Tìm hiểu móng cọc là gì? Cấu tạo, kết cấu, các loại chi tiết
Để tạo nên một công trình hoàn hảo và chất lượng bền bỉ thì bước đầu tiêu và cũng là bước quan trọng nhất đó là xây dựng nền móng sao cho đúng chuẩn. Nhất là ngày nay trong lĩnh vực xây dựng ngày càng yêu cầu cao về kỹ thuật làm móng cọc buộc các kỹ sư phải tìm hiểu để đưa ra những quy trình xây dựng chuẩn nhất. Vậy móng cọc là gì? Tìm hiểu móng cọc là gì? Cấu tạo, kết cấu, các loại chi tiết? Cùng Vinavic tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Móng cọc là gì?
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và sử dụng những loại vật liệu như: bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như sự trợ giúp cho việc giữ ổn định những cấu trúc được xây dựng phía trên nó.
Móng cọc là một loại móng xây dựng được sử dụng để truyền tải tải trọng của công trình xuống lớp đất hoặc đá có sức chịu tải tốt hơn khi lớp đất bề mặt không đủ khả năng chịu lực. Móng cọc thường được sử dụng trong các công trình xây dựng cao tầng, cầu, hoặc các công trình trên nền đất yếu hoặc không ổn định.
Có những loại móng nào?
Các loại móng cọc gồm có 2 loại móng phổ biến được dùng nhiều nhất bao gồm:
Loại móng đài cao
- Đài cọc được nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao của cọc, có khả năng chịu được tải trọng uốn nén tốt.
Loại móng đài thấp
- Đài cọc được nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực đất tùy theo độ sâu đặt móng tối thiểu, có khả năng chịu được hoàn toàn lực nén.
Cấu tạo móng cọc
Móng cọc thường gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc:
Cọc
- Cọc là phần có chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang.
- Cọc có thể được đặt vào đất thông qua các phương pháp như đóng cọc hoặc thi công tại chỗ để cố định kết cấu cơ sở hạ tầng.
- Chức năng chính của cọc là chịu tải trọng của công trình và truyền nó xuống đất một cách an toàn và ổn định, đồng thời đảm bảo rằng công trình không bị nghiêng lệch, sụt lún do tác động của đất.
Đài cọc
- Đài cọc là phần được sử dụng để liên kết các cọc lại với nhau.
- Chức năng của đài cọc là phân bố trọng tải của công trình lên các cọc, giúp căn nhà hoặc công trình trở nên vững chãi hơn.
- Đài cọc cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết và đồng đều hóa tải trọng giữa các cọc, giúp tăng khả năng chịu lực và ổn định cho toàn bộ hệ thống móng cọc.
- Sự kết hợp giữa cọc và đài cọc giúp tạo ra một hệ thống móng cọc mạnh mẽ và ổn định, đảm bảo an toàn và bền vững cho công trình xây dựng.
Đọc thêm:
Đài Móng và Đài Cọc là gì? Kết cấu biện pháp thi công chuẩn nhất
Phương pháp thi công móng cọc
Thi công móng cọc khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là một số quy tính chuẩn bị thi công móng cọc như sau:
Chuẩn bị mặt bằng thi công
- Khảo sát địa chất là công việc đầu tiên sẽ giúp bạn đánh giá được các điều kiện thuận lợi của môi trường để tiến hành thi công.
- Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của những cọc để sử dụng trong quá trình thi công.
Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép
Công tác chuẩn bị:
-
Kiểm tra kỹ khu đất trước khi tiến hành.
-
Xác định vị trí ép góc.
-
Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra đúng theo quy trình.
Quy trình ép cọc bê tông cốt thép như sau:
Bước 1:
-
Tiến hành ép cọc C1, bạn dụng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng về đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đúng không nghiêng.
Bước 2:
-
Tiến hành ép những cọc tiếp theo đạt đến sâu thiết kế. Bạn cũng nên kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc, sửa mặt phẳng.
-
Kiểm tra những mối nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho thật đúng với đoạn mũi cọc với độ nghiêng không quá 1%.
-
Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp nối, tiến hành nối theo quy trình thiết kế. Ép cọc C2, tăng dần áp lực sao xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.
Bước 3
-
Khi cọc cuối mà ép xuống mặt đất thì dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến một độ sâu thiết kế.
Bước 4
-
Sau khi thực hiện ép cọc xong tại một vị trí thì chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến vị trí tiếp theo.
Quy định về sai số:
- Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%.
- Vị trí đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với thiết bị thiết kế.
Gia công cốt thép
- Sửa thẳng và đánh gỉ.
- Tiến hành cắt, uốn cốt thép với hình dạng của móng.
- Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
Lắp dụng cốp pha
- Khung cốt thép sau khi nối phải bền.
- Ván khuôn cũng cần phải đạt tiêu chuẩn đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Mục đích làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
- Chân đỡ cũng phải đạt đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ và lắp đặt đúng.
Đổ bê tông móng
- Sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Bê tông có độ dày khoảng 10cm.
- Quá trình đổ bê tông cũng nên cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng.
- Sau khi đổ bê tông thì nhanh chóng sử dụng những loại đầm bàn, đàm dùi để đầm bê tông.
- Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu bảo dưỡng để đặt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi công.
Quy định khi thiết kế móng cọc
Tiêu chuẩn chung khi thiết kế móng cọc là đơn vị thi công cần phải tiến hành khảo sát địa hình để lựa chọn được cọc phù hợp tiêu chuẩn. Mô hình cọc được chọn cũng phải phù hợp với kết cấu công trình, khả năng chịu lực, độ sụt lún của nền đất,… Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế cho công trình cũng cần được đảm bảo.
Với từng loại móng cọc, sẽ có những quy định riêng như sau:
-
Móng cọc đài thấp là loại móng nằm thấp hơn mặt đất nên khi thi công cần phải thực hiện các tính toán về kích thước của cọc và của đài cọc; xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn; sơ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng và bố trí cọc trong nền móng.
-
Móng cọc nhà dân: Loại móng cọc này thường dùng cho công trình nhà thấp bình thường và công trình kẹp khe trên phố, nhằm giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.
-
Móng cọc cừ tràm: Móng cọc này sử dụng cho nền đất yếu, có diện tích nhỏ, độ dài cọc thường từ 3m – 6m, mật độ đóng khoảng 25 cọc/m2. Khi sử dụng cọc cừ tràm cần chú ý đến địa thế xung quanh bởi chúng bị ảnh hưởng bởi nước ngầm.
Trên đây là đầy đủ những thông tin về móng cọc bao gồm cấu tạo, kết cấu, các loại chi tiết cũng như phương pháp, quy định khi thiết kế loại móng này. Đọc thêm nhiều kiến thức về cẩm nang xây nhà tại Vinavic.vn để trang bị thêm hành trang xây dựng nhà thuận lợi, suôn sẻ.
Tham khảo:
Giằng móng là gì? Cấu tạo, phân loại và công thức tính chuẩn