Tìm hiểu cấu trúc nhà ở gồm mấy phần?

Cẩm nang xây nhà
0
7927
Vinavic - 10/05/2023

Cấu trúc nhà ở gồm mấy phần hay ngôi nhà có bao nhiêu bộ phần cần xây là thắc mắc của nhiều người khi bắt đầu làm nhà. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu về cấu trúc cũng như đặc điểm kết cấu các bộ phận trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu cấu trúc nhà ở gồm mấy phần?
Tìm hiểu cấu trúc nhà ở gồm mấy phần?

Các loại hình nhà ở phổ biến hiện nay

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở 2014: "Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân". Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:

Nhà ở riêng lẻ

Đây là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ

Nhà chung cư

  • Loại hình nhà ở này có từ 2 tầng trở lên, nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. 
  • Mục đích nhà chung cư có thể được xây để ở và sử dụng hỗn hợp vừa ở vừa kinh doanh. 
Nhà chung cư
Nhà ở chung cư

Nhà thương mại

Đây là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

Nhà ở thương mại
Nhà ở thương mại

Nhà ở công vụ

Loại hình nhà ở này được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

Nhà tái định cư

Đây là những căn nhà bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở. Ngoài ra còn có nhà ở xã hội được sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

Nhà ở tái định cư
Nhà ở tái định cư

Tìm hiểu cấu trúc nhà ở gồm mấy phần?

Cấu tạo chung của nhà ở gồm 3 phần chính đó là phần móng, phần thân và phần mái. Mỗi phần lại được cấu tạo từ kết cấu chịu lực và bao che riêng.

Phần móng nhà

Móng nhà là kết cấu kỹ xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà hoặc các công trình xây dựng. Có chức năng chịu tải trọng trực tiếp của các công trình đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc cho ngôi nhà.

Móng nhà có chức năng chịu tải trọng trực tiếp
Móng nhà có chức năng chịu tải trọng trực tiếp cho toàn bộ công trình

Đọc thêm: Cách làm móng nhà 2 tầng: Chi tiết kết cấu, độ sâu, kích thước

Phần thân nhà

Thân nhà gồm hệ các cột bê tông, sàn bê tông và các dầm, đà bê tông cốt thép. Phần cầu thang bê tông cốt thép cũng có thể được tính vào thân nhà. Thân nhà là hệ thống khung xương bê tông giữ vai trò chịu lực toàn bộ ngôi nhà, nhận lực từ mái nhà và lực phát sinh trong bản thân thân nhà rồi truyền xuống móng. 

Thân nhà gồm hệ các cột bê tông, sàn bê tông và các dầm, đà bê tông cốt thép
Thân nhà gồm hệ các cột bê tông, sàn bê tông và các dầm, đà bê tông cốt thép

Việc thi công thân nhà bản chất là thi công bê tông cốt thép và xây gạch. Các phần việc chính là chuẩn bị phần thép, ghép cốp pha khuôn bê tông, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ninh kết, tháo cốp pha rồi xây tường. Trong đó: 

  • Thi công thép dầm và cột phải theo đúng bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài của các cấu kiện thép. Việc nối thép tuân thủ đúng quy định kỹ thuật.
  • Với thép sàn thì thường sàn có hai lớp hoặc lớp dưới và lớp momen xung quanh sàn.
  • Bố trí thép phải tuân thủ bản vẽ kết cấu. Khoảng cách hai lớp thép phải xa nhau, khoảng cách bảo vệ thép trong bê tông dưới và trên là ~1,5cm. Thường phải làm các thanh thép buộc kiểu “chân chó” để tránh hai lớp thép xẹp xuống gần nhau làm mất tác dụng chịu lực.

Phần mái nhà

Mái nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một tòa nhà. Mái nhà được xây dựng, thiết kể để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết như nóng, ánh sáng mặt trời, tuyết, thời tiết lạnh và gió.

Mái nhà được xây dựng, thiết kể để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết
Mái nhà được thiết kể để bảo vệ công trình khỏi ảnh hưởng của thời tiết

Hiện nay trên thị trường có đa dạng mẫu mã và chủng loại các loại mái như: mái nhật, mái thái, mái bằng, mansard hoặc mái tôn. 

