Nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng
Để một căn nhà trở nên vững chắc và an toàn thì đòi hỏi phần móng phải được thi công cẩn thận, tính toán theo tiêu chuẩn xây dựng, trong đó có nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng sao cho số lượng thép vừa phải và kết cấu bền vững.
Nguyên tắc bố trí thép dầm nhà 2 tầng chuẩn nhất
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng sẽ dựa theo phương thẳng dọc và phương ngang như sau: phần momen dương của cốt thép dầm chịu dọc kéo AS được đặt tại phần phía dưới, phía trên chính bố trí phần momen âm. Tại những vùng đã tính toán đặt cốt thép, ta nên ưu tiên đặt cốt thép ở nơi diện tích momen lớn nhất.
Bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng chiều dọc
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng theo tiết diện dọc sẽ bao gồm: bố trí thép dầm conson 2m, bố trí thép cốt, thép dầm nhịp 7m, nguyên tắc bố trí cốt thép dầm móng chung, bố trí thép dầm sàn và thép dầm chính.
Nguyên tắc chung
- Cốt thép dọc chịu lực kéo As được bố trí ở phía trên vùng lực mômen âm, ngược lại ở phía dưới vùng lực mômen dương
- Cốt thép được bố trí ở tiết diện có momen lớn nhất
Tối ưu tiết diện và giảm số lượng thanh thép
- Có thể cắt bớt hoặc uốn thanh thép để tối ưu tiết diện và giảm số lượng thanh thép.
- Lưu ý phải đảm bảo số lượng cốt thép còn lại đủ khả năng chịu lực momen uốn ở các vị trí thẳng góc hoặc có độ nghiêng.
- Cần đảm bảo phần cốt thép chịu lực chắc chắn ở đầu mỗi thanh.
Nguyên tắc bố trí thép dầm móng độc lập
- Bố trí thép độc lập là phương pháp bố trí cốt thép dầm móng tại từng vị trí gối hoặc nhịp bằng những thanh thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là linh hoạt trong bố trí và lựa chọn cốt thép, thi công thuận tiện. Tuy nhiên, phương pháp này không đạt được tối ưu về chi phí xây dựng.
- Cốt thép độc lập là những thanh thép thẳng có thể uốn tại vị trí đầu mút để tạo thành cốt thép xiên. Cốt thép độc lập được bố trí dựa theo khả năng chịu lực cắt. Độ dài đơn neo của cốt thép độc lập là 5⊘.
Số lượng cốt thép ở mỗi hàng tại nhịp bên, trên gối và nhịp giữa có thể khác nhau. Số lượng cốt thép được xác định dựa trên kết quả tính toán chịu lực của dầm móng.
Bố trí thép dầm giao nhau
Nguyên tắc chung khi bố trí bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng giao nhau, cần uốn các thanh chịu lực momen dương ở phần giữa nhịp lên phía trên để tạo thành cốt thép chịu lực momen âm. Khi uốn các thanh thép xiên này, cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Cân xứng tại các mặt phẳng đứng
- Tạo thành cốt thép chịu lực momen âm
- Không uốn chéo cốt thép
Bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng chiều ngang
Bố trí thép dầm móng của nhà 2 tầng theo chiều ngang cần tính toán cốt thép cho dầm bê tông cốt thép. Các kết cấu nằm ngang này phải chịu lực mô men uốn và lực cắt.
Trong quá trình bố trí, cần xác định khả năng chịu lực mô men uốn của dầm bê tông cốt thép trên một tiết diện thẳng góc và đáp ứng các điều kiện và yêu cầu đặc biệt của hệ thống khung giằng trong một số trường hợp công trình đặc biệt.
Bố trí cốt thép chịu lực
- Khoảng cách giữa 2 thanh thép chịu lực phải lớn hơn 0,05%.
- Nếu dầm rộng hơn 100mm, khoảng cách giữa 2 thành thép ở dưới phải lớn hơn đường kính thép và không nhỏ hơn 25mm.
- Neo nối cốt thép phải đảm bảo mật độ không vượt quá tiêu chuẩn an toàn của vùng kết cấu dầm không chịu lực uốn lớn.
Xác định đường kính cốt thép dọc dầm:
- Đường kính của cốt thép chịu lực dao động từ 12-25mm.
- Ở vị trí dầm chính, có thể chọn thép đường kính 32mm để bố trí.
- Không được chọn loại thép có đường kính lớn hơn 1/10 toàn bộ chiều rộng của dầm.
