Sơn bả là gì? Kỹ thuật sơn bả tường chuẩn chỉ với 4 bước
Sơn bả là một công đoạn trong thi công hoàn thiện nhà được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Công đoạn này giúp cho sơn phủ được mịn và sáng bóng hơn. Ở bài viết này Vinavic sẽ chia sẻ kinh nghiệm quy trình sơ bả đúng kỹ thuật mà Vinavic áp dụng trong thi công. Mời bạn cùng tham khảo ngay nhé!

Sơn bả là gì?
Sơn bả là quy trình thi công sơn kèm bả matit được thực hiện trước khi tiến hành sơn lót và sơn phủ. Sơn bả giúp cho bề mặt tường mềm mịn, sơn được bóng đẹp thẩm mỹ hơn.
Hiện nay matit có hai loại chính là bột trét và matit dẻo. Trong đó matit dẻo có độ bền cao hơn bột trét nhưng thi công phức tạp hơn do đòi hỏi kỹ thuật thi công cao.
Ưu nhược điểm của sơn bả
Ưu điểm
Thi công sơn bả giúp bề mặt tường nhà trở nên mịn, phẳng và đẹp hơn.
Sơn bả phù hợp với các không gian phòng khách, phòng trưng bày… làm cho sang trọng hơn với màng sơn mịn đẹp, bóng bẩy.
Tiết kiệm số lượng sơn lót, sơn phủ

Nhược điểm
Điểm hạn chế của sơn bả đó là độ bám và kết dính kém khi sơn bả tường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của màng sơn.
Quy trình sơn bả tường đúng kỹ thuật
Dưới đây là quy trình thi công sơn bả đúng kỹ thuật mà Vinavic áp dụng khi thi công:
Kiểm tra trước khi thi công
Trước khi tiến hành sơn bả các kỹ sư của Vinavic sẽ kiểm tra độ ẩm tường bằng máy đo độ ẩm và độ ẩm cần đạt cho việc sơn bả đó là < 16%.
Chuyển bị bề mặt cẩn thận trước khi thi công.
Chà nhám sơ qua để loại bỏ tạp chất nhằm mục đích cho lớp sơn được bám dính tốt hơn.
Tiến hành sơn bả
Bước 1: Thực hiện khuấy bột trét bằng máy khuấy. Đảm bảo bột khuấy xong không còn lợn cợn mịn khi thi công
Bước 2: Làm phẳng mặt bằng với giấy nhám
Sau khi lớp bột trét thứ 2 đã khô (thường 12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt bột
Loại giấy nhám được sử dụng có số từ 120 đến 240
Giấy nhám được kẹp vào bàn xả nhám khi sử dụng, không xả nhám khi không có bàn xả vì bề mặt sẽ không phẳng)
Nên sử dụng giấy nhám số to từ 180 đến 240 khi thi công tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt
Sau khi xả nhám cần kiểm tra độ phẳng tường bằng đèn pin để khắc phục kịp thời. Ngoài ra cần kiểm tra những khu vực lắp đèn chiếu song song với mặt tường.
Nên dùng thước nhôm thi công bột trét sẽ được góc cạnh sắc nét hơn.
Dùng thước xử lý góc tường sau khi thi công bột trét
Bước 3: Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám
– Sau khi xả nhám, dùng chổi cỏ làm sạch bụi bám trên bề mặt bột trét
– Sau khi xả nhám, trên bề mặt sẽ có rất nhiều bụi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn và chất lượng bề mặt sau khi sơ vì bụi đóng cục lại-
– Nếu không vệ sinh, hệ thống sơn chỉ bám lên lớp bụi và sẽ bị bong tróc về sau

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn bả tường
Nghiệm thu công tác sơn bả là bước quan trọng trong thi công sơn tường. Bạn cần lưu ý một số chú ý sau để có công trình bền đẹp và đạt hiệu quả tốt nhất:
- Kiểm tra mẫu mã khi nhập sơn về.
- Kiểm tra về số lượng, rulo sơn
- Check số lượng sơn còn lại trong ngày và báo cáo cho giám sát.
- Kiểm tra đủ số lượng bột bả 2 nước.
- Chú ý về bột bả những khe cắt, giữa 2 ổ điện,...những vị trí nhỏ
- Kiểm tra lăn sơn đúng quy trình
- Kiểm tra toàn bộ sơn lót nhà, trần, sơn hoàn thiện,...
- Bề mặt sơn cần láng đều không bị gợn, đốm nhất là những khu vực thông tầng, mặt tiền, mép cầu thang,...
- Kiểm tra vị trí tường sơn màu nhấn 3D
- Kiểm tra xả bộ bằng cách rọi đèn không bị gợn, xước
- Kiểm tra vệ sinh sau khi thi công