Chi tiết bộ phận trong cấu trúc nhà ở gồm mấy phần

Cấu tạo chung của nhà ở gồm 3 phần chính đó là phần móng, phần thân và phần mái. Mỗi phần lại có những kết cấu riêng làm nên tổng thể. 

Nền móng

Người ta thường nói: “Móng nhà chính là cơ sở và nền tảng của một ngôi nhà vững chắc”. Vì vậy, việc xây dựng móng cần bền chắc, ổn định thêm vào đó là chống ẩm, chống thấm nước và chống ăn mòn.

Nền móng công trình nhà ở
Nền móng công trình nhà ở

Móng nhà bao gồm tường móng, trụ móng, đế móng. Bộ phận này nằm sâu dưới đất, chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà đồng thời truyền tải trọng của cấu trúc này xuống nền của móng.

Phần trụ chịu lực

Sau nền móng thì phần trụ chính là bộ phận có kết cấu chịu lực quan trọng nhất của ngôi nhà. Theo đó bao gồm các gối tựa ở những nơi đòi hỏi truyền trực tiếp tải trọng thẳng đứng xuống phần móng. Trụ được ví như “người chủ chốt”, gánh vác cả căn nhà an toàn.

Phần trụ chịu lực
Phần trụ chịu lực

Hệ thống cột 

Cột cũng có chức năng tương tự như trụ. Cột thuộc nhóm bộ phận kết cấu chịu lực. Cột cũng tựa gối trực tiếp lên móng, giúp trọng lượng truyền thẳng đứng xuống dưới phần móng.

Bộ phận mái

Mái nhà là bộ phận nằm trên cùng ngôi nhà. Mái có nhiệm vụ che chở ngôi nhà khỏi bị ảnh hưởng từ thời tiết. Đặc biệt là các điều kiện tự nhiên bên ngoài nói chung.

Bộ phận mái
Bộ phận mái của công trình nhà ở

Mái che được chia thành 2 bộ phận:

  • Các cấu tạo chịu lực gồm dầm, dàn, vỏ, vỉ kèo…
  • Các bộ phận lợp bao gồm giá đỡ (cầu phong, litô trong mái ngói). Cộng thêm các vật liệu không thấm nước khác như ngói, tấm fibro xi măng, tôn lượng sóng, giấy dầu, bê tông chống thấm…

Phần tường nhà

Tường là phần cấu tạo chính để tạo ra không gian trên mặt đất. Về cơ bản, nhờ có tường mà bạn có thể phân biệt được không gian giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà hay phân tách các phòng với nhau. Tường đỡ các tấm sàn, mái che và truyền lực xuống móng.

Theo vị trí

  • Tường bao: để che kín ngôi nhà và bảo vệ bên trong
  • Tường ngăn: giúp ngăn cách các phòng với nhau
Tường là phần cấu tạo chính để tạo ra không gian trên mặt đất
Tường là phần cấu tạo chính để tạo ra không gian trên mặt đất

Theo chức năng:

  • Tường chịu lực: chịu lực tác động từ trên xuống. Thông thường, tường ngăn sẽ hỗ trợ tường chịu lực tăng tính ổn định.
  • Tường không chịu lực: chỉ chịu tải trọng bản thân nó. Không liên kết với kết cấu khung thành hệ thống tải. Chúng được tự do bố trí thay đổi sao cho phù hợp hoàn cảnh.

Dầm sàn

  • Dầm là phần nằm ngang, công năng dùng để chống đỡ lực tác động thẳng góc theo chiều dài dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian các cột. Cột và dầm để hình thành nên hệ kết cấu khung. Đồng thời liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.
  • Sàn là tấm bê tông cốt thép nằm ngang và phẳng. Sàn có nhiệm vụ phân cách các tầng với lớp gạch lát. Sàn tựa vào tường chịu lực và trên các dầm khung chịu lực.

