Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì sao ?
Móng nhà đóng vai trò quan trọng trong kết cấu xây dựng các công trình nhà ở. Nhà thầu phải luôn đảm bảo chất lượng an toàn của phần móng. Để trả lời cho câu hỏi móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì sao, mời bạn theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.
Vai trò của móng trong xây dựng nhà ở
Móng nhà là nền móng có kết cấu nằm dưới cùng của mọi công trình xây dựng. Móng nhà có nhiệm vụ là nơi trực tiếp chịu trọng tải của toàn bộ dự án. Kết cấu móng nhà phải luôn vững chắc để chịu sức ép của các tầng, kết cấu móng nhà càng tốt thì càng gia tăng kiên cố và vững chắc hơn cho công trình.
Móng nhà thường được làm từ cừ tràm hay cừ bạch đàn, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc cát, phên tre đảm bảo đến sự chắc chắn và bền bỉ qua thời gian. Đặc biệt đối với các căn nhà, biệt thự quy mô lớn, kiến trúc sư có chuyên môn cao sẽ tính toán kỹ lưỡng mang đến sự an toàn cho cả công trình.
Các loại móng nhà được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại móng như móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. Việc lựa chọn móng nhà dựa vào trọng tải cũng như tính chất đất nền phù hợp với công trình.
Móng đơn
Móng đơn còn có tên gọi khác là móng cốc. Loại móng này thường đỡ một mình hoặc là một cụm cột đứng gần nhau để đỡ lấy trọng tải của công trình. Các công trình cấp 4 có quy mô nhỏ thường sẽ lựa chọn loại móng đơn này.
Móng băng
Móng băng thường có hình dạng dải dài, có thể là độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Móng băng đỡ tải trọng tường hoặc cột cho căn nhà. Khi thi công móng băng nên đào xung quanh hoặc đào móng song song với khuôn viên. Móng băng khá nông, chiều sâu thích hợp để chôn móng từ 2m đến 2.5m.
Móng bè
Móng bè được biết đến là móng toàn diện hay là móng nông. Ở các nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu có đất nước hay không có nước thì nên lựa chọn loại móng bè. Loại móng này sẽ mang đến an toàn và phân bổ trọng lực cho toàn bộ căn nhà tránh gây khả năng bị sụt lú.
Móng cọc
Móng cọc có kết cấu gồm đài móng và cọc có khả năng truyền tải được các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của nền móng. Trước khi làm móng cọc cần kiểm tra trước địa chất và gia cố trước khi bắt đầu làm móng.
Móng bê tông cốt thép
Đây chính là móng nhà kiên cố nhất phù hợp với tất các các công trình lớn nhỏ và mọi địa hình khác nhau. Trên thị trường hiện nay, móng nhà bê tông cốt thép cũng được ưa chuộng bởi ưu điểm chịu lực cao. Móng nhà bê tông sẽ giảm đi công năng so với bê tông cốt thép vì không có lõi thép bên trong.
Cách nhận biết dấu hiệu nền móng nhà bị yếu
Xuất hiện vết nứt nhỏ trên tường, cột trần nhà
Khi móng nhà yếu sẽ làm giảm đi sức chịu tải của móng. Lúc đó tường, cột, trần nhà sẽ không chống đỡ được nên sẽ gây ra các vết nứt lớn, nhỏ. Nếu như khu vực bạn ở bị khô hạn thì cần kiểm tra có vết nứt có hay không vì khi đó móng đã bị yếu do đất khô.
Các khung cửa sổ và cửa chính bị cong vênh
Khi các khung cửa sổ và cửa ra vào có hiện tượng cong vênh thì có thể móng nhà đã bị yếu, áp lực gây tình trạng lún nên ảnh hưởng đến hình dạng của khung cửa.
Nền nhà bị nứt vỡ
Nền nhà có dấu hiệu nứt vỡ là đang trong tình trạng báo động khi phần móng không được lấp đầy khi thi công. Chủ nhà cần nhận ra nhà của mình có dấu hiệu trên kịp thời tìm hướng giải quyết để tránh tình trạng xấu hơn xảy ra.
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì sao ?
Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. Móng nhà xây như vậy để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho móng nhà và toàn bộ công trình. Cách làm này giúp tăng diện tích bị ép của phần móng giúp cho áp lực mà ngôi nhà tác dụng lên móng giảm đi, khiến móng không bị vỡ.
Những điều lưu ý về kết cấu móng nhà bạn nên biết
Khảo sát địa chất công trình
Để lựa chọn loại móng nhà phù hợp, các kiến trúc sư phải khảo sát địa hình tại đó. Bao gồm mạch nước ngầm, cấu trúc địa tầng, hiện tượng địa chất xảy ra trong suốt quá trình xây dựng. Sau đó các kiến trúc sư tiến hành tính toán để đảm bảo độ bền của móng, độ an toàn của người dùng sau nhiều năm sử dụng.
Hạn chế loại đất làm móng nhà
Có 2 loại hạn chế xây nhà là đất sét và đất xốp. Đất sét là loại đất có khả năng hút nước kém do kết cấu rất chặt do đó khi xây nhà sẽ có tình trạng nhà bị ẩm thấp, sàn nhà hay bị đọng nước. Đất xốp là loại đất có khả năng chịu lực kém dễ gây ra tình trạng nhà bị lún hay nghiêng đổ.
Đảm bảo thi công chất lượng
Cần đảm bảo thi công chất lượng, bởi nếu không sẽ xảy ra các hiện tượng như: Thấm sàn, nút sàn, nghiêng nhà, tuổi thọ công trình giảm. Do đó chúng ta phải lựa chọn nơi uy tín để tiến hành thi công công trình được đảm bảo.
Chất lượng nguyên vật liệu đạt chuẩn
Thi công nền móng nhà là bước quan trọng, tạo tiền đề cho các bước xây dựng tiếp theo. Do đó việc lựa chọn nguyên liệu cần ưu tiên những vật liệu tốt, không được bớt xén nguyên liệu trong khi thi công.
Nhà thầu có kinh nghiệm
Hiện nay có rất nhiều nhà thầu với mức giá cả khác nhau. Chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng vì cơ sở làm việc, kinh nghiệm bao nhiêu năm trong nghề, am hiểu móng nhà như thế nào để lựa chọn ra được đơn vị uy tín cho công trình xây dựng của mình.
Xem thêm: Kinh nghiệm xác định móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu?