Quy định chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo phong thủy
- 1. Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo quy hoạch địa phương
- 2. Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo phong thuỷ
- 3. Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo thước lỗ ban
- 4. Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng theo yếu tố kiến trúc
- 5. Một số mẫu thiết kế nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng có chiều cao đặc trưng thịnh hành
- 5.1. Mẫu nhà 1 trệt 1 lửng có chiều cao các tầng gần tương đương
- 5.2. Mẫu nhà 1 tầng mái bằng có chiều cao nhỏ hơn chiều dài và chiều rộng
- 5.3. Mẫu nhà vườn 1 tầng có chiều cao tương đối thấp so với diện tích sàn
- 5.4. Mẫu nhà vuông 1, 2 tầng có chiều cao nhỉnh hơn chiều dài
- 5.5. Mẫu nhà ống 2 tầng, 3 tầng có chiều cao lớn hơn chiều rộng và chiều dài
- 5.6. Thiết kế nhà ngang hình chữ nhật có chiều cao nhỏ hơn chiều rộng
- 5.7. Nhà chữ L 2 tầng, 3 tầng có chiều cao thông thoáng
- 5.8. Chiều cao trong nhà 2 tầng, 3 tầng có tầng hầm
Chiều cao nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng có thể tính theo 4 cách:
- Tính chiều cao giữa các tầng nhà 1, 2, 3 tầng theo quy luật phong thuỷ như các kích thước thông thuỷ,...
- Tính chiều cao các tầng trong nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo thước lỗ ban.
- Tính chiều cao tầng nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng theo các thông số kiến trúc như số bậc cầu thang, diện tích, công năng, phong cách hiện đại hay cổ điển,...
- Tính độ cao tầng nhà theo quy hoạch địa phương về tầng trệt, tầng hầm, tầng gác lửng,...
Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo quy hoạch địa phương
Theo quy định pháp luật, chiều cao tầng nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, chiều cao tầng nhà biệt thự, nhà liền kề, nhà vườn được tính toán như sau.
Quy định tính chiều cao sàn
Chiều cao 1 tầng nhà thường dao động trong khoảng 3.4m đến 4m, được tính từ sàn lên trần, từ hè lên ban công, theo ranh giới đường lộ giới.
-
Độ cao sàn tối đa 3m: là khoảng cách tính từ giữa mặt sàn dưới tới mặt sàn trên.
-
Độ cao sàn tối đa là 3.4m: là chiều cao của mặt sàn dưới tới mặt sàn trên từ tầng 2 trở đi.
-
Độ cao sàn không vượt quá 3.5m: tính từ vỉa hè tới đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.
-
Độ cao sàn không vượt quá 3.8m: nếu đường lộ giới thấp hơn 3.5m. Khi đó, độ cao tầng nhà được xác định theo thước lỗ ban từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.
-
Chiều cao tầng trệt nhà phố không quá 5.8m: đối với đường lộ giới từ 3.5m đến dưới 20m thì được phép làm tầng lửng.
-
Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) được phép tối đa 7m: với đường lộ giới từ 20m trở lên, và được phép xây tầng lửng.
Tham khảo thêm: Chiều ngang nhà bao nhiêu là tốt theo phong thủy kiến trúc
Quy định tính chiều cao tầng trệt
Việc tính toán chiều cao tầng 1 nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng phụ thuộc vào quy hoạch chung của từng khu vực.
-
Chiều cao tầng trệt nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng được tính từ mặt sàn tầng 1 đến mặt sàn tầng 2. Trường hợp xây nhà 1 tầng thì chiều cao trệt là độ cao từ nền tầng 1 đến đỉnh mái nhà.
-
Bảng số liệu quy định chiều cao xây tầng trệt chia làm 3 trường hợp cụ thể:
- Chiều rộng lộ giới lớn hơn 20m: chiều cao tầng trệt tối đa là 7m
- Chiều rộng lộ giới từ 7m đến 12m thì chiều cao tầng trệt theo quy định tối đa là 5.8m
- Chiều rộng lộ giới dưới 3.5m thì chiều cao tầng trệt tối đa theo quy định là 3.8m
Quy định tính chiều cao tầng hầm
Chiều cao tối thiểu của một tầng hầm nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng là 2.2m, đường dốc hầm > 2.2m để đảm bảo độ cao an toàn mà các phương tiện có thể lưu thông.
