Nhà có cổng chính và cổng phụ: Tốt hay xấu?
- 1. Vì sao nhà có cổng chính và cổng phụ?
- 2. Vậy nhà có cổng chính và cổng phụ tốt hay xấu?
- 3. Cách để nhà có cổng chính và cổng phụ đẹp hợp phong thủy
- 4. Lưu ý phong thủy khi nhà có cổng chính và cổng phụ
- 4.1. Hướng cổng và cửa chính, không bố trí đồng trục với nhau
- 4.2. Cổng không đối diện với nhà vệ sinh
- 4.3. Xây nhà có cổng chính và cổng phụ không đối diện phòng ngủ
- 4.4. Không đối diện với thang máy
- 4.5. Bếp không đối diện cổng
- 4.6. Không đối diện với cây
- 4.7. Nhà có 2 cổng cần kỵ thủy sát, âm sát, hỏa sát, phong sát
Thông thường một ngôi nhà sẽ có một cổng. Nhưng nếu nhà có cổng chính và cổng phụ có tốt không? Có ảnh hưởng đến phong thủy hay không? Cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Vinavic chia sẻ dưới đây nhé.
Vì sao nhà có cổng chính và cổng phụ?
Thông thường, mỗi một ngôi nhà sẽ được thiết kế 1 cổng. Tuy nhiên, do nhu cầu thực tiễn, một số nhà thiết kế cổng chính và cổng phụ, do:
-
Diện tích ngôi nhà lớn: Với căn nhà nhỏ thì việc xây dựng 1 cổng là hợp lý, phù hợp với cảnh quan ngôi nhà. Nhưng, nhà có 2 cổng: cổng chính và cổng phụ thích hợp đối với những ngôi nhà có diện tích lớn. Gây bất tiện cho việc di chuyển từ phía này sang phía kia để ra khỏi nhà. Vậy nên, việc sử dụng thêm một cổng phụ là một lựa chọn hợp lý.
-
Nhà có 2 mặt tiền: Thiết kế biệt thự có 2 cổng là hợp lý khi gia chủ sở hữu diện tích nhà có 2 mặt tiếp giáp đường. Điều này vô cùng thuận tiện cho việc đi lại, mang lại cho chủ nhà việc di chuyển được dễ dàng hơn.
Vậy nhà có cổng chính và cổng phụ tốt hay xấu?
Như chúng ta biết, cổng nhà có vai trò quan trọng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn an toàn cho ngôi nhà. Để biết được có nên xây nhà có cổng chính và cổng phụ không thì cần xem xét về các khía cạnh:
-
Nếu xét về mặt an toàn thì không nên xây ngôi nhà 2 cổng. Bởi, điều này khiến chủ nhà khó bảo vệ và bao quát được cho toàn bộ ngôi nhà.
-
Xét về phong thủy thì nhiều người quan niệm, ngôi nhà có 2 cổng không tốt. Khi lộc vào nhà từ cổng chính sẽ thoát ra cửa sau. Vì vậy, tài lộc và tiền của ngôi nhà sẽ không giữ được.
-
Nếu nhà có 2 hướng tiếp giáp với đường. Thì bố trí 2 cổng lại mang đến sự tiện lợi trong cuộc sống, sinh hoạt của gia đình hơn so với nhà 1 cổng.
-
Theo phong thủy cổng nhà có ý nghĩa rước tài lộc vào trong nhà, là cửa ngõ giúp các luồng khí lưu thông bên ngoài vào bên trong của ngôi nhà. Cổng chính là cái mốc để phân chia không gian bên trong và bên ngoài, là lối vào của sinh khí, tài lộc.
Qua những phân tích ở trên có thể thấy việc thiết kế nhà có cổng chính và cổng phụ hoàn toàn không xấu, không có ảnh hưởng gì đến việc hưng thịnh hay tài vận của gia đình. Nhưng nếu muốn được sự an tâm tốt hơn, khi mở cổng chính và cổng phụ. Thì cần phải dựa trên những yếu tố phong thủy như hướng cổng, vị trí cổng. Bởi điều này tránh được những hao tổn tài lộc. Mà còn nhân đôi phúc khí cho gia đình.
Cách để nhà có cổng chính và cổng phụ đẹp hợp phong thủy
Lựa chọn hướng và vị trí cổng phù hợp
-
Nhà có 2 cổng khi thiết kế cần lựa chọn đúng hướng và vị trí của cổng. Để làm sao cho phù hợp bố cục phong thủy của căn nhà.
-
Vị trí cổng cần phải tính toán một cách hợp lý. Điều này, để nạp vượng khí vào nhà giúp công việc cũng như cuộc sống của gia chủ được ổn định hơn.
>>> Tham khảo thêm: Cửa hậu nên mở ra hay mở vào thì hợp lý, hợp phong thủy?
Chọn hướng cổng chính đảm bảo thẩm mỹ, phong thủy
Nếu một ngôi nhà có cổng chính và cổng phụ thì sẽ phân ra đâu là chính, đâu là phụ. Cổng chính cần phải được ưu tiên mở hướng đẹp hợp phong thủy, thuộc hành, mệnh giúp mang tài lộc, hanh thông cho gia đình.
Ngoài ra, hướng cổng đẹp còn giúp xua đuổi vận đen, bảo vệ tốt hơn cho ngôi nhà. Nên, khi mở cổng, có thể dựa theo ngũ hành để đảm bảo phong thủy:
-
Gia chủ mệnh Hỏa: cổng hướng Đông hoặc Đông Nam. Kiêng mở cổng hướng Bắc vì hướng này không sinh lợi, chỉ sinh hại.