Khoảng hở cốt thép sử dụng để bố trí trong dầm
Trong nguyên tắc bố trí thép dầm móng, khoảng hở của cốt thép bố trí được hiểu là khoảng cách thống thủy và giá trị này không được nhỏ hơn trị số lớn và không được lớn hơn đường kính của cốt thép.
- Khoảng cách của phần cốt thép nằm dưới là 25mm
- Khoảng cách của phần cốt thép phía trên là 30mm
- Nếu như sắp xếp cốt thép thành 2 hàng thì hàng phía trừ 2 hàng phía dưới cùng phải lớn hơn 50mm. Cần chú ý không nên đặt cốt thép tại vị trí khe hở hàng dưới mà phải đặt ở vị trí hàng trên
- Nếu bạn thi công đổ bê tông bằng đầm dùi thì khoảng hở cốt thép giữa những lớp ở phía trên phải đảm bảo đầm dùi được đút lọt qua
Bố trí phần giao nhau của cốt thép dầm
Tại vị trí giao nhau của cốt thép dầm sẽ tạo thành điểm vuông góc giữa dầm chính và dầm sàn. Cốt thép ở những vị trí này có thể bị vướng vào nhau, nhất là đối với các thanh thép ở phía trên. Vì thế mà cốt thép dầm chính phải nằm phía dưới với cốt thép dọc của dầm sàn.
Tìm hiểu về cấu tạo thép dầm móng nhà 2 tầng
Trước khi tìm hiểu về các nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng thì cần phải hiểu rõ dầm móng là gì. Dầm móng hay còn được gọi với cái tên là giằng móng, đây là một bộ phận quan trọng dùng để liên kết các chân móng vào với nhau và tạo ra một thể thống nhất nhằm giúp tạo sự vững chắc, giảm sự sụt lún cho công trình.
Dầm móng trong móng băng thì sẽ gắn liền với lại móng và cũng có tác dụng liên kết các chân móng lại với nhau. Ở một số trường hợp thì giằng móng có thể kết hợp cùng với đà kiềng. Thường thì dầm móng sẽ có kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà và tùy vào vị trí của cột mà nó sẽ được đặt ở vị trí giữa, trong hoặc mặt ngoài của cột.
Vai trò kết cấu thép dầm móng nhà 2 tầng
Dựa trên những nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng có thể thấy rằng dầm móng đóng vai trò quan trọng đối với kết cấu của một công trình xây dựng, bao gồm:
- Tăng động vững chắc và phân bố đều tải trọng của công trình xuống nền móng
- Chống thống hay chống rạn nứt xảy ra ở móng hiệu quả
- Hạn chế đi sự biến dạng của sàn nhà trong mọi trường hợp
- Giúp cố định các điểm nút ở chân cột để chúng không bị xoay hay bị xô lệch
- Liên kết và tạo ra sự thống nhất chặt chẽ của nền móng, đảm bảo độ vững chắc cho kết cấu công trình
Cách bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng
Sau khi tìm hiểu về nguyên tắc bố trí thép dầm móng nhà 2 tầng, bạn cũng cần lưu ý một số ý sau:
- Thứ nhất: phải xác định đường kính tại phần cốt thép của dầm dọc: thông thường với ngôi nhà, dầm cốt thép chịu lực nằm trong khoảng từ 12 – 25mm. Tại dầm chính, bạn có thể lựa chọn dầm thép có đường kính lên tới 32mm.
- Thứ 2: phải có lớp bảo vệ cho thép dầm nhà 2 tầng: Trong mọi trường hợp, chiều dày của lớp bảo vệ phải lớn hơn hoặc bằng hơn đường kính cốt thép. Ngoài ra, yêu cầu về lớp bảo vệ cũng phải tuân theo quy định
- Thứ 3: lưu ý khi bố trí thép dầm nhà 2 tầng đó là các khoảng hở tại phần cốt thép của cả dầm. Theo tiêu chuẩn, khoảng cách giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn cả trị số to, trị số nhỏ hơn tại đường kính cốt thép. Chú ý rằng khi đặt cốt thép thành nhiều hàng, không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở hàng phía dưới.
Lưu ý: bố trí thép dầm nhà 2 tầng không nên lựa chọn loại có đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng của dầm. Hơn nữa, cũng không nên dùng quá 3 loại đường kính khác nhau của cốt thép chịu lực. Mỗi đường kính chênh lệch trong khoảng 2mm là hợp lý.
Xem thêm: Dầm nhà là gì? Kích thước, kết cấu, yếu tố phong thủy bạn cần biết