Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán vật liệu xây dựng nhà 2 tầng
Việc tính toán vật liệu xây dựng nhà 2 tầng là một công việc quan trọng, giúp bạn ước tính được chi phí xây dựng và chuẩn bị nguồn lực phù hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng, bao gồm diện tích xây dựng, loại vật liệu xây dựng, quy cách thi công, kiến trúc nhà và đơn vị thi công.
Tham khảo bảng khai toàn chi phí và lượng vật liệu xây dựng nhà ở năm 2023 qua bài viết này, cùng các cách tự tính toán vật liệu hiệu quả và đơn giản nhất.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tính toán vật liệu xây dựng
Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là tổng diện tích của tất cả các mặt tường, sàn, mái,... của ngôi nhà. Vật liệu xây dựng được sử dụng để tạo ra các cấu trúc chịu lực và bao che này, thường được tính theo đơn vị m2 hoặc m3. Do đó, diện tích ngôi nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng vật liệu xây dựng nhà 2 tầng cần sử dụng.
Nhà có diện tích xây dựng lớn hơn sẽ cần nhiều vật liệu hơn để hoàn thiện. Ví dụ, một ngôi nhà 2 tầng có diện tích xây dựng 100m2 sẽ cần nhiều vật liệu xây dựng hơn một ngôi nhà 2 tầng có diện tích xây dựng 50m2.
Để tính toán vật liệu xây dựng, cần xác định diện tích của từng hạng mục công trình, bao gồm:
-
Diện tích móng: Bằng tổng diện tích móng nhà, móng cột, móng băng, móng bè,...
Diện tích móng nhà = Dài x Rộng
Diện tích móng cột = Chu vi cột x Hệ số móng cột (1,5) x Hệ số móng (1,2)
-
Diện tích sàn: Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở dựa trên diện tích tất cả các tầng, bao gồm diện tích sàn tầng 1, diện tích sàn tầng 2, diện tích sàn tầng tum,...
-
Diện tích mái:
Diện tích mái bằng = Dài x Rộng
Diện tích mái dốc = Dài x Rộng x Hệ số mái (1,2)
Diện tích mái thái = Diện tích mái dốc + Diện tích các mái phụ (nếu có)
-
Diện tích tường: Tính bằng tổng kích thước các bức tường bao, tường ngăn, tường vệ sinh,...
Diện tích tường = Dài x Rộng x Số bức tường
-
Diện tích cửa: Diện tích cửa được tính bằng tổng diện tích của tất cả các cửa trong nhà, bao gồm cửa sổ, cửa ra vào,...
Diện tích cửa = Chiều cao x Chiều rộng
Ví dụ, một ngôi nhà 2 tầng có diện tích sàn là 50m2, sử dụng mái bằng, diện tích tường bao là 100m2, diện tích tường ngăn là 50m2 và diện tích tường vệ sinh là 20m2, có 10 cửa sổ, mỗi cửa 1m2 và 2 cửa ra vào 2m2/cửa.
-
Diện tích móng = 50m2
-
Diện tích sàn 2 tầng = 50m2 x 2 = 100m2
-
Diện tích tường = 100m2 + 50m2 + 20m2 = 170m2
-
Diện tích mái = 50m2
-
Diện tích cửa sổ = 1m2 x 10 = 10m2
-
Diện tích cửa ra vào = 2m2 x 2 = 4m2
>>>> Từ mỗi hạng mục diện tích trên, gia chủ cần lập bảng tính toán vật liệu xây dựng một mẫu nhà đẹp 2 tầng để tính được số lượng gạch, đá, kính, gỗ,... cần mua.
Ngoài các hạng mục trên, còn có một số hạng mục khác như diện tích cầu thang, diện tích ban công,... Diện tích các hạng mục này được tính theo thực tế.
Loại vật liệu xây dựng
Loại vật liệu xây dựng có thể ảnh hưởng đến khối lượng, diện tích và chi phí của vật liệu cần sử dụng. Đây đều là những yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc khi tính toán vật liệu xây nhà 2 tầng. Những vật liệu có trọng lượng lớn, diện tích to, cần ít vật liệu để xây hoàn thiện nhà hơn. Vật liệu có chi phí cao sẽ phải được cân đối giảm số lượng để đảm bảo không vượt ngân sách.
