Chi phí làm móng nhà 1 tầng chi tiết nhất

Cẩm nang xây nhà
0
7382
loan - 19/12/2023

Móng là phần dưới cùng của ngôi nhà 1 tầng, có chức năng chịu tải trọng của toàn bộ công trình và truyền tải tải trọng xuống nền đất. Do đó, móng nhà là một hạng mục quan trọng, cần được thiết kế và thi công cẩn thận, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Hiện nay, có 3 loại móng nhà 1 tầng phổ biến: móng đơn, móng băng, và móng cọc. Mỗi loại móng có ưu nhược điểm và quy cách xây dựng khác nhau, dẫn đến chi phí làm móng nhà 1 tầng khác nhau.

Làm móng nhà 1 tầng hết bao nhiêu tiền?
Làm móng nhà 1 tầng hết bao nhiêu tiền?

Cách tính chi phí làm móng nhà 1 tầng

Chi phí làm móng đơn

Móng đơn là loại móng nông, được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ, như nhà cấp 4, nhà trọ,... Chi phí làm móng đơn nhà 1 tầng đã được bao gồm trong đơn giá xây dựng.

Cách tính diện tích móng nhà 1 tầng
Cách tính diện tích móng nhà 1 tầng

Chi phí làm móng băng

Loại móng này khá nông, được sử dụng cho các công trình có tải trọng trung bình, như biệt thự 1 tầng, biệt thự nhà cấp 4 trên 200m2,... Chi phí làm móng băng được tính theo công thức:

Chi phí làm móng băng một phương = 50% x Diện tích sàn x Đơn giá xây thô

Chi phí làm móng băng hai phương = 50% x Diện tích sàn x Đơn giá xây thô

Ví dụ: Một ngôi nhà 1 tầng có diện tích 100m2, đơn giá xây thô là 3,7 triệu đồng/m² thì chi phí làm móng băng sẽ là:

Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% x 100m2 x 3.700.000 đ/m2 = 185.000.000 đồng

Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% x 100m2 x 3.700.000 đ/m2 = 259.000.000 đồng

Diện tích móng băng nhà 1 tầng
Diện tích móng băng nhà 1 tầng

Chi phí làm móng cọc (ép tải)

Móng cọc sâu thường được dùng cho các công trình nhà 1 tầng có tải trọng lớn như nhà xưởng, thiết kế biệt thự,... Chi phí làm móng cọc ép tải được tính theo công thức:

Chi phí móng cọc ép tải = (đơn giá cọc/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) + (tiền thuê nhân công ép cọc) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích sàn x đơn giá xây thô)

Cấu tạo móng cọc
Cấu tạo móng cọc

Trong đó:

  • Giá cọc: Giá cọc tùy thuộc vào loại cọc, kích thước cọc và chất liệu cọc.

  • Số lượng cọc: Số lượng cọc cần thiết phụ thuộc vào tải trọng của công trình và địa chất của khu vực xây dựng.

  • Chiều dài cọc: Chiều dài cọc phụ thuộc vào chiều sâu của lớp đất tốt.

  • Nhân công ép cọc: Chi phí nhân công ép cọc thường dao động từ 20-30 triệu đồng/công trình.

  • Hệ số đài móng: Hệ số đài móng thường dao động từ 0,2-0,3.

Giả sử cũng là ngôi nhà 1 tầng trên với diện tích 100m2, tiền công thợ 20.000.000 đồng, giá cọc 250.000 đ/m, chiều dài cọc là 10m, số lượng cọc là 20 thì chi phí làm móng cọc ép tải sẽ là: (250.000đ/m x 20 cọc x 10m) +(20.000.000 đồng) + (0.2 x 100m² x 3.700.000 đồng/m²) = 144.000.000 đồng

Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi)

Móng cọc khoan nhồi có độ sâu, độ bền cao nhất. Công thức tính chi phí móng cọc khoan nhồi nhà 1 tầng giống tương tự công thức tính chi phí móng cọc ép tải. Tuy nhiên, đơn giá khoan nhồi cọc sẽ đắt gấp 1.5 - 2 lần đơn giá ép cọc, và không có chi phí thuê thợ ép cọc trong công thức này.

