Những Lưu Ý Khi Đào Móng Nhà: Tránh Sụt Lún & Đảm Bảo An Toàn

Cẩm nang xây nhà
0
163
Nhung - 21/03/2025

Móng nhà là một phần rất quan trọng khi xây dựng nhà ở. Móng nhà đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo khả năng chịu lực hỗ trợ kết cấu ngôi nhà. Dưới đây là những lưu ý khi đào móng nhà mà bạn cần lưu tâm trước khi bước vào quá trình xây dựng. Bạn hãy cùng xem ngay nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến tải trọng móng nhà

Tải trọng công trình lên móng

Tải trọng công trình lên móng sẽ là tổ hợp của những tác động bao gồm: Trọng lượng công trình, khối lượng đồ nội thất, con người, gió, động đất....

Quan trọng nhất vẫn là tải trọng công trình bao gồm số tầng cao và vật liệu xây dựng. Số tầng càng cao thì tải trọng càng lớn do đó bê tông cốt thép cũng có tác động lớn hơn nhà xây gạch hoặc kết cấu lắp ghép.

Tải trọng công trình lên móng

Nền đất khu vực đào móng

Nền đất tại khu vực đào móng có thể là đất sét, đất cát, đất rời.....mỗi đất đều có những đặc tính khác nhau do đó cần khảo sát địa chất để tiến hành tìm hiểu đặc điểm đất nền, độ mực nước ngầm, chiều dày lớp đất và loại đất, khả năng chịu tải của đất theo độ sâu.

Đối với những công trình càng cao thì càng phải được tính toán cẩn thận địa chất nền đất.

Kết cấu móng những công trình lân cận

Việc chọn phương án làm móng nhà thì nên dựa vào các công trình lân cận có đặc điểm và kết cấu tương đồng. Nếu công trình được xây ở điều kiện địa chất giống nhau thì kiểu dáng và kết cấu móng không có gì khác biệt. Bạn có thể tham khảo móng những công trình đã xây dựng để áp dụng cho công trình tiếp theo.

Kết cấu móng những công trình lân cận

>>> Xem thêm:

37 Mẫu nhà gạch mộc không trát Siêu đẹp & Kèm dự toán chi phí

Dịch vụ xin giấy phép xây dựng trọn gói uy tín-đảm bảo

Tính chi phí xây nhà cấp 4 mái tôn 100m2 là bao nhiêu [2025]

Quy trình thi công móng nhà

Có nhiều loại móng khác nhau như móng băng, móng bè, móng cọc...mỗi loại móng lại có kết cấu và quy trình thi công khác nhau.

Thi công móng băng

Móng băng khá phổ biến và thi công không quá phức tạp. Sau đây là 6 bước thi công móng băng cơ bản:

  1. Chuyển bị mặt bằng sạch sẽ và nguyên vật liệu
  2. Đào hố đất móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố
  3. Bố trí thép móng băng
  4. Ghép cốt pha móng
  5. Đổ bê tông móng băng
  6. Tháo cốt pha và nghiệm thu phần móng
Các loại móng phổ biến

Thi công móng bè

Móng bè cho công trình dân dụng là kiểu móng nhà trên nền đất dễ bị sụt lún, địa hình đất yếu và đọng nước. Sau khi bạn đã chuyển bị đủ vật liệu, nhân công, mặt bằng thì sẽ thao tác theo những bước sau đây:

  1. Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế
  2. Đào đất hố móng
  3. Xây tường móng
  4. Bố trí thép móng bè
  5. Đổ bê tông giằng móng
  6. Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông

Thi công móng cọc

Móng cọc dành cho những công trình nền đất yếu, tải trọng lớn và những ngôi nhà từ trên 2 tầng

  1. Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công
  2. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất.
  3. Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước.
  4. Cắt đầu cọc và bố trí thép móng
  5. Ghép cốt pha
  6. Đổ bê tông móng cọc
  7. Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng

Có thể tháo cốt pha sau 1 - 2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.

Mỗi loại móng lại có kết cấu và quy trình thi công khác nhau.