-
Tầng hầm có nhiều đà thì cao độ sẽ bị giảm xuống 20 - 30cm, khiến không gian xe cộ di chuyển bị bít khó khăn.
-
Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định.
-
Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m. Xây bán hầm độ sâu tối thiểu 1.5m so với mặt đường, xây hầm phải sâu trên 1.5m.
-
Đối với nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô tiếp cận trực tiếp với đường.
Quy định tính chiều cao tầng gác lửng
Chiều cao tầng lửng nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng cần tính toán hợp lý để không lấn chiếm quá nhiều không gian sử dụng của tầng 1.
-
Tầng gác lửng thường được xây với diện tích khoảng ⅔ chiều sâu ngôi nhà, chiều cao dao động từ 1.8m đến 2.5m.
-
Chiều cao tầng gác lửng thấp hơn 50 - 80cm so với cao độ các tầng thông thường. Trước tầng lửng thường được chừa ra một khoảng trống nhỏ, tạo ra không gian đệm thông thoáng giữa gác lửng với tầng dưới.
Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo phong thuỷ
Phong thuỷ quan niệm chiều cao thông thuỷ của tầng nhà 2 tầng, nhà 1 tầng, nhà 3 tầng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người ở. Các thông số này cần tính toán cẩn thận.
-
Chiều cao nhà 2 tầng phong thuỷ được chia thành 3 tầng:
- Tầng thái âm: độ cao 40cm tính từ sàn nhà lên, tích tụ nhiều khí âm.
- Tầng thái dương: chiều cao khoảng 60cm tính từ trần nhà xuống, quy tụ nhiều khí dương.
- Tầng thái hòa: độ cao dao động trong khoảng 1,8m – 2,5m so với bề mặt sàn. Đây là tầng ở giữa.
-
Để tầng khí thái dương và thái âm ở mức bình quân không xâm lấn vào tầng khí thái hoà là tuyến thở của con người thì chiều cao thông thuỷ của một tầng được tính theo thông số sau:
- Diện tích phòng > 30m2: chiều cao thông thuỷ từ 3.25m đến 4.1m.
- Diện tích phòng <30m2: chiều cao thông thuỷ từ 3.15m trở lên.
- Những thông số thông thuỷ các tầng như vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới tuyến thở của người ở.
Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng theo thước lỗ ban
Chiều cao nhà 1, 2, 3 tầng theo thước lỗ ban thường được điều chỉnh tuỷ theo quy mô và nhu cầu sử dụng không gian cá nhân.
- Chiều cao của nhà 2 tầng, 3 tầng theo thước lỗ ban là khoảng cách từ sàn tầng dưới lên sàn tầng kế tiếp. Chiều cao nhà 1 tầng được tính từ sàn lên đỉnh cao nhất của mái.
-
Thước lỗ ban mang lại thông số vàng khi đo chiều cao nhà cửa, thu hút vận may, tài lộc cho chủ nhà.
-
Khoảng cách giữa các tầng sử dụng thước lỗ ban 52,5cm để đo thông thủy.
-
Độ cao tầng nhà lý tưởng đo theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng dưới tới mặt sàn tầng trên là 3.4m, độ cao từ mặt sàn tới sàn mái là 3m, chiều cao từ vỉa hè đến đáy ban công là 3.5m.
-
Xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ.
-
Phòng bếp, phòng ăn và phòng ngủ, những không gian cần xây thấp và ấm cúng thì độ cao theo thước lỗ ban từ 3m đến 3.3m.
-
Với đường lộ giới thấp hơn 3.5m thì độ cao sàn không vượt quá 3.8m. Khi đó, độ cao tầng nhà sẽ tính theo thước lỗ ban từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.
-
Nếu đường lộ giới từ 3.5m đến dưới 20m thì chiều cao tầng trệt không vượt quá 5,8m, được phép làm tầng lửng.
-
Nếu đường lộ giới từ 20m trở lên thì độ cao sàn được phép lên tới 7m, được phép bố trí tầng lửng.