Báo giá sơn bả trọn gói
Đơn giá thi công sơn bả còn phụ thuộc vào loại sơn mà chủ đầu tư lựa chọn cho công trình, yêu cầu kinh nghiệm nhân công tay nghề cao, diện tích m2 cần sơn. Sau đây là bảng báo giá sơn và nhân công mà bạn có thể tham khảo:
Nội dung công việc | Lượt thi công | Đơn giá nhân công/ m2 |
---|---|---|
1. Sủi tường | 1 lần | 12.000 |
2. Dặm bột tường ngoại thất | 1 lần | 12.000 |
3. Dặm bột tường nội thất | 1 lần | 10.000 |
4. Trét bột matit tường bên ngoài nhà | bả 2 lớp | 17.000 - 20.000 |
5. Trét bột matit nội thất | bả 2 lớp | 12.000 - 17.000 |
6. Lăn lại sơn tường bên ngoài nhà | quét 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ | 15.000 - 18.000 |
7. Lăn lại sơn tường bên trong nhà | Quét 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ | 12.000 - 14.000 |
8. Thi công sơn mới cho tường ngoại thất | Quét 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ | 17.000 - 21.000 |
9. Thi công sơn mới cho tường nội thất | Quét 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ | 12.000 - 17.000 |
10. Sơn dầu | 1 lần | 32.000 |
11. Chống ố vàng | 1 lần | 14.000 |
Lưu ý khi thi công sơn bả tường
Để đảm bảo một ngôi nhà có độ thẩm mỹ sau khi sơn xong thì ở bước sơn bả tường bạn cần chú ý những điểm sau:
- Không nên pha thêm nước vào lớp sơn để tránh trường hợp màu lên không đều.
- Nếu bị sơn dây vào mắt mũi cần rửa ngay bằng nước sạch và đến cơ sở y tế gần nhất.
- Sơn thừa còn lại thì không nên bỏ đi, nếu có bỏ đi thì cần đổ xuống cống có nắp đậy.
- Tuyệt đối tuân thủ luật bảo vệ môi trường.
- Sơn thừa cần đậy kín và để xa tầm tay trẻ em.
- Vỏ thùng lon sau khi thi công cần gom bỏ vào đúng nơi quy định.
Một số câu hỏi thường gặp khi sơn bả
Quy trình sơn bả tường cũ thực hiện thế nào?
Sơn tường nhà cũ là giải pháp để thay áo mới cho ngôi nhà mà không cần sửa chữa hay thay tường. Bạn cần thực hiện sơn tường theo những bước sau để tường đạt được độ mịn và thẩm mỹ:
- Bước 1: Cạo lớp sơn tường cũ và làm sạch
- Bước 2: Xử lý vết nứt và lỗ hổng tường cũ
- Bước 3: Thi công sơn bả - bột trét tường
- Bước 4: Quét sơn lót và sơn phủ hoàn thiện

Có nên bả tường hay sơn trực tiếp
Mỗi phương pháp bả tường hay sơn trực tiếp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy từng khu vực mà bạn nên áp dụng những phương pháp cụ thể.
Theo kinh nghiệm của những chuyên gia sơn nhà thì bạn chỉ nên bả phòng khách vì khách ra vào nhiều, những chô thịnh soạn thì bên bả tường cho mịn, khi đèn chiếu vào tường sẽ có độ láng mịn nhất định. Ngoài ra những khu vực khác thì không nhất thiết phải dùng bột trét tường mà thay vào đó có thể sơn lót là đủ.
Bả bao lâu thì sơn được
Thông thường khoảng 1-2 ngày, sau khi bề mặt bả khô thì mới tiến hành làm sạch và thi công sơn lót.
Nếu bạn đã xả nhám rồi nhưng để lâu chưa sơn lót, thì bạn phải thật chú ý khi làm sạch bởi bụi bẩn sẽ bám rất nhiều trên bề mặt.
Độ dày lớp bột bả bao nhiêu là hợp lý?
Độ dày lớp bột bả tiêu chuẩn ~3mm là tốt nhất. Trường hợp lớp bột bả >3mm sẽ gây ra hiện tượng bong tróc và rạn nứt tường. Mọi người nên chú ý điểm này khi thi công lớp sơn bả.

Trên đây là những chia sẻ của Vinavic về kỹ thuật sơn bả tường. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kinh nghiệm thú vị khi thi công xây dựng. Nếu bạn đang cần tư vấn về thiết kế kiến trúc - thi công xây nhà trọn gói hãy liên hệ cho Kiến Trúc Vinavic để được tư vấn nhé!
>> Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC VINAVIC VIỆT NAM
- Địa chỉ: Tháp B1, Tòa Roman Plaza, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Xưởng nội thất: Điếm số 8, Phương Trạch, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội
- Liên hệ tư vấn: SDT 0975.678.930 / 0982.303.304
- Email: tuvankientrucvinavic@gmail.com
>> Xem thêm:
Top Mẫu Nhà 7.5x11m Đẹp Hiện Đại, Công Năng Tối Ưu 2025