Những lưu ý khi đào móng nhà

Chọn loại móng phù hợp

Để đảm bảo độ kiên cố của công trình xây dựng việc lựa chọn móng sẽ được quyết định sau khi khảo sát địa chất nền đất. Khi thực nhiện khảo sát thì cần lưu ý những nội dung sau đây:

  • Chiều dày và đặc điểm lớp đất mặt
  • Đặc điểm địa chất đất sâu
  • Đánh giá khả năng chịu tải của đất
  • Các mạch nước ngầm đặc tính sinh hóa trong đất
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Lựa chọn sai loại móng nhà có thể gây lãng phí, giảm chất lượng và mất an toàn cho công trình. Đồng thời công tác khắc phục hậu quả, sửa chữa có thể rất phức tạp về sau.

Độ sâu thi công móng nhà

Độ sâu thi công móng phu thuộc vào địa hình, khả năng thi công móng...khi độ sâu hợp lý thì sẽ tiết kiệm được thời gian, hoàn thiện và chi phí thi công.

  • Nếu nhà làm sở khu vực sườn dốc thì đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển cao độ có thể thi công giật cấp móng để tối ưu chi phí.
  • Nếu nhà xây tầng hầm thì đáy móng cần cách sàn tầng hầm ít nhất 0.5m. Mặt trên móng cần nằm dưới sàn tầng hầm.

Trường hợp tải trọng công trình lớn thì móng phải chôn sâu để giảm diện tích đáy móng và hạn chế sụt lún.

Nếu công trình có tải trọng ngang thì thực hiện thi công móng cần đảm bảo đủ độ chôn sâu để trống trượt lật.

Bản vẽ kết cấu móng băng

Thi công móng trên nền đất yếu

Cách nhận biết nền đất yếu

Khi xây nhà ở quá trình đào móng rất quan trọng, việc nhận biết nền đất yếu khi đào móng cần được tính toán và xem xét kỹ lưỡng dựa vào những yếu tố như sau:

Định tính: Những nền đất cấu thành từ những quá trình bồi đắp thì sẽ được xem là có địa chất nền yếu như đất ven sông, ao hồ, đầm lầy, đất ruộng....

Định lượng: Hệ số rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, sức chịu tải, hệ số nén, độ biến dạng… Các chỉ tiêu sẽ được kiểm tra dựa trên việc đo dạc, lấy mẫu phân tích và làm thí nghiệm.

Yếu tố ảnh hưởng khi thi công móng trên nền đất yếu

Khi thi công móng trên nền đất yếu yêu cầu kĩ thuật khó và phức tạp. Do đó bạn luôn cần phải tính toán để đảm bảo tăng khả năng chịu tải giúp móng nhà đạt độ vững chắc, không bị nghiêng lún

Nền đất yếu dẫn đến chi phí làm móng cao hơn vì cần nhiều các vật liệu thi công, những yêu cầu gia cố kỹ thuật công trình.

Yếu tố ảnh hưởng khi thi công móng trên nền đất yếu

Giải pháp xử lý khi thi công móng trên nền đất yếu

Khi thi công móng có nền đất yếu có những giải pháp như sau:

Thay nền đất khác: Gây tốn kém chi phí và thời gian.

Phương pháp cơ học: Làm chặt nền bằng đầm chấn động, dùng lưới cơ học, vải địa, đệm cát…

Phương pháp nhiệt học: Sử dụng khí nóng có nhiệt độ trên 800oC để làm thay đổi các đặc tính lý hóa trong nền đất. Chỉ áp dụng đối với đất sét và đất cát mịn.

Phương pháp thủy lực: Dùng cọc thấm, lưới thấm, vật liệu composite, bơm chân không và điện thẩm

Ưu tiên sử dụng phương pháp làm móng cọc hoặc móng bè.

Lựa chọn giải pháp móng là rất quan trọng

Lựa chọn vật liệu làm móng nhà

Các công trình xây dựng nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng....sẽ có sự khác nhau khi chọn vật liệu làm móng. Bạn cần lựa chọn vật liệu, giám sát nhà thầu khi thi công móng không nên tham rẻ mà ảnh hưởng đến độ an toàn công trình.