Cách tính chiều cao nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng theo yếu tố kiến trúc
Xác định độ cao của nhà 1, 2, 3 tầng cần phụ thuộc vào những yếu tố liên quan đến kết cấu kiến trúc như sau.
Tính chiều cao nhà theo số bậc cầu thang
Chiều cao một tầng nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng tỷ lệ thuận với diện tích và số bậc cầu thang.
-
Số bậc cầu thang phổ biến nhất là 13 bậc, 17 bậc và 21 bậc. Bậc quá cao sẽ khiến đi lại di chuyển bất tiện.
- Nhà có mặt tiền hẹp, nhà lô phố nhỏ thì số bậc cầu thang sẽ bị hạn chế, thường xây cầu thang dốc 33 - 36 độ, chiều cao mỗi bậc 16.5cm - 18cm.
-
Xây nhà 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà tính theo thước lỗ ban tỷ lệ thuận với diện tích xây cầu thang:
- Nhà 2 tầng có mặt tiền hẹp, nhà 3 tầng hẹp ngang, nhà 1 tầng chiều dài hơn chiều ngang thì chọn chiều cao tầng theo thước lỗ ban 3 - 3.25m.
- Nhà có mặt tiền rộng trên 5m nên chọn chiều cao tầng từ 3.2m - 3.4m.
Tính chiều cao nhà theo diện tích
-
Diện tích nhà khoảng 100m2 đến 150m2 nên xây chiều cao tường nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng là 3.6 - 4.5m.
-
Diện tích nhà lớn hơn xây tường cao trung bình 3m - 3.3m.
Tính chiều cao nhà theo công năng từng phòng
-
Chiều cao phòng khách nhà 2 tầng, 3 tầng, 1 tầng nên để kích thước cao hơn phòng khác từ 1.5 - 2 lần, cụ thể chiều cao hợp lý nhất là 3.6m - 5m, bởi đây là không gian sinh hoạt quây quần và tiếp khách nên cần đảm bảo đủ rộng thoáng, bề thế, ấn tượng.
-
Chiều cao phòng thờ không thua kém các phòng khác vì đây là nơi trang nghiêm nhất nhà.
-
Phòng bếp, phòng ăn và phòng ngủ cần mang lại không gian ấm cúng, không trống trải, lạnh lẽo, nên để chiều cao nhà trung bình khoảng 3m - 3.3m theo thước lỗ ban là hợp lý.
-
Các phòng chức năng phụ như kho, phòng tắm,... thường ít sử dụng, chỉ nên thiết kế chiều cao vừa đủ khoảng 2.4m - 2.7m để tiết kiệm kinh phí xây nhà.
Tính chiều cao nhà theo đặc điểm khí hậu
- Chiều cao nhà đẹp quyết định không gian nhà có đủ thông thoáng hay không.
- Gia chủ ở khu vực khí hậu nhiệt đới nên xây nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng cao xông xênh 3.6 - 4.5m mỗi tầng để tạo sự đối lưu tốt.
- Chiều cao mỗi tầng nhà 1, 2, 3 tầng có hướng đón nắng trực tiếp (như nhà hướng Tây) nên để từ 3 - 3.3m để đủ hỗ trợ điều hoà làm mát phòng mà không lãng phí điện năng.
-
Nơi có khí hậu khô hơn, thông thoáng tự nhiên có thể để chiều cao một tầng khoảng hơn 3.6m - 4.5m, tuỳ theo quy hoạch nhà ở của chính quyền địa phương.
Tính chiều cao nhà phù hợp với ngân sách
Thiết kế nhà 2 tầng cao bao nhiêu, chiều cao nhà 1 tầng thế nào là hợp lý, độ cao nhà 3 tầng đã đẹp chưa còn phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ đầu tư.
-
Chi phí xây dựng sẽ tăng đáng kể nếu tăng chiều cao mỗi tầng nhà, bởi cột nhà cao cần nhiều thép hơn, nhiều bê tông, nhiều gạch hơn.
-
Thiết kế nhà 1, 2, 3 tầng quá cao cũng kéo theo chi phí vận hành và bảo trì phát sinh cao, gia chủ tài chính eo hẹp cần xem xét kỹ về lâu dài.
