Cách bố trí phòng bếp đẹp khoa học và hợp phong thủy
Phòng bếp là một phần quan trọng của nhà ở, là nơi cả nhà sum vầy, nấu nướng cùng nhau. Một căn bếp đẹp không chỉ có kiến trúc thiết kế đẹp mà còn phải đẹp cả về phong thủy. Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu các cách bố trí phòng bếp đẹp khoa học và hợp phong thủy trong bài viết dưới đây.
Cách bố trí phòng bếp đẹp khoa học và hợp phong thủy
Cách bố trí phòng bếp đẹp khoa học và hợp phong thủy: bố trí theo hướng hợp với mệnh gia chủ như đông bắc, nam, tây nam; không đặt đối diện phòng ngủ, phòng thờ, phòng khác, lưu ý khoảng cách giữa bếp và đồ nội thất như bồn rửa, tủ lạnh, lò vi sóng.
Cách bố trí phòng bếp đẹp theo phong thủy
Phòng bếp đẹp không chỉ là trang trí đẹp mà hướng bếp còn phải hợp với bản mệnh gia chủ, mang lại nhiều luồng sinh khí tốt giúp cuộc sống hạnh phúc, căn bếp luôn đong đầy tình yêu gia đình.
Phòng bếp gia chủ mệnh Kim
Theo phong thủy, người mệnh Kim nên bố trí bếp theo hướng Tây. Bởi hướng này sẽ giúp gia chủ có được may mắn và bình an trong cuộc sống.
Phòng bếp gia chủ mệnh Mộc
Phong thủy phòng bếp cho người mệnh Mộc có hướng cửa chính là hướng Nam, Đông và Đông Nam. Hướng này sẽ giúp gia chủ mệnh thu hút tài lộc, tiền tài vào nhà.
Phòng bếp gia chủ mệnh Thủy
Những hướng đặt bếp phong thủy phù hợp với người mệnh Thủy là hướng Bắc hoặc các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Đông Nam, Nam cũng rất tốt. Nếu gia chủ đặt bếp hướng này sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và gia đình hạnh phúc.
Phòng bếp gia chủ mệnh Hỏa
Vị trí đặt bếp trong nhà cho người mệnh Hỏa là hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc. Với gia chủ mệnh này, hướng bếp giúp đường tài vận gia chủ hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.
Phòng bếp gia chủ mệnh Thổ
Hướng bếp cho người mệnh Thổ nên xây là hướng Tây Bắc và Đông Nam sẽ giúp gia chủ tăng tài khí, công việc thuận buồm xuôi gió.
Cách bố trí phòng bếp đẹp theo bố cục
Cách bố trí phòng bếp đẹp dựa trên bố cục căn nhà và mặt bằng thực tế để sắp xếp sao cho khoa học và phù hợp.
Bố trí bếp kiểu chữ L
Cách sắp xếp này là kiểu đặt bếp ở 2 bức tường vuông góc, liền kề. Hệ thống kệ và tủ bếp trên dưới theo kết cấu nối liền góc 90 độ giúp không gian trông rộng rãi và tối giản hơn. Dáng bếp chữ L thường được ứng dụng cho mọi loại nhà từ biệt thự đến nhà phố, chung cư.
Bố trí bếp kiểu chữ U
Cách bố trí này phù hợp với ngôi nhà có diện tích bếp lớn. Khu vực lưu trữ, tủ lạnh và bồn rửa được bố trí kiểu tam giác tạo khoảng cách tối đa, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tủ bếp được thiết kế tạo chiều sâu với sức lưu trữ lớn.
Bố trí phòng bếp kiểu chữ G
Cơ bản, chỉ cần thêm vào một chiếc bàn bar hoặc đảo bếp vào góc cuối bếp chữ U là tạo ra được kiểu bếp chữ G. Chú ý kích thước của bàn này không được quá dài, cần phải đảm bảo một không gian đủ rộng cho lối vào khu vực trung tâm. Việc thiết kế không gian nấu nướng bao quanh rất lý tưởng cho người sử dụng với nhu cầu nấu nướng đa dang cho hộ gia đình lớn.