Một ngôi nhà 2 tầng có diện tích mái bằng là 100m2.
-
Nếu sử dụng gạch có kích thước 10x20x10cm để xây tường, bạn sẽ cần sử dụng khoảng 2000 viên gạch.
-
Tuy nhiên, xây nhà bằng gạch 5x10x5cm cùng loại lại yêu cầu khoảng 4000 viên gạch.
Số lượng vật liệu xây dựng tăng lên là do diện tích gạch 5x10x5cm nhỏ hơn loại gạch còn lại.
Quy cách thi công
Quy cách thi công có thể thay đổi diện tích sử dụng và số lượng của vật liệu xây dựng ngôi nhà 2 tầng của bạn. Một viên gạch có kích thước tiêu chuẩn là 10x20x10cm, nhưng nếu sử dụng quy cách thi công tường dày thì diện tích sử dụng của mỗi viên gạch sẽ được độn lên, dẫn tới cần ít gạch để xây tường hơn. Hoặc nhà nào muốn làm tường dày 2 lớp chắc chắn sẽ phải sắm sửa nhiều gạch và vữa hơn so với xây tường đơn.
Kiến trúc nhà
Xác định được phong cách kiến trúc chính của ngôi nhà, bạn mới dự trù được diện tích xây dựng là bao nhiêu, cần các loại vật liệu gì hay phải thi công xây nhà theo quy cách nào. Kiến trúc càng phức tạp, cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng cả về số lượng và chi phí càng yêu cầu cao.
Một ngôi nhà xây theo phong cách cổ điển với nhiều chi tiết hoa văn phức tạp sẽ cần nhiều vật liệu trang trí mặt tiền hơn nhà 2 tầng hiện đại. Kiến trúc tân cổ điển cầu kỳ sẽ yêu cầu quy cách thi công tường, móng, mái,... khó hơn và gia cố nhiều lớp hơn so với nhà phong cách tối giản. Nhà xây mái thái sẽ cần số lượng ngói nhiều hơn so với nhà mái bằng.
Đơn vị thi công
Mỗi đơn vị nhà thầu thi công sẽ có một cách tính vật liệu nhà 2 tầng khác nhau. Có đơn vị tính toán dựa trên tình trạng thực tế nhà thi công đến đâu cần bao nhiêu vật liệu, có công ty xây dựng dự toán trước khi thi công. Có nơi tính theo khối lượng, có chỗ tính theo diện tích,... Gia chủ nên nghiên cứu kỹ cách tính của đơn vị thi công trước khi ký hợp đồng xây dựng để đảm bảo việc tính toán vật liệu xây dựng chính xác.
Một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ có kinh nghiệm tính toán vật liệu chính xác hơn, giúp bạn tiết kiệm chi phí xây dựng.
Cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng
Tham khảo bảng tính vật liệu xây nhà 2 tầng 100m2 mái thái hiện đại sau đây:
-
Diện tích: 100m2/sàn
-
Số tầng: 02
-
Diện tích xây dựng tính cả sảnh và mái: 240m2
TT | Vật tư | Tổng | Đơn vị |
---|---|---|---|
1 | Cát mịn | 115.24 | m3 |
2 | Cát Vàng | 48.09 | m2 |
3 | Dây thép | 198.31 | kg |
4 | Đá 1x2 | 71.48 | m3 |
5 | Đá 4x6 | 4.92 | m3 |
6 | Đinh | 103.54 | kg |
7 | Gạch chỉ 6,5x10,5x22 | 54,762.77 | Viên |
8 | Thép tròn D<10 | 4,756.85 | Tấn |
9 | Thép tròn 10 | 2,613.00 | Tấn |
10 | Thép tròn D>18 | 4,039.40 | Tấn |
11 | Xi măng | 30,009.05 | kg |
12 | Đá trang trí | 38.30 | m2 |
13 | Gạch lát nền, ốp vs | 222.48 | m2 |
14 | Cầu thang | 17.00 | m |
15 | Ngói | 3,300.00 | Viên |
16 | Ngói bò | 66.00 | Viên |
17 | Sơn lót | 190.08 | m2 |
18 | sơn phủ | 359.04 | m2 |
19 | Ventolít | 1,560.00 | kg |
20 | Xi măng trắng | 48.00 | kg |
22 | Cửa | 67.20 | m2 |
21 | Hệ vì kèo | Trọn gói | |
23 | Điện | Trọn gói | |
24 | Nước | Trọn gói | |
25 | Nhân công | 240 | m2 |
Lưu ý:
-
Khối lượng tính toán vật tư thi công trình trên chỉ mang tính tham khảo
Một số cách tính vật liệu phổ biến được các đơn vị thi công sử dụng trên thị trường hiện nay:
Tính vật liệu xây dựng theo khối lượng
Một số đơn vị thi công sẽ tính toán lượng vật liệu xây dựng cần sử dụng, bao gồm khối lượng gạch, khối lượng bê tông, khối lượng sắt thép,... dựa trên khối lượng của từng loại vật liệu xây dựng.