-
Để tiết kiệm chi phí xây dựng, chiều cao mỗi một tầng trong nhà được chia ra làm 3 mức thông dụng:
- Phòng thấp có chiều cao từ 2.4m - 2.7m.
- Phòng tiêu chuẩn có chiều cao từ 3m - 3.3m.
- Phòng cao có khoảng cách các sàn từ 3.6m - 5m.
Tính chiều cao nhà hợp với phong cách chủ đạo
Một số quy tắc tính chiều cao một tầng nhà 3 tầng, 2 tầng, 1 tầng trên cơ sở phong cách kiến trúc chủ đạo cụ thể như sau:
Chiều cao nhà phong cách hiện đại
-
Chất liệu trần nhà được ưa chuộng nhất là thạch cao, lối trang trí tối giản, không quá cầu kỳ nên tầng 1 thường cao 3.6m - 3.9m, từ tầng 2 trở lên chiều cao dao động 3.3m - 3.6m.
Chiều cao biệt thự cổ điển và tân cổ điển
-
Chiều cao tầng một nhà kiểu châu Âu cổ điển thường có khoảng cách lớn hơn nhà hiện đại do có nhiều hoạ tiết trang trí cột và tường trong phòng khách hơn.
-
Chiều cao tầng 1 thường được lựa chọn là 3.9m, các tầng trên nhỏ dần 3.6m, tầng thượng có thể cao 3.3m.
-
Nếu tầng 1 làm trần gỗ cầu kì theo chiều cao trần nhà khoảng 4m.
Một số mẫu thiết kế nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng có chiều cao đặc trưng thịnh hành
Chiều cao nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng có tiện nghi hay không, có đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ không được thể hiện rõ nét qua những mẫu thiết kế sau.
Mẫu nhà 1 trệt 1 lửng có chiều cao các tầng gần tương đương
Gia chủ nên thiết kế chiều cao nhà 1 trệt 1 lửng có kích thước thấp hơn chiều cao tầng 1 khoảng 50cm để đạt độ cân đối về hình khối.
Thực chất độ cao của căn nhà không quan trọng về kích thước, quan trọng là cách xử lý của người thiết kế phân chia bố cục công năng và tạo hình khối kiến trúc đẹp mắt.
Có thể thiết kế thêm ban công, hoặc bố trí tiểu cảnh sân vườn ôm trọn khối nhà chính để quy mô căn nhà không quá chìm so với diện tích tổng khu đất.
Mẫu nhà 1 tầng mái bằng có chiều cao nhỏ hơn chiều dài và chiều rộng
Chiều cao nhà mái bằng 1 tầng không được hỗ trợ bởi độ dốc mái. Nếu xử lý độ cao ngôi nhà gần bằng chiều rộng hoặc chiều dài thì không được phép quy hoạch (chiều cao một tầng <5m). Vì vậy, để đảm bảo không gian sinh hoạt thông thoáng, nhà hay được xây dàn trải về chiều ngang, chiều rộng tỷ lệ so với diện tích khu đất, sân vườn.
Một phương án làm tăng cảm giác chiều cao nhà 1 tầng mái bằng mà vẫn tuân thủ quy hoạch xây dựng là làm thêm gác lửng.
Cảm giác hạn chế về chiều cao có thể được bù đắp bằng những phương án mở rộng không gian khác như xây bể bơi, trồng vườn trên mái.
Mẫu nhà vườn 1 tầng có chiều cao tương đối thấp so với diện tích sàn
Nhà vườn thường được xây trên những khu đấy diện tích rộng hơn 100m2, có kích thước ngang lớn hơn dài và cao thì nên xây dựng dựa theo hình dạng của mảnh đất.
Đôi khi nếu chiều cao quá hẹp so với chiều rộng thì có thể xây độn mái hoặc có ống khói, giếng trời để nới rộng không gian tổng thể.
Diện tích khối nhà chính nhỏ hơn so với diện tích tổng sàn, bởi căn nhà không quá cao nên các kiến trúc sư có những giải pháp cân đối với các kích thước khác nhưng vẫn không làm mất đi tỷ lệ đẹp với quy mô sân vườn.
