Cách làm móng nhà 2 tầng: Chi tiết kết cấu, độ sâu, kích thước
- 1. Móng nhà có vai trò như thế nào?
- 2. Các loại móng nhà thông dụng hiện nay
- 3. Cách làm móng nhà 2 tầng: Chi tiết kết cấu, độ sâu, kích thước
- 4. Chi phí làm móng nhà 2 tầng tiết kiệm nhất
- 5. Một số lưu ý khi làm móng nhà
Trong quá trình thi công xây dựng nhà ở, hạng mục quan trọng nhất là móng nhà. Vậy cách làm móng nhà 2 tầng như thế nào để đảm bảo chất lượng an toàn, ngôi nhà vững chãi không bị sụt lún, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Móng nhà có vai trò như thế nào?
- Móng nhà là một hạng mục thi công đổ nền móng cho ngôi nhà với chất liệu bằng bê tông, cốt thép. Phần móng nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình như nhà phố, biệt thự, nhà vườn, chung cư cao tầng.
- Móng nhà có nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng toàn bộ công trình. Vì vậy phải đảm báo sự chắc chắn, bền vững cho ngôi nhà, mang đến sự an toàn cho người sử dụng.
Các loại móng nhà thông dụng hiện nay
Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
Móng đơn
Móng đơn là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất, tiết kiệm nhất trong các loại móng. Khả năng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và độ cứng bê tông cốt thép. Móng đơn được sử dụng phía dưới chân của cột nhà, cột sảnh và mố trụ.
Móng đơn nằm riêng lẻ trên mặt đất, có hình dạng là chữ nhật, hình vuông, tám cạnh hoặc tròn. Độ giới hạn chịu lực của móng đơn ở mức trung bình và thường được dùng để sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.
Móng băng
Loại móng này được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng bởi tính dễ thi công và giá thành ở mức vừa phải. Ngoài ra khả năng chịu lực, chịu lún của móng khá đồng đều.
Hình dạng của móng là dạng dải dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ. Đối với nền đất yếu, lún, ngoài việc đầm chặt đất người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái.
Móng bè
Móng bè là một trong những loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu. Móng bè được xây dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, bể chứa nước, hồ bơi hoặc nhà cao tầng có kết cấu lún lệch không đều.
Kết cấu móng bè trải rộng trên toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Loại móng này có ưu điểm phân bố tải trọng đồng đều trên nền đất giúp giảm sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu. Cách làm này giúp tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống tận lớp đất đá cứng dưới sâu.
Cấu tạo móng gồm 2 phần là cọc và đài cọc. Phần cọc có thể đóng, hạ những cây cọc cỡ lớn xuống sâu. Nhờ đó mà làm tăng khả năng chịu lực lớn cho móng công trình.
Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng
Móng nhà bằng gạch
Móng nhà này được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc không nung. Thông thường loại này được sử dụng cho thiết kế căn nhà cấp 4, nhà ở tạm hoặc công trình phụ có tải trọng nhỏ.
Những khu vực có nền đất yếu địa chất từng là ao, hồ, đầm ngập nước thì không nên xây móng nhà bằng gạch.
Xây nhà móng đá hộc
Loại móng này được sử dụng cho những công trình có quy mô lớn, phù hợp với những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển. Chúng ta thường thấy xây móng nhà bằng đá ở các khu vực vùng núi.
Móng nhà bằng bê tông cốt thép
Đây là loại móng nhà bền nhất áp dụng cho mọi địa hình và điều kiện địa chất. Móng được làm bằng bê tông cốt thép có ưu việt về tuổi thọ, độ chịu lực và độ chắc chắn cho căn nhà.
Phân loại móng nhà theo kết cấu móng
Móng nhà đổ khối
Phương pháp này là sự liên kết của các loại vật liệu bê tông, cốt thép, đá hộc. Móng nhà đổ khối có độ bền cao, chắc chắn và được sử dụng rộng rãi trong thi công xây dựng.
Móng nhà dạng lắp ghép
- Là loại móng thiết kế kết cấu có sẵn và khi thi công làm móng nhà sẽ lắp ghép lại thành hình khối mong muốn. Ưu điểm là thời gian thi công nhanh, độ bền cao.
- Tuy nhiên hạn chế là với điều kiện địa hình vận chuyển, lắp ghép không tốt sẽ khiến chi phí làm móng bị đội lên cao.
Cách làm móng nhà 2 tầng: Chi tiết kết cấu, độ sâu, kích thước
Về cơ bản quá trình thi công các loại móng không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, mỗi loại móng nhà khác nhau: móng băng, móng bè, móng cọc… lại có những yêu cầu và kĩ thuật riêng. Dưới đây sẽ là quy trình tiêu chuẩn để thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật và đạt được sự bền chắc.
Đọc thêm: Chia sẻ cách làm móng nhà tiết kiệm nhất đảm bảo kỹ thuật
Quy trình xây móng nhà 2 tầng
Khi xây móng nhà 2 tầng cần có những bước sau đây:
- Công tác đóng cọc.
- Công tác đào hố móng.
- Công tác làm phẳng mặt hố móng.
- Công tác kiểm tra cao độ lót móng.
- Đổ bê tông lót & cắt đầu cọc.
- Tiến hành ghép cốp pha móng.
- Công tác đổ bê tông móng.
- Công tác tháo cốp pha móng.
Quy trình làm móng bè
Thiết kế móng bè cho công trình dân dụng nhà 2 tầng là kiểu kết cấu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình yếu và đọng nước.
- Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế
- Bước 2: Đào đất hố móng
- Bước 3: Xây tường móng
- Bước 4: Bố trí thép móng bè
- Bước 5: Đổ bê tông giằng móng
- Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông
Tham khảo: Quy trình xây nhà từ móng đến mái chi tiết và đầy đủ nhất 2023
Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn
Dưới đây là quy trình cách làm móng cọc đối với nhà 2 tầng:
- Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công
- Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất.
- Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước.
- Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng
- Bước 5: Ghép cốt pha
- Bước 6: Đổ bê tông móng cọc
- Bước 7: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng
Có thể tháo cốt pha sau 1-2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.
Chi phí làm móng nhà 2 tầng tiết kiệm nhất
Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng
Diện tích công trình xây dựng
- Diện tích móng được tính khoảng 30% – 50% diện tích mặt sàn. Tuy nhiên diện tích xây dựng nền móng có thể bị ảnh hưởng do tính chất của nền đất và thiết kế của công trình.
Quy mô công trình
-
Công trình có quy mô càng lớn thì tải trọng gây ra lên nền móng càng lớn. Khi đó càng tốn nhiều chi phí cho việc gia cố nền móng để đảm bảo chất lượng công trình.
Đơn giá thi công
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng móng. Được tính dựa vào chi phí nguyên vật liệu với chi phí thuê nhân công trên m2 móng. Tùy vào mỗi địa phương và thời điểm mà đơn giá sẽ khác nhau.
Hướng dẫn cách tính chi phí xây móng chính xác
Quy đổi diện tích nền móng
Để tính được chi phí xây dựng móng nhà một cách chính xác thì bạn cần phải tính được diện tích xây dựng từng phần của ngôi nhà sau đây.
- Diện tích phần móng công trình từ 30% – 50%
- Diện tích tầng trệt ngôi nhà là 100%
- Diện tích tầng lửng: Khu vực đổ sàn: được tính là 100%, khu vực để trống được tính là 50%
- Diện tích tầng 2 được tính 100%
- Diện tích mái: thường rơi vào khoảng 50%
- Diện tích sân và tường rào: 100%
Diện tích sân thượng:
- Khu vực tum có mái che: được tính 100%
- Sân thượng trước và sau: 70%
Cách tính chi phí làm móng nhà
Để có thể tính toán chi phí làm móng nhà chuẩn xác nhất thì cần xác định được đơn giá thi công, chi phí vật tư, nhân công thực hiện trên 1m2 nền móng. Chẳng hạn:
- Chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện: 3.600.000 đ/m2
- Chi phí xây nhà trọn gói: 5.600.000 đ/m2 – 6.300.000 đ/m2
Việc lựa chọn móng nhà cho công trình của bạn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà của bạn.
- Chi phí làm móng cọc và móng đơn: 30% x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
- Móng băng một phương: 50% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
- Móng băng hai phương: 70% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô
- CMóng cọc (ép tải): (250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc + thợ ép cọc: 20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô)
- Móng cọc (khoan nhồi): (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô)
Một số lưu ý khi làm móng nhà
Khi làm móng gia chủ cần chú ý đến một số vấn đề sau để công trình đảm bảo an toàn, chất lượng.
Chọn loại móng nhà phù hợp
Loại móng nhà mà chủ đầu tư lựa chọn sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến độ kiên cố của công trình xây dựng. Gia chủ cần khảo sát địa chất khu vực xây dựng với những yếu tố sau:
- Chiều dày và đặc điểm của lớp đất mặt
- Đặc điểm địa chất của các tầng lớp đất sâu
- Đánh giá khả năng chịu tải của nền đất
- Các mạch nước ngầm (nếu có) và đặc tính sinh hóa trong đất
- Đánh giá tác động môi trường
Lựa chọn sai loại móng nhà có thể gây lãng phí, giảm chất lượng và mất an toàn cho công trình. Đồng thời công tác khắc phục hậu quả, sửa chữa có thể rất phức tạp về sau.
Chọn độ sâu thi công móng nhà
Độ sâu chôn móng sẽ phụ thuộc vào địa hình, thủy văn của khu vực xây dựng. Khi chọn độ sâu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí thi công và hoàn thiện.
- Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
- Trường hợp nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm ít nhất là 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của hầm.
- Tải trọng công trình càng lớn thì yêu cầu móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế tối đa sụt, lún.
- Nếu công trình chịu tải trọng ngang, momen uốn lớn thì thi công móng nhà cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để chống tình trạng trượt, lật.
Thi công móng nhà trên nền đất yếu
Nhận biết nền đất yếu
- Định tính: Nhìn chung các nền đất cấu thành từ quá trình bồi đắp được xem là có địa chất nền yếu. Ví dụ như: khu vực đất cát ven sông; khu vực ao hồ, đầm lầy; đất ruộng; đất than bùn; đất cát chảy…
- Định lượng: hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, hệ số nén, độ biến dạng… Các chỉ tiêu sẽ được kiểm tra dựa trên việc đo dạc, lấy mẫu phân tích và làm thí nghiệm.
Giải pháp xử lý móng với nền đất yếu
- Phương pháp cơ học: làm chặt nền bằng đầm chấn động, dùng lưới cơ học, vải địa, đệm cát…
- Phương pháp nhiệt học: sử dụng khí nóng có nhiệt độ trên 800 độ C để làm thay đổi các đặc tính lý hóa trong nền đất. Chỉ áp dụng đối với đất sét và đất cát mịn.
- Phương pháp thủy lực: dùng cọc thấm, lưới thấm, vật liệu composite, bơm chân không và điện thẩm
- Ưu tiên sử dụng phương pháp làm móng cọc hoặc móng bè.
Xem thêm: Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?