Lượng vật liệu một hạng mục = Diện tích x Định mức khối lượng vật liệu của hạng mục đó
Ví dụ, nhà 2 tầng có diện tích 50m2/sàn.
-
Định mức bê tông là 250kg/m3. Lượng bê tông cần sử dụng là: (50m2 x 2) x 250kg/m3 = 25,000kg
-
Định mức sắt thép là 20kg/m2. Lượng sắt thép cần sử dụng là: 100m2 x 20kg/m2 = 2,000kg
Cách tính vật liệu xây nhà 2 tầng theo hệ số
Ngoài ra, có những công ty thi công xây nhà tính cần bao nhiêu vật liệu xây dựng theo các hệ số như hệ số hao hụt, hệ số sai số,... Giờ đây, công thức tính lượng gạch, lượng ngói, lượng thép,... cần sử dụng sẽ được cập nhật thêm hệ số như sau:
Lượng vật liệu = Diện tích sử dụng x Định mức vật liệu x Hệ số
Cũng ngôi nhà 2 tầng 50m2, có định mức gạch xây tường 10 viên/m2, hệ số hao hụt gạch là 10%.
Lượng gạch = (50m2 x 2) x 10 viên/m2 x (1 + 10%) = 1100 viên
Tính vật liệu xây dựng theo diện tích
Cách tính vật liệu xây dựng cho 1m2 nhà 2 tầng dựa trên diện tích sử dụng của từng loại vật liệu xây dựng để tính toán tổng lượng vật liệu cần sử dụng.
Lượng vật liệu = Diện tích sử dụng x Định mức vật liệu
Ví dụ, nhà 2 tầng 50m2 ở trên có định mức ngói xây mái nhà 10 viên ngói/m2.
>>>> Lượng ngói = Diện tích mái x Định mức ngói = 50m2 x 10 viên/m2 = 500 viên
Trên đây là 3 cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng phổ biến hiện nay. Bạn có thể lựa chọn cách tính phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Nếu bạn muốn so sánh đối xứng các cách tính này để nắm được biểu giá và khối lượng trung bình giữa các bên thi công trước khi quyết định ký hợp đồng xây dựng với bất kỳ đơn vị nào, có thể thực hiện tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng online.
Hiện nay, có nhiều trang web cung cấp dịch vụ tính toán vật liệu xây dựng online. Bạn chỉ cần nhập thông tin về diện tích xây dựng, loại vật liệu,... thì hệ thống sẽ tự động tính toán lượng vật liệu cần sử dụng.
Giá vật liệu xây dựng nhà 2 tầng hiện nay tăng hay giảm?
Dự báo xu hướng thay đổi của giá vật liệu xây dựng năm 2023
Theo như số liệu phân tích thị trường, dự kiến giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng khoảng 3,2% trong năm 2023, do tăng theo giá nguyên vật liệu đầu vào. Sau một thời gian dài giãn cách xã hội và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các công trình cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Điều này kéo theo nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng vô cùng lớn.