Bố trí bếp kiểu song song
Bếp, tủ bếp, đồ dùng được bố trí 2 bên tường với một lối đi ở giữa mang lại sự tiện lợi cho mọi người khi đứng nấu nướng. Cách thiết kế này còn giúp giảm thiểu khoảng cách giữa ba khu vực của tam giác chức năng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp.
Cách bố trí phòng bếp đẹp theo thiết bị bếp
Vị trí bếp nấu
Không nên đặt bếp ở cạnh cửa sổ và tránh các đặt các vật nhọn hướng trực tiếp vào bếp sẽ gây mất hoà khí của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, bếp nấu không nên đặt cạnh các vị trí có nước bởi vì Hoả kị Thuỷ.
Vị trí đặt bồn rửa
Trong cách bố trí phòng bếp đẹp, cần đặt bồn rửa nên đặt xa bếp nấu. Bởi bếp nấu thuộc hành Hoả, nước thuộc Thuỷ tương khắc với nhau. Vậy nên đặt hai vị trí này xa nhau để tránh gây hại cho gia chủ.
Nếu không gian bếp nhỏ buộc phải đặt bếp nấu và bồn rửa gần nhau thì khoảng cách tối thiểu là 60cm. Còn nếu không gian bếp rộng, bạn nên bố trí bếp nấu và bồn rửa ở vị trí vuông góc chữ L để đem lại may mắn cho gia đình.
Vị trí đặt tủ lạnh
Tủ lạnh thuộc hành Kim nên tủ bếp không nên đặt gần hoặc đối diện bếp nấu. Bởi Hoả và Kim đối diện nhau dễ dẫn đến tương khắc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Vị trí đặt lò vi sóng
Lò vi sóng hoạt động sẽ phát ra những tia sóng ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Vì vậy cần cân nhắc vị trí thích hợp để đặt lò vi sóng trong nhà bếp. Gia chủ nên đặt ở nơi thông thoáng, cách xa những vật dụng tỏa ra nhiệt lượng lớn.
Thông thường lò vi sóng thường được đặt ở tủ bếp dưới, bàn bếp hoặc tủ bếp trên. Nếu đặt ở tủ bếp dưới cần cách mặt đất ít nhất 20cm sẽ vừa tầm và tránh ẩm ướt, côn trùng có hại.
Những điều kiêng kỵ khi bố trí bếp hợp phong thủy
- Đặt bếp cần tránh xa cửa chính: Theo phong thủy nhà ở, đặt bếp gần cửa chính là điều không tốt, vì nó có thể tạo ra sự xung đột và cản trở năng lượng tích cực. Gia chủ nên đặt bếp tránh xa cửa chính và tạo ra một nơi riêng biệt để nấu ăn.
-
Không đặt bếp dưới tầng trệt: Nếu nhà có nhiều tầng thì không nên đặt bếp dưới tầng trệt vì có thể tạo ra áp lực và không khí xấu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.
-
Tránh đặt bếp ở góc: Điều này sẽ tạo ra năng lượng xấu, nếu không thể tránh khỏi việc đặt bếp ở góc, gia chủ hãy sử dụng các vật phẩm phong thủy để cân bằng năng lượng.
-
Tránh đặt bếp dưới cầu thang: Đây là lỗi mà nhiều gia đình mắc phải, sẽ tạo nguồn khí không tốt cho sức khỏe của gia đình.
- Phía trên hoặc cạnh bếp có cột trụ: Đây là lỗi thuộc phong thủy, ảnh hưởng đến sức khỏe khi xây dựng trụ ngang phía trên bếp hoặc trụ đứng cạnh bếp.
- Không đặt bếp dưới nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh là không gian ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn. Trong đó, bếp là nơi chế biến thức ăn vì thế tuyệt đối không đặt đối diện nhà vệ sinh, đặc biệt cửa bếp càng xa nhà vệ sinh càng tốt.
Với những nguyên tắc đặt bếp theo phong thủy trên đây, bạn có thể tạo ra một không gian bếp thoải mái, an toàn và có năng lượng tích cực. Để đảm bảo sự may mắn và tài lộc cho gia đình, bạn nên tìm hiểu thêm về phong thủy và áp dụng các nguyên tắc này khi đặt bếp.
Đọc thêm: Có nên xây phòng khách liền bếp và những lưu ý quan trọng