Cốp pha là gì? Top 5 loại cốp pha xây dựng thịnh hành hiện nay

Cẩm nang xây nhà
0
22
Nhung - 28/04/2025

Cốp pha là gì? đây là câu hỏi của khá nhiều chủ nhà khi chuyển bị xây dựng công trình. Vậy qua bài viết dưới đây VINAVIC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về cốp pha và những lưu ý khi sử dụng cốp pha. Bạn hãy xem ngay nhé!

Cốp pha là gì?

Cốp pha còn có tên gọi khác là ván khuôn là khuôn đúc tạm thời được dùng trong các công trình xây dựng để định hình bê tông tươi cho đến khi bê tông đông cứng và đạt cường độ nhất định.

Trước đây cốp pha được làm bằng những ván gỗ, nhưng ở thời hiện đại thì chúng được làm bằng thép, sắt, sợi thủy tinh và những vật liệu khác.

Cốp pha còn có tên gọi khác là ván khuôn

Phân loại cốp pha

Theo vật liệu:

  • Cốp pha gỗ: truyền thống, dễ gia công nhưng độ bền thấp
  • Cốp pha thép: chắc chắn, tái sử dụng nhiều lần, độ chính xác cao
  • Cốp pha nhựa: nhẹ, dễ vệ sinh, tiết kiệm nhân công
  • Cốp pha nhôm: hiện đại, thi công nhanh, dùng nhiều trong nhà cao tầng
Cốp pha có khả năng chịu lực cao

>>> Dành cho bạn

69+ Mẫu biệt thự 2 tầng 120m2 đẹp xu hướng thịnh hành 2025

39 Thiết Kế Biệt Thự 2 Tầng Mái Ngói Đẹp, Sang Trọng, Bền Vững

65+ Thiết kế nhà 2 tầng 3 phòng ngủ 60m2 tiện nghi được yêu thích nhất

Theo vị trí sử dụng:

  • Cốp pha móng
  • Cốp pha cột
  • Cốp pha dầm – sàn
  • Cốp pha tường
Cốp pha được sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng

Cấu tạo cốp pha

Cốt pha có 2 phần chính đó là:

Hệ ván khuôn: Là các mặt phẳng tiếp xúc trực tiếp với bê tông, tạo khuôn chứa bê tông bên trong và không cho bê tông bị chảy ra bên ngoài.

Hệ giá đỡ: Là phần chịu lực bên dưới hệ ván khuôn chịu lực cho toàn bộ kết cấu khung. Bao gồm: gông, giằng, văng, chống, đà (đà ngang), giáo (giáo chống), dây tăng đơ,…

Chức năng của cốp pha xây dựng

  • Làm phần khuôn đúc bê tông như cột tường, cột đỡ, cột kệ,...
  • Làm phần nâng và giữ kết cấu cho bê tông chưa đạt độ cứng theo tiêu chuẩn
  • Khuôn cốp pha càng chắc thì chất lượng bê tông càng cao
  • Tạo hình dạng kích thước cho bê tông như móng, cột, dầm, sàn,...
  • Giữ ổn định khối bê tông tươi trong suốt quá trình đổ và đông cứng
  • Kiểm soát về mặt hoàn thiện của bê tông gúp bê tông phẳng, nhẵn, thẳng hơn...
Chức năng của cốp pha xây dựng

Tính toán cốp pha trong thi công như thế nào?

Việc tính toán côp pha rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và ngoài ra còn giúp xác định khối lượng vật liệu, chi phí có thể sử dụng và kế hoạch thi công công bê tông cốt thép.

Cốp pha cột (hình chữ nhật):

Diện tích = (Chu vi mặt cắt cột) × Chiều cao

Ví dụ: Cột 0.3m × 0.4m, cao 3.5m

Chu vi = (0.3 + 0.4) × 2 = 1.4m

Diện tích cốp pha = 1.4 × 3.5 = 4.9 m²

Cốp pha dầm:

Diện tích = (Diện tích 2 bên hông + đáy) × Chiều dài dầm

Cốp pha sàn:

Diện tích = Diện tích mặt sàn

Ví dụ: Sàn 5m × 10m → Diện tích = 50 m²

Cốp pha tường:

Diện tích = Chiều dài tường × Chiều cao tường

Cốp pha giúp tạo hình dạng kích thước cho bê tông như móng, cột, dầm, sàn,...

Lưu ý khi sử dụng cốp pha

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cốp pha để giúp đảm bảo chất lượng bê tông, an toàn và hiệu quả về kinh tế cho gia đình bạn:

Lắp dựng chắc chắn đúng kỹ thuật

Cốp pha cần vững chắc, ổn định, chịu được trọng tải bê tông tươi và khả năng chịu lực

Dùng giằng, khóa, chống,...đúng cách để tránh xê dịch và bung vỡ.

Đảm bảo kín khít

Các mối nối, khe hở cần được bịt kín để tránh rò rỉ vữa ra bên ngoài gây tổn thất và yếu kết cấu.

Đặc biệt chú ý những vị trí khác như góc, đáy cột, nơi giao nhau của cốp pha

Bôi dầu (chống dính) trước khi đổ bê tông

Bôi dầu chuyên dụng lên bề mặt cốp pha giúp cho

  • Dễ tháo dỡ
  • Bảo vệ bề mặt bê tông
  • Tăng tuổi thọ cốp pha
Lưu ý khi sử dụng cốp pha

Đảm bảo đúng kích thước & cao độ

Kiểm tra kỹ tim trục, kích thước hình học và cao độ cốp pha theo bản vẽ trước khi đổ bê tông.

Dùng máy thủy bình, máy toàn đạc (nếu có) để đảm bảo độ chính xác.

Tháo dỡ đúng thời điểm

Không được tháo cốp pha quá sớm để tránh làm nứt hay biến dạng bê tông

Tuân thủ thời gian tháo dựa trên loại cấu kiện và điều kiện thời tiết

➤ Cốp pha dầm, sàn: sau 7–14 ngày

➤ Cốp pha cột, tường: sau 1.5–3 ngày

Không được tháo cốp pha quá sớm để tránh làm nứt hay biến dạng bê tông

Đảm bảo an toàn lao động

Cốp pha cần phải chắc chắn, không lung lay nhất là những công trình cao tầng yêu cầu kỹ thuật cao.

Dùng giàn giáo và thiết bị chống đỡ đạt chuẩn, hạn chế tuyệt đối những nguy hiểm cho người lao động.

Kiểm tra bảo dưỡng cốp pha

Vệ sinh sạch vữa cũ, kiểm tra độ cong vênh trước khi tái dùng lại

Nếu dùng cốp pha thép thì nên sơn chống gỉ định kỳ.

VINAVIC - THIẾT KẾ THI CÔNG TRỌN GÓI

Bài viết trên của VINAVIC giúp bạn hiểu rõ được cốp pha là gì và những lưu ý khi sử dụng cốp pha. Nếu bạn còn những vấn đề khác cần thắc mắc hay Liên hệ ngay cho Vinavic chúng tôi sẽ giúp đáp miễn phí

Xem thêm:

29+ Mẫu Nhà Văn Phòng 1 Tầng Đẹp Thiết Kế Ấn Tượng, Độc Đáo

Gợi ý 30 mẫu thiết kế nhà 5x14m 3 phòng ngủ đẹp, tiết kiệm chi phí

Các mẫu thiết kế nhà nghỉ bình dân tiết kiệm chi phí nhất 2025

By https://vinavic.vn/

X
0.11876 sec| 2024.984 kb