Hiện nay đã có sự xuất hiện của bê tông tươi giúp quá trình thi công trở nên đơn giản bạn chỉ cần chọn đơn vị thi công uy tín.

Vệ sinh hố móng

Hố móng cần được dọn dẹp vệ sinh trước khi thi công móng để đảm bảo sự liên kết các vật liệu đạt hiệu quả cao. Điều này đảm bảo tốt những yêu cầu trong thi công và độ bền công trình.

Tính toán vị trí các lỗ kĩ thuật

Những công trình hầu hết đều có hệ thống đường ống kĩ thuật như điện, nước, dây cáp........Nếu có đơn vị thiết kế thì trong bản vẽ kỹ thuật sẽ có hiển thị được vị trí những đường dây này. Do đó khi thi công móng cần chừa lại những lỗ kĩ thuật theo đúng bản vẽ, tỉ lệ sai sót ít và tránh đục phá tốn kém.

Nếu như các đường ống cấp thoát nước bố trí đặt dưới đáy móng thì cần lấp đầy lỗ kỹ thuật bằng sỏi, đá, cát và đẩm thật chặt. Không để đế móng bê tông đè trực tiếp lên đường ống và làm vỡ đường ống dẫn nước.

Lựa chọn thời tiết

Việt Nam có thời tiết nóng ẩm mưa nhiều ảnh hưởng đến việc thi công móng. Bạn cần lựa chọn thời tiết thích hợp để thi công hoặc nếu vẫn thi công do chọn ngày đẹp thì nên có những phương án đề phòng trời mưa như:

  • Kiểm tra và khơi thông đường thoát nước, tránh nước bị ứ đọng
  • Chuẩn bị một số tấm bạt che khổ lớn để phòng. Khi trời mưa thì căng lên che vào khu vực đào móng để tránh việc sạt lở và nước đọng
  •  Chỉ thi công nếu trường hợp mưa nhỏ, mưa lớn nên tạm dừng mọi hoạt động thi công
  • Khi đổ bê tông gặp trời mưa thì cần có biện pháp che chắn khu vực đang thi công để đảm bảo độ kết dính vật liệu.
Lựa chọn thời tiết khô ráo khi thi công móng

Thi công móng nhà liền kề nhà phố

Những công trình nhà liền kề, nhà phố là những ngôi nhà rất gần nhau ngay sát vách. Khi thi công cần nghiên cứu kĩ chân móng nhà bên cạnh để không làm ảnh hướng đến chúng.

Chú ý đảm bảo chính xác thực hiện đúng kĩ thuật, giám sát thi công chặt chẽ và quá trình thực hiện đúng theo bản vẽ yêu cầu.

Nếu thi công trong khu phố thì cần tính toán và chống đỡ những nhà bên cạnh nếu biện pháp móng gây ra lún sụt tạm thời.

Chọn đơn vị thi công uy tín

Xây nhà rất quan trọng nên không thể giao cho những đội thợ thiếu kinh nghiệm. Việc thi công xây nha đòi hỏi cần có tay nghề trình độ cao vì thế gia chủ cần tham khảo ý kiến bạn bè người thân để lựa chọn đơn vị thi công uy tín.

Tìm đơn vị thi công chuyên nghiệp để mang đến một công trình an toàn

Trên đây là những chia sẻ của Vinavic về những lưu ý khi đào móng nhà. Hi vọng bài viết mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn yêu thích những chia sẻ thi công từ Vinavic thì hãy cùng theo dõi website của chúng tôi ngay nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VINAVIC VIỆT NAM
- Địa chỉ: Tháp B1, Tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Xưởng nội thất: Điếm số 8, Phương Trạch, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội
- Liên hệ tư vấn: SDT 0975.678.930 / 0982.303.304
- Email: tuvankientrucvinavic@gmail.com

- Website: https://vinavic.vn/

>>> Xem thêm:

Xây tường sát nhà bên cạnh: Những lưu ý và chống thấm hiệu quả

Các tiêu chuẩn khi thiết kế nhà hàng chay có thể bạn chưa biết

Các loại hợp đồng xây dựng phổ biến hiện nay ở Việt Nam

By https://vinavic.vn/

X
0.23213 sec| 2055.641 kb