Tuy nhiên cùng với việc mở cửa giao thương quốc tế, hoạt động nhập khẩu vật liệu cũng được đẩy mạnh. Bởi vậy nguồn cung trong nước cũng nhiều, đó là lí do vì sao giá vật liệu xây dựng được dự đoán tăng nhưng không đáng kể.
Xem thêm: Giá vật liệu xây dựng hiện nay tăng hay giảm trong năm 2023?
Dự báo cụ thể giá từng loại vật liệu xây dựng nhà 2 tầng năm 2023
Giá cả của từng loại vật liệu sẽ thay đổi linh hoạt, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, giá cả phải chăng đảm bảo chất lượng. Dưới đây là bảng bảng khái toán chi phí từng loại vật liệu xây nhà 2 tầng theo đơn giá hiện hành năm 2023 dựa trên sự thu thập đánh giá và cung ứng trên thị trường hiện nay:
STT | HẠNG MỤC CÔNG VIỆC | ĐƠN VỊ | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
---|---|---|---|---|
A | Móng | |||
1 | Cọc ép 200x200, sâu 5-7 m | m2 | 210,000 | |
B | Tầng 1 | |||
1 | Gạch ceramic 800x800 ốp lát | m2 | 210,000 | |
2 | Gạch ceramic 300x300 lát sàn vệ sinh | m2 | 170,000 | |
3 | Gạch ceramic 300x600 ốp nhà vệ sinh ốp cao 2m4 | m2 | 190,000 | |
4 | Đá ốp lát khu sảnh chính | m2 | 1,400,000 | |
5 | Đá ốp lát bậc thang và sảnh phụ | m2 | 1,000,000 | |
6 | Đá ốp lát cầu thang | m2 | 1,000,000 | |
7 | Lan can kính cầu thang | md | 1,600,000 | bao gồm tay vịn gỗ |
8 | Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp | m2 | 1,800,000 | bao gồm phụ kiện, hoa sắt |
9 | Cửa đi wc nhôm kính PMA | m2 | 1,600,000 | đã bao gồm phụ kiện |
10 | Bộ cửa đi sảnh chính, phụ, thông phòng gỗ lim Nam Phi | m2 | 2,600,000 | đã bao gồm khóa và phụ kiện(khóa cửa Huy Hoàng, phụ kiện Việt Tiệp) |
11 | Khuôn kép gỗ lim Nam Phi | md | 1,000,000 | đã bao gồm nẹp cửa |
12 | Khuôn đơn gỗ lim Nam Phi | md | 600,000 | đã bao gồm nẹp cửa |
13 | Sơn nội thất kova | m2 | 65,000 | |
14 | Sơn Ngoại Thất Kova cao cấp | m2 | 75,000 | |
15 | Sơn Giả Đá chân đế | md | 190,000 | |
16 | Thiết bị vệ sinh Inax | Bộ | 10,000,000 | |
17 | Vật tư điện (công tắc ổ cắm, tủ điện và át tô mát SINO. Bóng điện Rạng Đông, Philips,Panasonic) | 10,000,000 | không bao gồm đèn trùm trang trí | |
C | Tầng 2 | |||
1 | Gạch ceramic 800x800 ốp lát | m2 | 210,000 | |
2 | Gạch ceramic 300x300 lát sàn vệ sinh | m2 | 170,000 | |
3 | Gạch ceramic 300x600 ốp nhà vệ sinh ốp cao 2m4 | m2 | 190,000 | |
4 | Cửa sổ nhôm kính Việt Pháp | m2 | 1,800,000 | bao gồm phụ kiện, hoa sắt |
5 | Cửa wc nhôm kính PMA | m2 | 1,600,000 | đã bao gồm phụ kiện |
6 | Cửa đi ban công, thông phòng gỗ lim Nam Phi | m2 | 2,600,000 | đã bao gồm khóa và phụ kiện( khóa cửa Huy Hoàng, phụ kiện Viêt Tiệp) |
7 | Khuôn kép gỗ lim Nam Phi | md | 1,000,000 | đã bao gồm nẹp cửa |
8 | Khuôn đơn gỗ lim Nam Phi | md | 600,000 | đã bao gồm nẹp cửa |
9 | Sơn nội thất Kova | m2 | 65,000 | |
10 | Sơn Ngoại Thất Kova cao cấp | m2 | 75,000 | |
11 | Thiết bị vệ sinh Inax | Bộ | 10,000,000 | |
12 | Lan can kính ban công | md | 1,600,000 | |
