Warning: session_start(): open(/tmp/sess_0nd4lavrlq29b4d6pbnhurbauv, O_RDWR) failed: No space left on device (28) in /home/vinavic/domains/vinavic.vn/public_html/includes/defines.php on line 2

Warning: session_start(): Failed to read session data: files (path: ) in /home/vinavic/domains/vinavic.vn/public_html/includes/defines.php on line 2
Hướng dẫn cách tính và lắp đặt ván khuôn dầm sàn chuẩn nhất
x
Để lại thông tin của bạn

 Vinavic sẽ liên hệ lại tư vấn cụ thể!

Hướng dẫn cách tính và lắp đặt ván khuôn dầm sàn chuẩn nhất

Cẩm nang xây nhà
0
12
vinavic - 06/05/2025

Khi nhắc đến quá trình thi công bê tông, một trong những yếu tố quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ qua chính là ván khuôn sàn. Đây là hệ thống giúp định hình, nâng đỡ và quyết định độ phẳng, chắc chắn cho mỗi tấm sàn trong công trình xây dựng. Bài viết hôm nay Vinavic sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo, ứng dụng và biện pháp thi công ván khuôn sàn chuẩn nhất nhé!

Hướng dẫn cách tính và lắp đặt ván khuôn dầm sàn chuẩn nhất

Ván khuôn sàn là gì?

Ván khuôn sàn còn có tên gọi khác là cốt pha sàn đây là hệ thống khuôn tạm được dùng để định hình và giữ bê tông sàn trong quá trình thi công.

Sau khi đổ bê tông đạt đủ cường độ thì hệ ván khuôn sẽ được tháo dỡ. Đây là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng và độ phẳng, độ an toàn của sàn bê tông trong những công trình xây dựng.

Ngoài ra ván khuôn sàn còn có một số ưu điêm nổi bật sau:

  • Tăng độ chính xác và thẩm mỹ của kết cấu bê tông.
  • Rút ngắn công tác thi công.
  • Giảm chi phí nhân công và nguyên vật liệu.
  • Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình đổ bê tông.
  • Giúp bê tông không bị biến dạng, hình dáng thẩm mỹ đúng các bước theo thiết kế.
Lắp dựng ván khuôn dầm sàn

Xây nhà nên làm móng đơn hay móng băng & cách phân biệt

Chi Phí Xây Nhà 5 Tầng 100m2 Mới Nhất 2025 Bao Nhiêu?

Hướng dẫn quy trình đổ be tông mái chéo chuẩn kỹ thuật

Cấu tạo của ván khuôn sàn

Một hệ ván khuôn sàn thường có cấu tạo các thành phần chính như sau:

  • Tấm mặt ván khuôn: Tiếp xúc trực tiếp với bê tông có thể được làm từ ván ép phủ phim, thép, nhôm hoặc nhựa composite.
  • Đà ngang (dầm phụ): Nâng đỡ trực tiếp tấm mặt, thường là gỗ, sắt hộp hoặc dầm thép nhẹ
  • Đà chính: Chịu tải từ đà ngang và truyền lực xuống cột chống
  • Cột chống: Có thể là giàn giáo khung, cột gỗ. Đây là bộ phận quan trọng đảm bảo tính ổn định và an toàn của bộ hệ.
Tiêu chuẩn tháo dỡ ván khuôn sàn

Các loại ván khuôn sàn phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ván khuôn sàn và chủ yếu các công trình xây dựng hay sử dụng những loại sau:

Ván khuôn sàn truyền thống

  • Sử dụng ván gỗ, tre hoặc gỗ kết hợp sắt hộp.
  • Giá rẻ, dễ gia công, nhưng độ bền không cao và khó tái sử dụng nhiều lần.

Ván khuôn thép

  • Cứng, chịu lực tốt, có thể tái sử dụng nhiều lần.
  • Phù hợp cho công trình lớn, cao tầng.

Ván khuôn nhôm

  • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt.
  • Tuổi thọ cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng tiết kiệm về lâu dài.

Ván khuôn nhựa (cốp pha nhựa)

  • Không thấm nước, dễ vệ sinh, độ chính xác cao.
  • Phù hợp với thi công nhà ở, dân dụng, có thể tái sử dụng đến 50–60 lần.
Các loại ván khuôn sàn phổ biến hiện nay

Ứng dụng của ván khuôn sàn

Ván khuôn sàn được dùng hầu hết trong những công trình xây dựng như:

  • Nhà ở dân dụng.
  • Chung cư, cao ốc văn phòng.
  • Nhà xưởng công nghiệp.
  • Cầu đường và các công trình hạ tầng.

Biện pháp thi công ván khuôn dầm sàn

Thi công ván khuôn dầm sàn bao gồm những bước cơ bản sau:

Chuẩn Bị Trước Thi Công

  • Cần kiểm tra mặt bằng sau cho bằng phẳng, sạch sẽ, đủ khả năng chịu lực
  • Các vật liệu cần được tập kết đầy đủ như gỗ, sắt hộp, cây chống,....
  • Dọn dẹp xử lý nền móng để đảm bảo không có lún nứt, trượt trong khi thi công cốp pha dầm sàn
  • Lấy dấu cao độ đáy dầm, đáy sàn bằng may laser hoặc thủy bình.

