỹ thuật
Tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của ngôi nhà.
7. Diện tích sử dụng
- Diện tích sử dụng bằng tổng diện tích làm việc và diện tích phục vụ.
- Diện tích các phòng, các bộ phận được tính theo kích thước thông thủy tính từ mặt ngoài lớp trát và không tính diện tích các ống rác, ống khói, ống thông hơi, điện, nước… đặt trong phòng hay bộ phận đó.
8. Diện tích làm việc
Tổng diện tích các phòng làm việc chính và phòng làm việc phụ trợ.Diện tích làm việc gồm những diện tích sau:
- Diện tích hành lang kết hợp phòng học trong trường học, chỗ ngồi chơi trong bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ…
- Diện tích các phòng phát thanh, khối quản lý, phòng bảng điện, tổng đài, phòng phụ của sân khấu, chủ tịch đoàn, phòng kỹ thuật máy chiếu phim…
9. Diện tích phục vụ
- Tổng diện tích sảnh, hành lang, buồng thang, khu vệ sinh, buồng đệm và các phòng kỹ thuật.
- Các phòng kỹ thuật là các phòng đặt nồi hơi, phòng đặt máy bơm, máy biến thế, thiết bị thông gió cơ khí, máy điều hòa không khí, phòng để thiết bị máy thang máy chở người, chở hàng hóa
10. Diện tích kết cấu
Tổng diện tích của tường, vách, cột tính trên mặt bằng, bao gồm:
- Tường chịu lực và không chịu lực
- Tường và vách ngăn
- Cột
- Ngưỡng cửa đi, bậu cửa sổ các loại
- Các ống khói, ống rác, ống thông hơi, ống cấp điện, ống nước đặt ngầm (kể cả phần lỏng ống và bề dày của từng ống)
- Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, có chiều rộng nhỏ hơn 1 m và chiều cao nhỏ hơn 1,9 m
Chú thích:
- Diện tích kết cấu của tường, cột đều tính cả lớp trát hoặc ốp tường.
- Các hốc tường, các khoảng tường trống giữa hai phòng không lắp cửa đi, rộng từ 1,0 m trở lên và cao trên 1,9 m (kể từ mặt sàn) thì tính vào diện tích phòng
11. Diện tích sàn một tầng
Diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng. Phần diện tích hành lang, ban công, logia và các diện tích khác nằm trên sàn cũng được tính trong diện tích sàn.
12. Diện tích tầng áp mái
Diện tích đo tại cốt sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng áp mái.
13. Tổng diện tích sàn của ngôi nhà
Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật và tầng áp mái
14. Khối tích xây dựng
Tích số của diện tích xây dựng ngôi nhà, diện tích sàn của tầng hoặc phòng nhân với chiều cao của ngôi nhà, tầng nhà và phòng, kể cả tầng kỹ thuật.
15. Chỉ giới
- Chỉ giới đường đỏ: Đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
- Chỉ giới xây dựng: Đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
16. Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng thuần (net-tô)
- Đây là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất
- Không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời, bể cảnh và các vật thể kiến trúc khác
Mật độ xây dựng gộp (brut-tô)
Mật độ của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực xây dựng công trình trong khu đất đó).
17. Tường xây thoải chân
- Đây là thuật ngữ chỉ những bức tường được xây dựng với phần chân tường có diện tích lớn hơn, thoai thoải và nhỏ dần về phía đầu tường.
- Phương pháp xây dựng này nhằm tạo kết cấu vững chắc hơn cho bức tường, ngoài ra cũng được sử dụng cho mục đích trang trí, tạo hình khối thẩm mỹ.
18. Giàn hộp trợ lực
Một kết cấu dạng hộp (thường được lắp đặt từ những thanh gỗ xếp chồng lên nhau) được sử dụng tạm thời để hỗ trợ nâng đỡ các vật nặng trong quá trình xây dựng.
19. Thiết kế vát chéo
- Là đường xiên hoặc bề mặt được cắt vát, thường thấy tại mặt ngoài của các công trình có cạnh tường không phải vuông vức mà được cắt vát chéo.
- Thiết kế này từng thường được sử dụng trong kiến trúc Ba-rốc nhưng không phải bất cứ công trình nào có đường vát chéo đều thuộc phong cách kiến trúc Ba-rốc.
20. Tấm bê tông đúc sẵn
- Là tấm bê tông được đúc sẵn có độ dày trung bình khoảng 10-40cm, thường được sử dụng để thi công sàn hoặc trần của công trình.
- Có khá nhiều loại tấm bê tông đúc sẵn như tạo nếp sóng, tạo rãnh, tạo hoa văn hoặc bằng phẳng, và mỗi loại này sẽ tương ứng với các thiết kế cũng như có độ bền khác nhau.
21. Giằng chéo
Là một hệ thống được sử dụng để gia tăng độ bền vững của kết cấu công trình. Giằng cốt thép hình chữ X có thể giúp một công trình không bị sụp đổ trong trường hợp động đất.
22. Dầm đua
Là phần dầm gỗ đua ra khỏi bức tường. Toàn bộ thanh dầm (tính cả phần nâng đỡ bên trong và phần đua ra ngoài) dùng để nâng đỡ mái nhà, tuy nhiên riêng phần dầm đua lại có thêm tác dụng hỗ trợ giai đoạn bọc mái (làm vị trí đóng đinh).
23. Xây dựng đơn khối
Là phương pháp chỉ sử dụng những tấm bê tông và lắp ghép cố định chúng vào với nhau nhằm tạo thành một kết cấu bê tông hoàn chỉnh.
24. Bê tông đúc sẵn
- Là một trong những loại bê tông thường được sử dụng nhất. Đây là những tấm bê tông đã được làm sẵn để đưa đến công trường hoặc để nâng lên những vị trí cao.
