Lớp bê tông lót là gì? Tác dụng của bê tông lót móng
Lớp bê tông lót là một lớp bê tông được đặt dưới bê tông móng, đà giằng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với mặt đất. Tác dụng của bê tông lót móng là giúp hạn chế việc bê tông phía trên bị mất nước, đồng thời tạo ra một bề mặt hoàn hảo, bảo vệ lớp bê tông móng được tốt hơn. Cùng Vinavic giải đáp thắc mắc Lớp bê tông lót là gì? Tác dụng của bê tông lót móng kỹ lưỡng hơn để trang bị thêm kiến thức khi xây dựng nhà ở nhé.
Lớp bê tông lót là gì?
Lớp bê tông lót là lớp bê tông dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo sự bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.
Tham khảo:
Tác dụng của lớp bê tông lót móng là gì?
Bê tông lót đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng móng nền và đà giằng móng:
-
Tạo bề mặt phẳng lý tưởng: Bê tông lót giúp tạo ra mặt bằng bằng phẳng, mịn mượt, đảm bảo sự tiếp xúc đồng đều giữa phần móng hoặc dầm với nền đất. Nhờ vậy, tải trọng của công trình được phân bố đều, hạn chế tối đa tình trạng lún lệch, sụt nứt trong quá trình sử dụng.
-
Bảo vệ đất đai khỏi biến dạng: Bằng cách giữ cho lớp đất dưới móng không bị biến dạng do áp lực và tác động từ bên ngoài, bê tông lót giúp duy trì tính ổn định và độ cứng của móng nền.
-
Chống mất nước xi măng của lớp bê tông trên: Bê tông lót tạo ra một lớp phủ chống thấm, ngăn chặn sự thẩm thấu của nước xi măng từ lớp bê tông phía trên, đảm bảo sự liên kết và độ bền của cả hai lớp.
-
Chống xâm nhập từ bên ngoài: Lớp bê tông để lót móng cũng đóng vai trò bảo vệ cho lớp bê tông móng trên khỏi sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như nước, hóa chất hay các chất gây ăn mòn, từ đó tăng tuổi thọ và độ bền cho công trình.
Thành phần của lớp bê tông lót
Thành phần chính của bê tông lót móng bao gồm cát, đá, và vữa xi măng.
Hiện nay, có hai phương pháp thi công chính được sử dụng, đó là sử dụng đá 4x6 hoặc đá 1x2. Tuy nhiên, hầu hết các chủ thầu ưu tiên sử dụng đá 1x2 vì chúng có kích thước nhỏ, dễ trộn và không tạo ra nhiều lỗ hổng.
Mặc dù có ý kiến cho rằng việc sử dụng đá 4x6 sẽ tốt hơn vì chúng to và cứng hơn gấp đôi so với đá 1x2, nhưng thực tế cho thấy không nên sử dụng đá 4x6 làm bê tông lót. Lý do là loại đá này có nhiều lỗ rỗng và có nguy cơ lún nền cao khi bị tác động mạnh hoặc đột ngột, và nếu có công trình thi công bên cạnh có thể gây thiệt hại lớn đến lớp lót này khi đào móng.
Do đó, tốt nhất là lựa chọn bê tông lót đá 1x2 trộn và đổ ngay tại chỗ. Loại đá này dễ trộn bằng máy và tiết kiệm thời gian.
Đọc thêm:
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bê tông lót
-
Vật liệu làm bê tông lót
Bê tông tươi trộn sẵn: Nên sử dụng bê tông tươi trộn sẵn từ nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng đồng nhất, độ chảy và độ mịn lý tưởng, giúp thi công dễ dàng và nhanh chóng.
Cốt liệu (tùy trường hợp): Nếu cần điều chỉnh độ sệt của bê tông hoặc thi công lớp bê tông lót mỏng, có thể sử dụng thêm cát xây dựng hạt trung bình, sạch, không lẫn tạp chất. Đá xây dựng loại 1, 2, kích thước hạt từ 1cm đến 2cm có thể được sử dụng để tăng cường độ cứng và độ rắn chắc cho bê tông lót, đặc biệt là đối với các công trình chịu tải trọng lớn.