Mẫu nhà vuông 1, 2 tầng có chiều cao nhỉnh hơn chiều dài
Dáng nhà vuông 2 tầng, nhà vuông 1 tầng với chiều dài bằng chiều rộng, chiều cao một tầng được xây mở thông tầng, thêm gác lửng, thêm tum, thêm mái đang là sự lựa chọn yêu thích với nhiều gia đình.
Thiết kế nhà theo phong cách Pháp với hệ mái chóp, mái Mansard cao ráo và những đường vòm bao quanh cửa mặt tiền cũng là một giải pháp "ăn gian chiều cao" phổ biến trong xây nhà.
Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng khiến ngôi nhà 2 tầng có cảm giác cao hơn so với thực tế. Hệ thống cột, tầng sân thượng, sự kết hợp giữa đường thẳng với đường vòm đều là những điểm khiến cho ngôi nhà vuông này thêm cao ráo, thoáng mát.
Mẫu nhà ống 2 tầng, 3 tầng có chiều cao lớn hơn chiều rộng và chiều dài
Một ngôi nhà rộng, ngắn thì nên xây kiến trúc thấp tầng, nhưng một ngôi nhà dài hẹp như nhà ống thì cần phát triển về chiều cao để mở rộng không gian.
Những ngôi nhà ống hẹp dài thường được xây thành những ngôi nhà phố cao tầng hoặc những công trình khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng đẹp.
Thiết kế nhà ống có sân vườn thường là sân dài hẹp y hệt như khối kiến trúc để tạo mặt chiếu cân đối. Tiêu biểu như thiết kế nhà ống 2 tầng phong cách Địa Trung Hải với những khối cong thẳng kết hợp mượt mà dưới đây.
Thiết kế nhà ngang hình chữ nhật có chiều cao nhỏ hơn chiều rộng
Với kích thước chiều ngang lớn thì chắc chắn đây là những mẫu nhà hình chữ nhật có mặt tiền rộng. Nhà ngang thường được chia thành 3 gian hoặc 5 gian, kiến trúc xây thấp tầng, tránh lãng phí diện tích sử dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Việc thiết kế theo hình khối nhà chữ nhật còn dễ dàng hơn trong việc trang trí mặt tiền, có nhiều không gian để thực hiện ý tưởng thiết kế nhiều chi tiết khắc họa phong cách chủ đạo rõ nét.
Chiều cao mỗi tầng phải tương xứng với diện tích đất xung quanh. Xây nhà quá thấp thì không ở được. Xây nhà quá cao thì trông nặng nề.
Nhà chữ L 2 tầng, 3 tầng có chiều cao thông thoáng
Những căn nhà gấp khúc thường trông khá cao ráo vì có một khoảng không thông thoáng. Khối hình còn lại vẫn đảm bảo vuông vắn, thoả mãn đủ công năng cả một gia đình.
Khi thiết kế nhà chữ L có thể bố trí thêm giàn gỗ ở chỗ gấp khúc để đỡ trống trải. Ngoài ra còn có thể trồng cây, đỗ xe, xây thêm hồ bơi,... ở đây.
Gạch ốp mặt tiền có rất nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau như gạch inax, gạch giả gỗ, gạch giả đá,... Khi mặt tiền được ốp gạch, hoặc ít nhất là được thiết kế bề mặt các tầng khác biệt, sẽ cảm giác thấy rõ được bề cao của công trình.
Chiều cao trong nhà 2 tầng, 3 tầng có tầng hầm
Gia chủ muốn tăng không gian sử dụng mà không muốn độn nhà lên trên cao thì có thể cân nhắc xây tầng hầm chìm.
Chiều cao tầng hầm phải đảm bảo ít nhất trên 2.2m hoặc hơn, tuỳ vào loại xe của gia chủ là xe 4 chỗ hay xe 7 chỗ.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu Chiều rộng ngôi nhà bao nhiêu là tốt?
Trên đây là một số thông tin hữu ích từ Kiến trúc Vinavic về việc lựa chọn chiều cao nhà 2 tầng, 1 tầng, 3 tầng hợp phong thủy. Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ chọn được kích thước hợp lý cho căn nhà của gia đình mình giúp mang tới tài lộc vinh hoa, cuộc sống đầm ấm.