Lắp Đặt Hệ Chống Dàn Giáo

  • Dùng cây chống tăng, giáo chống sàn hoặc cột gỗ đặt theo sơ đồ chịu lực.
  • Khoảng cách giữa các cây chống từ 1.0 – 1.5m (tùy theo tải trọng và vật liệu sàn).
  • Dùng giằng chéo, giằng ngang để đảm bảo ổn định, không xê dịch khi đổ bê tông.
Lắp Đặt Hệ Chống Dàn Giáo

Thi Công Ván Khuôn Dầm

  • Đặt ván đáy dầm theo đúng cao độ và kích thước thiết kế.
  • Cố định bằng đà ngang và cây chống, kiểm tra độ thẳng và độ võng.
  • Lắp ván thành dầm bằng ván phủ phim hoặc gỗ, cố định chắc chắn.
  • Dùng thanh giằng và khóa chéo để đảm bảo thành dầm không bị phình khi đổ bê tông.

Thi Công Ván Khuôn Sàn

  • Đặt ván khuôn mặt sàn lên hệ dầm phụ, dầm chính.
  • Liên kết bằng đinh vít hoặc chốt khóa, tránh khe hở gây rò rỉ vữa.
  • Kiểm tra độ phẳng và độ dốc nếu có (thường 0.5 – 1% để thoát nước).
  • Dùng dầu chống dính lên bề mặt ván khuôn để dễ tháo dỡ và bảo vệ mặt sàn bê tông.

Kiểm Tra & Nghiệm Thu Trước Khi Đổ Bê Tông

  • Kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ ổn định toàn bộ hệ ván khuôn.
  • Kiểm tra khe hở, mối nối giữa các tấm ván.
  • Đảm bảo toàn bộ hệ đỡ không bị xê dịch khi thi công cốt thép.

Tháo Dỡ Ván Khuôn

Chỉ được tháo khi bê tông đạt cường độ theo yêu cấu sau:

  • Dầm và sàn sau 14 - 21 ngày
  • Tháo dỡ theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ xa vào gần
  • Bảo dưỡng, vệ sinh và lưu kho các tấm ván khuôn để tái sử dụng.
Quy định tháo dỡ ván khuôn sàn

Cách tính khối lượng ván khuôn sàn

Tính toán khối lượng ván khuôn sàn là bước quan trọng để bóc khối lượng thi công, lập dự toán hay chuyển bị vật tư thi công sàn bê tông.

Công thức tính khối lượng ván khuôn sàn được tính bằng m2

Khối lượng ván khuôn sàn = Diện tích mặt dưới sàn bê tông

>> Khối lượng ván khuôn sàn = chiều dài sàn x chiều rộng sàn

Ví dụ: Một sàn bê tông có kích thước 10m × 20m

Khối lượng ván khuôn sàn = 10 × 20 = 200 m²

Cách tính khối lượng ván khuôn sàn

Thời gian tháo dỡ ván khuôn dầm sàn mất bao lâu?

Việc tháo dỡ ván khuôn dầm sàn cần tuân theo quy định nghiêm ngặt để đảm bảo bê tông đủ cường độ chịu lực và an toàn thi công. Thời gian tháo phụ thuộc vào:

  • Loại cấu kiện (dầm, sàn, cột…),
  • Kích thước nhịp (khoảng cách giữa các gối đỡ),
  • Điều kiện thời tiết,
  • Loại xi măng và phụ gia sử dụng.

Theo tiêu chuẩn VN thì thời gian tháo rỡ quy định như sau:

  • Ván khuôn sàn ≤ 2m khoảng 7 ngày
  • Ván khuôn sàn > 2m khoảng 14 ngày
  • Ván khuôn dầm, bản kê 2 phía khoảng từ 14-21 ngày
  • Cột, tường, mặt bên 1 - 2 ngày
Thời gian tháo dỡ ván khuôn dầm sàn mất bao lâu?

Ván khuôn sàn là một phần không thể thiếu trong hệ cốp pha, chịu trách nhiệm truyền tải trọng của bê tông tươi xuống hệ chống đỡ bên dưới. Cấu tạo hợp lý và lựa chọn đúng loại ván khuôn là yếu tố quyết định đến sự an toàn và chất lượng sàn bê tông. Nếu bạn yêu thích những bài viết của Vinavic thì bạn hãy theo dõi ngay chúng tôi qua website: https://vinavic.vn/

>> Xem thêm:

Xà gồ là gì? Cấu tạo và công dụng của xà gồ trong xây dựng

Cốp pha là gì? Top 5 loại cốp pha xây dựng thịnh hành hiện nay

Biện pháp thi công ván khuôn cột đảm bảo chất lượng công trình

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Hướng dẫn cách tính và lắp đặt ván khuôn dầm sàn chuẩn nhất
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.94491 sec| 2438.039 kb