Cầu thang

Cầu thang là bộ phận được dùng để kết nối và đi lại giữa các tầng trong nhà.

Cầu thang trong nhà
Cầu thang trong nhà

Hệ thống cửa

  • Cửa đi có tác dụng liên hệ giữa các phòng. Dùng để ngăn cách bên trong và bên ngoài ngôi nhà, bảo đảm an ninh cũng như là thoáng khí cho ngôi nhà của bạn.
  • Cửa sổ được dùng để lấy ánh sáng và thông gió căn phòng. Hệ thống cửa còn có tác dụng để trang trí ngôi nhà thêm thẩm mỹ.
Hệ thống cửa ra vào và cửa sổ
Hệ thống cửa ra vào và cửa sổ

Bệ nhà và hè rãnh

Để bảo vệ bên tường không bị nước mưa làm hỏng. Các kiến trúc sư sẽ tạo ra hè rãnh và thềm nhà tiếp giáp với mặt đất. Thềm nhà sẽ rộng từ 60- 100cm và rãnh thu nước hè khoảng 25- 30 cm. Độ sâu khoảng 15- 20 cm. Mặt thềm hè thường đánh dốc về phía rãnh.

Bệ nhà và hè rãnh
Bệ nhà và hè rãnh

Bệ nhà thường được làm cao hơn hè từ 45- 75 cm. Hè lại được xây dựng cao hơn đất và lối đi vào khoảng 10- 15 cm. Mục đích tránh nước từ sân vườn và ngoài đường không tràn vào nhà đồng thời tầng trệt sẽ không bị ẩm.

Bồn hoa và bậc tam cấp

Bậc tam cấp giúp kết nối phần trong và ngoài nhà thường rộng 30cm và cao 15cm. Bậc đầu tiên sẽ cách cửa ra vào ít nhất 60 cm. Chiều dài bậc tối thiểu sẽ vượt ra khỏi mép cửa mỗi bên ít nhất khoảng 30 cm.

Bậc tam cấp giúp kết nối phần trong và ngoài nhà
Bậc tam cấp giúp kết nối phần trong và ngoài nhà

Trên thềm tam cấp có trang bị mái hắt che mưa. Hai bên tam cấp có tổ chức bồn hoa. Mái hiên che phủ hết tam cấp, hoặc tối thiểu là đưa ra khỏi cửa khoảng 120cm. Khu vực này nên được trang trí đẹp và đủ sức hấp dẫn. Từ đó tạo ra sự độc đáo của gia chủ.

Vách ngăn

Vách ngăn có nhiệm vụ chia các không gian. Vách ngăn thường nhẹ, chỉ dày từ 6 đến 12cm có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau nhưng đảm bảo yêu cầu che kín đáo, cách ấm. Thêm vào đó là cách nhiệt và chống ẩm.

Vách ngăn có nhiệm vụ chia các không gian
Vách ngăn có nhiệm vụ chia các không gian

Ban công và lô gia

  • Ban công là các mặt sàn có thể chịu lực được làm nhô ra khỏi mặt nhà. Phần này néo vào tường hoặc sàn, tạo điều kiện để người dùng có thể tiếp cận với không gian thoáng đãng bên ngoài.
  • Ban công không nên xây đưa ra quá 1.2m, mặt thấp hơn nhà 5 đến 10cm. Điều này nhằm đảo bảo mưa không tràn vào phòng. Đồng thời cần cấu tạo lan can bảo vệ cao ít nhất 90cm.
Ban công và lô gia nhà ở
Ban công và lô gia nhà ở

Từ những thông tin trên chắc chắn các bạn đã nắm rõ được các bộ phận cấu tạo của căn nhà nhằm trang bị các kiến trúc cơ bản trước khi bắt đầu quá trình làm nhà. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được mẫu nhà ưng ý phù hợp với bản thân và tiềm lực kinh tế gia đình. 

Xem thêm: Tìm hiểu quy trình xây dựng nhà gồm mấy bước ?

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Tìm hiểu cấu trúc nhà ở gồm mấy phần?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.16898 sec| 2443.055 kb