13 | Mái nhựa poly an toàn che ban công | m2 | 800,000 | |
14 | Vật tư điện (công tắc ổ cắm, tủ điện và át tô mát SINO. Bóng điện Rạng Đông, Philips,Panasonic) | 10,000,000 | không bao gồm đèn trùm trang trí | |
D | Tầng áp mái, các phần mái dốc trang trí và các phần khác | |||
1 | Ngói Fujko | m2 | 200,000 | |
2 | Phần gạch trang trí mặt đứng | m2 | 260,000 | |
3 | Gạch rối ốp chân đế | m2 | 210,000 | |
4 | Trần thạch cao phòng khách, bếp | m2 | 185,000 | phòng khách + bếp ( phần hỗ trợ ) |
5 | Lam giả gỗ trang trí ngoài trời | m2 | 1,600,000 | |
6 | Mái bê tông | m2 | ||
7 | Máy bơm panasonic | 1 | 2,000,000 | |
8 | Téc nước Inox Sơn Hà 1.5m3 và phụ kiện đầu nối | 1 | 6,000,000 | |
9 | Hệ thống dây camera | |||
10 | Dây điện Trần Phú |
Lưu ý:
-
Đơn giá vật tư ở mức hoàn thiện cơ bản trung bình.
Những con số thống kê trên không phải chính xác tuyệt đối nhưng sẽ giúp quý khách hàng dễ dàng hình dung về mức giá vật liệu mới có thể sẽ được áp dụng trong năm 2023.
Những lưu ý khi thi công để tiết kiệm vật liệu xây dựng nhà 2 tầng
-
Sử dụng loại vật liệu xây dựng có định mức thấp: Xây 1m2 nhà ở yêu cầu định mức 8 viên/m2 nếu bạn sử dụng gạch rỗng, còn gạch đặc là 10 viên/m2. Vậy để xây cùng một diện tích cho cùng một ngôi nhà, phải tốn nhiều gạch rỗng hơn gạch đặc. Nếu bạn mua vật liệu có định mức thấp để xây nhà, bạn sẽ tốn kém nhiều chi phí và lượng vật liệu hơn.
-
Lựa chọn kiểu kiến trúc nhà đơn giản, ít chi tiết: Một ngôi nhà 2 tầng với kiến trúc đơn giản (hiện đại, tối giản, Nhật Bản,...) cần ít vật liệu trang trí mặt tiền hơn, ít vật liệu gia cố mái, móng, cột hơn, diện tích không yêu cầu quá lớn,... so với những căn biệt thự 2 tầng cổ điển, tân cổ điển cầu kỳ.
-
Tìm kiếm nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm: Nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm sẽ giúp bạn xây dựng nhà đúng kỹ thuật, hạn chế hao hụt vật liệu. Nếu đơn vị thi công không đúng kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng nứt tường, bong tróc sơn,... sau khi ở, kéo theo khối lượng và chi phí hao tổn mua vật liệu mới thay thế.
-
Xây nhà tránh mùa cao điểm: Giá vật liệu xây dựng thường biến động theo thời gian. Bạn nên lựa chọn thời điểm xây dựng khi giá vật liệu xây dựng thấp để tiết kiệm chi phí. Ví dụ, giá gạch xây dựng thường có hạ giá vào cuối năm. Nếu bạn xây nhà vào thời điểm đó thì bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mua gạch.
Trên đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm vật liệu xây dựng nhà 2 tầng. Hy vọng qua những chia sẻ của Vinavic về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lượng vật liệu xây dựng ở, cũng như các cách tính vật liệu xây dựng nhà 2 tầng đơn giản và dễ dùng, bạn sẽ chọn được quy cách xây dựng và đơn vị thi công phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của gia đình mình.
Xem thêm: Xây nhà, thiết kế biệt thự nên khoán hay tự mua vật liệu?