Phụ gia (bột chống thấm,…): Sử dụng phụ gia phù hợp có thể giúp tăng cường khả năng chống thấm, chống nứt, và cải thiện độ dẻo cho bê tông lót.
-
Độ dày bê tông lót
Yêu cầu kỹ thuật: Độ dày bê tông lót cần tuân theo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể trong bản vẽ thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng. Thông thường, độ dày tối thiểu của bê tông lót dao động từ 5cm đến 10cm, tùy thuộc vào tải trọng công trình và điều kiện nền đất.
Tải trọng công trình: Đối với các công trình chịu tải trọng lớn, cần thi công lớp bê tông lót dày hơn để đảm bảo khả năng chịu lực và hạn chế tình trạng lún nứt.
-
Bề mặt nền đất khi thi công bê tông lót
Bằng phẳng: Bề mặt nền đất cần được san lấp, đầm chặt và tạo mặt bằng phẳng mịn trước khi thi công bê tông lót. Bề mặt gồ ghề, lồi lõm có thể ảnh hưởng đến độ dày và chất lượng của lớp bê tông lót.
Sạch sẽ: Cần loại bỏ hoàn toàn rác thải, bụi bẩn, và các vật liệu lỏng lẻo trên bề mặt nền đất để đảm bảo độ bám dính tốt giữa bê tông lót và nền đất.
Xử lý nền yếu (nếu cần): Nếu nền đất yếu, cần thực hiện các biện pháp gia cố như thi công cọc, bè, sỏi để tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải cho nền móng trước khi thi công bê tông lót.
Những điều cần lưu ý khi thi công bê tông lót móng và cột
-
Mác bê tông
Trước khi thi công, chủ thầu xây dựng phải thực hiện đúng như những điều đã quy định trong bản vẽ. Thực hiện đúng tiêu chuẩn mác bê tông là tiêu chuẩn bắt buộc. Một số loại mác bê tông phổ biến như 100,200, 250, 500…Tùy thuộc vào tiêu chuẩn của công trình xây dựng để lựa chọn cách ứng dụng như thế nào cho thích hợp.
Bê tông sẽ không có cường độ phát triển đồng đều nhau. Trong khoảng 3 ngày đầu, chỉ đạt được 40 đến 50% lượng mác xi măng. Sau 7 ngày, tiến độ sẽ là 60 đến 70%. Những ngày sau tiến độ sẽ chậm hơn và chỉ đạt được tiến độ 100% vào những ngày 28.
-
Vị trí đổ bê tông an toàn
Bạn cần đổ bê tông nền gần vị trí của nó để hạn chế tối đa sự phân tầng. Vì lớp bê tông lót nền này có thể chảy ra xung quanh. Lưu ý không để cụm bê tông cùng một chỗ và dùng xà beng cào rộng. Hãy đổ bê tông theo phương ngang và nên đầm kỹ trước khi đổ lớp mới.
-
Thời gian trộn lại bê tông
Bê tông sau khi trộn sẽ kết ninh và đông cứng lại sau 2h đến 3h. Nếu như vữa trộn không đổ gấp để ngoài không khí hơn 1h hơn thì sẽ không trộn lại được. Tuy nhiên không nên trộn thêm nước vào để tránh gây nhão và làm giảm đi độ chịu lực.
-
Đảm bảo an toàn khi thi công
Đổ bê tông lót nền cần đảm bảo an toàn cho công nhân vì nó thường xảy ra những sự cố nguy hiểm. Cần kiểm tra địa điểm thi công thường xuyên. Xem xét lại dụng cụ trước khi thi công. Nếu thi công ban đêm thì ánh sáng đủ sáng, treo đèn trên cao để thấy được không gian toàn cảnh.
Tất cả các công trình xây dựng đều cần phải có lớp bê tông lót bảo vệ móng. Do đó gia chủ nên lưu ý các biện pháp thi công bê tông lót để bảo vệ công trình chắc chắn hơn, thời gian sử dụng lâu hơn. Theo dõi Website Vinavic để cập nhất các kiến thức hữu ích về kiến trúc nội thất và thi công khác.
Đọc thêm:
Quy trình đổ bê tông sàn đạt chuẩn kỹ thuật, kèm chi phí cụ thể
Nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng ăn mòn bê tông cốt thép