Chi phí móng cọc khoan nhồi = (450.000 đ/m x 20 x 10m) +(0.2 x 100m2 x 3.700.000 đ/m2) = 164.000.000 đồng

Báo giá xây thô nhà 1 tầng
Báo giá xây thô nhà 1 tầng

Như vậy, tổng quan, chi phí làm móng nhà 1 tầng = diện tích móng x đơn giá xây thô. Diện tích móng cần xác định theo phần trăm diện tích xây dựng. Đồng thời, một số loại móng như móng băng hay móng cọc còn tính thêm các yếu tố như hệ số đài móng hay tiền công, giá cọc,... vào chi phí tổng. Để xác định chính xác chi phí làm móng, bạn cần liên hệ với đơn vị thiết kế và thi công để được tư vấn cụ thể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 1 tầng

Ngoài loại móng, chi phí làm móng nhà 1 tầng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Điều kiện địa chất: Nếu nền đất yếu, cần sử dụng loại móng có tải trọng lớn hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.

  • Vị trí đào móng: Móng xây dựng ở những khu vực hẻo lánh, giao thông khó khăn có thể tốn thêm chi phí vận chuyển vật liệu và nhân công.

  • Đơn giá phần thô: Đơn giá phần thô là giá thành xây dựng phần thô của ngôi nhà, bao gồm cả chi phí làm móng.

  • Tải trọng của công trình: Tải trọng công trình càng lớn, cần sử dụng loại móng có kích thước và độ sâu lớn hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.

Các loại móng nhà 1 tầng
Các loại móng nhà 1 tầng
  • Khả năng chịu lực của vật liệu: Giá mua vật liệu xây dựng tùy thuộc vào từng khu vực. Đồng thời, sử dụng vật liệu bền chắc như bê tông cốt thép, thép chất lượng cao sẽ làm tăng chi phí.

  • Giá nhân công và kỹ thuật thi công: Chi phí nhân công có thể dao động tùy theo khu vực, tay nghề của thợ và thời gian thi công. Một số kỹ thuật thi công phức tạp như ép cọc nghiêng, gia cố nền móng sẽ có chi phí cao hơn.

  • Diện tích xây dựng: Diện tích xây dựng càng lớn, cần sử dụng nhiều vật liệu hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.

  • Thiết kế móng: Thiết kế móng phức tạp, cầu kỳ, cần nhiều thời gian và công sức thi công, dẫn đến chi phí cao hơn.

Lưu ý khi tính chi phí làm móng nhà 1 tầng

Khi tính chi phí làm móng nhà 1 tầng, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tham khảo giá cả từ nhiều đơn vị thi công khác nhau để có được báo giá chi phí móng nhà 1 tầng chính xác, bạn nên tham khảo giá cả từ nhiều đơn vị thi công khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có được mức giá tốt nhất.

  • Làm rõ các hạng mục công việc bao gồm trong báo giá. Nên ký kết hợp đồng xây dựng rõ ràng, đầy đủ các điều khoản về chi phí, thời gian thi công và chất lượng công trình. Điều này sẽ giúp bạn tránh những phát sinh chi phí ngoài ý muốn.

Lựa chọn đơn vị thi công uy tín dù xây nhà 1 tầng
Lựa chọn đơn vị thi công uy tín dù xây nhà 1 tầng
  • Lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Điều này sẽ đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công.

  • Tham khảo ý kiến của các chuyên gia xây dựng để lựa chọn loại móng phù hợp với tải trọng của công trình nhà 1 tầng, địa chất khu vực xây dựng và ngân sách của bạn. Không nên tự ý giảm chất lượng móng nhà để tiết kiệm chi phí, vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và độ bền của công trình.

  • Lập kế hoạch chi tiết về vật liệu, nhân công và thời gian thi công để tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến. Nếu có thể, hãy tận dụng nguồn nhân công và vật liệu có sẵn ở địa phương để giảm chi phí thuê thợ.

Chi phí làm móng nhà 1 tầng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc hiểu rõ các yếu tố này và các mẹo tiết kiệm chi phí sẽ giúp bạn lựa chọn phương án xây dựng tối ưu nhất, tiết kiệm được tối đa ngân sách.

Xem thêm: Bảng tính chi phí làm móng nhà 2 tầng chi tiết nhất

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Chi phí làm móng nhà 1 tầng chi tiết nhất
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.12138 sec| 2409.438 kb