- Bê tông đúc sẵn có thể có dạng khối hoặc tấm, không chỉ là vật liệu vững chắc mà còn tiện dụng, ứng dụng linh hoạt.
25. Xà gồ
Là hệ thống những thanh ngang giúp chống đỡ sức nặng của vật liệu khi thi công tầng mái, mái nhà.
26. Dự toán xây dựng
Là công đoạn tính toán, dự trù chi tiết về vật tư và nhân công cần thiết để hoàn thành dự án xây dựng. Công đoạn này giúp chủ dự án biết được những vấn đề và chi phí phát sinh trong quá trình thi công.
27. Rui mái
Hệ thống khung gỗ tạo hình mái nhà (thường hình tam giác, nghiêng về 2 bên), có vai trò nâng đỡ vật liệu và chịu lực, được cố định vào tường và thường đua ra ngoài tường để tạo thành mái hiên.
28. Dầm biên
Trong hệ thống dầm nâng đỡ sàn nhà, dầm biên được gắn vào đầu của dầm chính, hỗ trợ chịu lực cho các viền mép của sàn nhà.
29. Bê tông vụn
Để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí phát sinh, những khối bê tông không được dùng tới sẽ được đập nát thành những mảnh vụn, sử dụng làm lớp nền cho một bề mặt mới thay vì di chuyển chúng tới vị trí khác.
30. Gỗ ốp tường
Là những tấm gỗ, ván gỗ loại rẻ được ốp lên tường nhà, nhà kho hoặc chuồng trại. Vài năm trở lại đây, gỗ ốp tường trở nên phổ biến hơn và được ứng dụng nhiều hơn trong không gian sống hiện đại của nhiều gia đình.
31. Hệ cọc chống
Được lắp đặt tạm thời tại chỗ, là phương pháp lắp ráp các cọc bằng kim loại hoặc gỗ để hỗ trợ nâng đỡ kết cấu công trình trong quá trình xây dựng. Những cọc chống có thể được lắp theo chiều dọc, ngang, chéo hoặc tùy thuộc vào nhu cầu hỗ trợ.
32. Dự trữ đất
Đất cát được đào bới trong quá trình xây dựng không hề bị lãng phí bỏ đi mà lại được thu gom và dự trữ. Lượng đất cát này sau đó sẽ được sử dụng vào các mục đích xây dựng phù hợp khác
33. Khung tường
Là hệ thống cột thẳng đứng bằng gỗ hoặc thép để hình thành khung tường hoặc vách ngăn trong công trình, có vai trò quyết định khả năng chịu lực của bức tường.
34. Kết cấu bên trên
Có thể hiểu là phần cấu trúc được xây dựng bên trên của cấu trúc khác. Thông thường, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả những phần của công trình nằm trên mặt đất, những phần nằm dưới mặt đất được gọi ngược lại là kết cấu ngầm.
35. Kết cấu vỏ mỏng
- Thường được sử dụng trong kiến trúc hiện đại. Các cấu trúc vỏ mỏng có dạng bề mặt cong làm bằng bê tông cốt thép, thường được dùng làm mái nhà.
- Hình dạng vỏ cong giúp phân tán đều đặn áp lực trên toàn bộ bề mặt, do đó có thể chịu được tải trọng rất lớn.
36. Giằng
Giằng là kỹ thuật gắn kết 2 mảng tường rỗng của một công trình bằng cách sử dụng dây kim loại hoặc nhựa để giằng vào nhau, hợp thành thể thống nhất.
37. Lễ cất nóc
- Lễ cất nóc là nghi lễ có nguồn gốc từ Bắc Âu, thường được cử hành khi người thợ xây đóng 1 dầm gỗ trên đỉnh của công trình để đánh dấu sự hoàn thành quá trình xây dựng.
- Ngày nay, buổi lễ này thường được tổ chức khi bắt đầu khởi công xây dựng phần nóc của công trình (gọi là lễ cất nóc), trở thành một sự kiện truyền thông cho các mục đích tiếp thị hoặc quan hệ công chúng.
38. Gia cố nền móng
Đây là hoạt động nâng khả năng chịu lực của cấu trúc nền móng hiện có. Tuỳ thuộc vào từng cấu trúc của nền móng và giải pháp gia cố mà có thể sử dụng các vật liệu như bê tông khối, dầm, móng chính, móng phụ.
39. Tấm biaxial rỗng
Các tấm bê tông cốt thép nhưng được tạo các lỗ rỗng bên trong để giảm khối lượng bê tông nhưng vẫn duy trì được độ bền vững. Phương pháp này còn giúp làm giảm chi phí, thường được sử dụng trong xây dựng ngày nay.
40. Bản vẽ hoàn công
Là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế.
41. Kiểm định xây dựng
Là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.
42. Giám định xây dựng
Là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này
43. Quan trắc công trình
Là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian
44. Thiết kế sơ bộ
Là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình.
45. Thiết kế kỹ thuật
Là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
---
Kiến Trúc Vinavic - đơn vị chuyên thiết kế thi công nhà trọn gói trên toàn quốc. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm có thể mang đến cho quý khách hàng mẫu nhà chất lượng vượt trội cùng thời gian.
Xem thêm: Quy trình giám sát thi công xây dựng cần lưu ý những điều gì?
Thông tin liên hệ
Công ty cổ phần kiến trúc Vinavic Việt Nam
Hà Nội: Zone 4.2, tầng 4, tháp B1, tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline Hà Nội: 0975678930
Hồ Chí Minh: 215K-215J Đường Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 TP.HCM
- Hotline TPHCM: 0982303304