Tường vây là gì? Biện pháp thi công tường vây phổ biến nhất
Với những kỹ sư hay nhà thầu thì không còn xa lạ gì với tường vây nhưng đối với người khác như chủ đầu tư hoặc đối tác đầu tư thì chưa hẳn đã hiểu về tường vây. Do đó bài viết hôm nay Vinavic sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về tường vây và những biện pháp thi công, chống thấm tường vây. Bạn hãy cùng xem ngay nhé!

Tường vây là gì?
Tường vây là vật liệu có khả năng chống biến dạng và không thấm nước tạo nên bức tường vây có thể bằng bê tông cốt thép.
Chúng được xây theo từng bảng để lồng vào nhau đảm bảo sự ổn định cho cấu trúc và độ kín nước của công trình.
Tường vây có độ dày từ 60cm đến 150cm, chiều rộng từ 2,0 đến 3,5m. Khi đạt độ sâu cuối cungd thì các thanh chặn sẽ được lắp vào rãnh đào. Khi đó dung dịch ổn định rãnh đào sẽ được tiến hành thi công lồng thép và đổ bê tông.
Chất lượng của tường vây là phụ thuộc hoàn toàn vào kết cấu của các cọc tường vây, cho nên các đơn vị xây dựng rất chú trọng điểm này.
Phương pháp thi công tường vây đặc biệt thích hợp với các công trình xây dựng có tầng hầm sâu, nhà ga hầm như siêu thị, trung tâm thương mại, tòa nhà chung cư….

Chi Phí Xây Nhà 5x13m Trọn Gói Dự Trù & Cách Tiết Kiệm Hiệu Quả
Tác dụng của tường vây
Như đã nói ở trên, tác dụng của tường vây là chống thấm cho công trình, hạn chế quá trình biến dạng trong quá trình thi công. Định hình hình dạng ban đầu của công trình. Đôi khi chúng cũng đóng vai trò như tường chống thấm hoặc tường bao cho các kết cấu.
Các loại tường vây khi thi công
Tường vây thường gồm 3 loại là cọc tường vây Barrette, tường vây đào bằng gầu ngoạm hoặc đào bằng guồng xoắn,...
Tường vây Barrette
Tường vây Barrette là một loại cọc nhồi bê tông khi đào đất người ta sẽ dùng máy đào dầu nhoạm thay vì dùng máy khoan. Cọc tường vây Barrette có dạng hình chữ nhật, chữ thập, chữ I,.....và vì có khả nang chịu tải lớn nên được dùng trong những công trình móng lớn như nhà cao tầng, trường học, bệnh viện,....
Ưu điểm của hình thức này là mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khuyết điểm là phức tạp nên những đơn vị thi công chuyên nghiệp mới dám sử dụng.
Tường vây (đào bằng gầu ngoạm)
Hình thức này thích hợp với tường vây dày từ 600mm đến 1500mm. Lúc này đoạn gầu ngoạm sẽ được hạ vào rãnh đào và chuyển đất ra ngoài để khoan xuyên qua, đào lên hoặc ép tảng đá lớn vào bên trong. Nhằm tăng lực đóng các dẫn đoạn được luồn vào phía trong 5-6 vòng. Gầu thủy lực có lực đóng rất lớn và độ rung, độ ồn ít hơn gàu ngoạm cơ khí.

Tường vây (đào bằng guồng xoắn)
Guồng xoắn có thể chuyển đất liên tục nên nó thích hợp để đào rãnh tường vây có độ sâu khoảng 40m. Ưu điểm đó là thích hợp cùng nhiều loại địa hình khác nhau kể cá đá siêu cứng.
Tường vây tầng hầm
tường vây tầng hầm rất quan trọng khi xây dựng nhà cao tầng, tầng hầm và những công trình ngầm khác. Đây là loại tường làm từ bê tông cốt thép và có tác dụng chống thấm.
Chúng thường được thi công chủ yếu bằng gầu ngoạm hoặc guồng soắn để đào đất sau đó đổ bê tông vào hố đào đã được giữ ổn định bằng dung dịch bentonite hoặc polymer.

Biện pháp thi công tường vây
Khi xây dựng tường vây thì cần lưu ý những bước cơ bản sau đây:
- Công tác chuẩn bị: Chuẩn bị tài liệu về địa chất khu vực công trình, các phương pháp thi công phù hợp
- Thi công tường dẫn: Tường dẫn là hai dầm song song được xây dựng theo cạnh tường để hướng dẫn công cụ đào. Tường dẫn giúp việc xây dựng tường vây duy trì được sự liên kết ngang và liên tục đồng thời tránh sập đất, đánh dấu vị trí bảng điều khiển và hỗ trợ những lồng thép gia cố.
- Đào tường vây và kết hợp sử dụng dung dịch giữ thành: Chiều sâu của hố đào theo tính toán từ trước để đảm bảo chất lượng công trình. Sử dụng dung dịch giữ thành để ổn định tường vây.
- Làm sạch hố đào
- Đặt khối và tấm chắn nước
- Gia công và lắp đặt lồng thép
- Đổ bê tông

Các phương pháp chống thấm tường vây
Dùng sơn chống thấm
Sơn chống thấm là lựa chọn hoàn hảo để tạo ra lớp bảo vệ tưởng vây. Sơn thường chứa những hợp chất chống thấm giúp ngăn sự xâm nhập của độ ẩm lên tường.
Bạn cần chọn loại sơn phù hợp với điều kiện môi trường và yêu cầu của công trình. Khi áp dụng sơn bề mặt bạn cần tuân thủy chú ý sau:
Cần làm sạch bề mặt sơn đảm bảo vật liệu đã khô trước khi sơn.
Tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất khi sơn lên bề mặt tường vây
Tuân thủ thời gian khô của sơn và cần đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì.
Sau khi sơn đã khô hãy kiểm tra chắc chắn lại để đảm bảo không bị bỏ sót. Hơn nữa cần bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chống thấm giúp kéo dài tuổi thọ tường vây.

Dùng keo chống thấm
Keo chống thấm được dùng để kết nói những khối tường hoặc mối nối giữa tường và sàn. Keo này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước qua kẽ hở và mối nối.
Khi sử dụng keo chống thấm bạn cần chú ý những điểm sau:
- Đảm bảo mặt bằng thi công áp dụng keo cần được sạch sẽ, không có bụi bẩn,... để tăng cường độ bám dính của keo
- Cần sử dụng súng bắn keo để chắc chắn keo được áp dụng lên bề mặt một cách gọn gàng, đảm bảo về mặt thẩm mỹ
- Chờ khô và kiểm tra: Sau khi áp dụng keo, để cho keo khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian khô có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loại keo sử dụng. Sau khi keo đã khô, kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có điểm nào bị bỏ sót.
- Bảo trì: Bạn nên áp dụng thêm lớp keo chống thấm để tăng khả năng chống thấm của tường vây.

Dùng màng chống thấm gốc xi măng
Màng chống thấm lỏng gốc xi măng là phương án được nhiều chủ thầu lựa chọn. Bởi khả năng chống thấm tốt và hoàn hảo.
Hiện nay thị trường có rất nhiều loại màng chống thấm khác nhau để đảm bảo chất lượng thì bạn cần
Việc này nhằm giúp bạn mua được những sản phẩm chống thấm tốt, mang lại hiệu quả cao, giúp bạn tiết kiệm được chi phí phải bỏ ra ban đầu, cũng như chi phí cho việc sửa chữa, bảo trì sau này.
Những giải pháp chống thấm tường vây đều mang lại những ưu điểm và hạn chế tuy nhiên điều quan trọng nhất là đảm bảo với yêu cầu cụ thể của dự án. Hy vọng bài viết trên đây mang đến cho Quý anh chị những lựa chọn đúng đắn về chống thấm và có thêm kinh nghiệm về tường vây.
>> Xem thêm:
Dọn vào nhà mới cần làm những gì? Những lưu ý không nên bỏ qua
Nên xây nhà trọn gói hay thuê nhân công để tiết kiệm chi phí