-
Gia chủ mệnh Thủy: Mở cổng hướng Tây hoặc Tây Bắc. Không mở về hướng Đông Bắc, Tây Nam
-
Gia chủ mệnh Kim: Nên mở theo hướng Đông Bắc, Tây Nam. Tránh mở cổng nhà theo hướng Nam
-
Gia chủ mệnh Mộc: Lưu ý mở cổng theo hướng Bắc. Kỵ mở cổng phía Tây và Tây Bắc.
-
Gia chủ mệnh Thổ: Lựa chọn mở cổng theo hướng Nam. Kiêng kỵ mở cổng hướng Đông và Đông Nam.
Lựa chọn kiểu dáng cổng, kích thước cổng
-
Gia chủ trước khi quyết định xây nhà hai cổng. Cần phải lựa chọn bố trí cửa sao cho phù hợp với tổng thể kiến trúc của ngôi nhà.
Lưu ý phong thủy khi nhà có cổng chính và cổng phụ
Việc ứng dụng phong thủy khi thiết kế nhà có 2 cổng rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của gia chủ. Mà còn giúp chủ nhà tránh được những điều xui xẻo. Nên, khi xây nhà có cổng chính và phụ, cần phải lưu ý những điểm sau đây:
Hướng cổng và cửa chính, không bố trí đồng trục với nhau
-
Đây là thế xấu cần kiêng kỵ khi xây nhà có cổng chính và cổng phụ, vì có thể xảy ra sát khí. Thông thường, cửa và cổng chính, thường làm hơi lệch về bên trái hoặc bên phải một chút. Để nhà kín đáo, đồng thời tránh để người ngoài dò xét nội tình bên trong ngôi nhà.
Cổng không đối diện với nhà vệ sinh
-
Thiết kế nhà có 2 cổng, dù là cổng chính hay cổng phụ cũng không nên đối diện với nhà vệ sinh. Bởi nhà vệ sinh nơi có nhiều khí uế tạp. Nên phong thủy nhà ở cần tuyệt đối kiêng kỵ điều này.
Xây nhà có cổng chính và cổng phụ không đối diện phòng ngủ
-
Phòng ngủ là không gian riêng tư, nghỉ ngơi. Nên cần sự kín đáo, yên tĩnh và thoải mái. Vì vậy, khi thiết kế cổng không được đối diện phòng ngủ. Bởi sẽ gây tiếng ồn, trường khí không tốt xộc thẳng vào nhà. Điều này làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của gia chủ.
Không đối diện với thang máy
-
Kiêng kỵ khi làm cổng nhà trong phong thủy là xây nhà có cổng chính và cổng phụ tránh trực diện với thang máy. Nếu không mọi việc trong gia đình sẽ bị người ngoài soi mói, thị phi không tốt từ bên trong.
Bếp không đối diện cổng
-
Tuyệt đối kiêng kỵ xây nhà có cổng chính và cổng phụ đối diện bếp. Bởi không gian bếp trong gia đình là nơi sum vầy, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, hạnh phúc gia đình. Nên, nếu cửa đối diện bếp thì tài khí, vận lộc sẽ theo đó trôi hết ra ngoài.
Không đối diện với cây
-
Nhà có 2 cổng, dù là cổng chính hay phụ cũng không nên đối diện với cây lớn. Điều này, không tốt đến chủ nhà, làm khuất tầm nhìn.
Nhà có 2 cổng cần kỵ thủy sát, âm sát, hỏa sát, phong sát
-
Thủy sát: Cổng không đối diện với đài phun nước, thác nước. Điều này không tốt, rất có thể con cái thất tiết, trong nhà xung đột .
-
Hỏa sát: Cổng không đối diện nhà hỏa táng, bãi tha ma. Khiến người thân trong nhà mắc bệnh tim mạch và bệnh về mắt.
-
Âm sát: Nhà xây cổng chính và cổng phụ không đối diện đền chùa miếu mạo, nghĩa trang. Dễ khiến người thân gặp tai họa, nhiều chuyện kỳ quái do âm khí không tốt trong nhà.
-
Phong sát: Cổng nhà kiêng kỵ đối diện cánh đồng hoang vắng, gia đình dễ bị cô lập trong cuộc sống; người nhà mắc bệnh về thần kinh.
>>> Xem thêm:
- 15 Thiết kế mẫu nhà 2 mặt tiền kinh doanh cafe cực kỳ hút khách
- 11 mẫu nhà 3 tầng 2 mặt tiền hiện đại, đẹp lung linh
- Các mẫu thiết kế nhà 2 mặt tiền vát góc 2 tầng đẹp nhất hiện nay
Như vậy có thể thấy nhà có cổng chính và cổng phụ tốt hay xấu? còn tùy thuộc vào các yếu tố hướng cổng, vị trí cổng của gia chủ. Nên khi xây, chỉ cần đảm bảo được yếu tố phong thủy, tránh những điều cấm kỵ sẽ hóa giải được điều xấu.
Hy vọng những chia sẻ giới thiệu ở trên từ Kiến Trúc Vinavic, giúp mọi người có câu trả lời và yên tâm hơn khi xây dựng nhà có hai cổng. Qua đó, tránh được những kiêng kỵ khi xây cổng, để có được cuộc sống an lành, bình an.