Đơn giá thiết kế và thi công hoàn thiện nhà liền kề trọn gói
- 1. Nhà liền kề là gì?
- 2. Báo giá hoàn thiện nhà liền kề chi tiết và đầy đủ
- 3. Cách tính chi phí hoàn thiện nhà liền kề
- 4. Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá hoàn thiện nhà liền kề
- 5. Các loại vật liệu cần đưa vào dự toán hoàn thiện nhà liền kề
- 6. Quy trình hoàn thiện nhà liền kề gồm mấy bước?
- 7. Những sai lầm khi tính giá hoàn thiện nhà liền kề cần tránh
- 8. Quy định xây dựng nhà liền kề mới nhất
Đơn giá hoàn thiện nhà liền kề đã trở nên ngày càng có lợi cho chủ đầu tư nhờ sự phát triển của các công nghệ xây dựng mới và sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Việc hoàn thiện nhà liền kề giờ đây không còn là một gánh nặng tài chính mơ hồ nữa, nhờ có dịch vụ báo giá thiết kế và thi công hoàn thiện rõ ràng từ phía các công ty xây dựng uy tín.
Cùng tìm hiểu những loại chi phí hoàn thiện nhà liền kề cơ bản theo hai gói vật liệu phổ thông và vật liệu cao cấp để dự toán được ngân sách thực tế hợp lý và các đầu việc cần làm cho một ngôi nhà liền kề hoàn thiện đẹp, chất lượng và tiện nghi.
Nhà liền kề là gì?
Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411 : 2012 định nghĩa nhà liền kề (hay nhà liên kế) là loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng liền nhau. Những ngôi nhà liền kề có nhiều tầng và được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau. Chúng có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị.
Có 2 loại nhà ở liền kề:
-
Nhà ở liền kề mặt phố (nhà phố, nhà phố liền kề) được xây dựng trên các trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt. Nhà phố liền kề ngoài để ở còn dùng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác.
-
Nhà ở liền kề có sân vườn ở phía trước hoặc phía sau trong khuôn viên nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực. Một dạng điển hình cho loại hình nhà ở này là biệt thự liền kề, thường chỉ có 2 mặt thoáng là mặt trước và mặt sau, với diện tích xây dựng nhỏ hơn biệt thự nhà vườn và biệt thự đơn lập.
Báo giá hoàn thiện nhà liền kề chi tiết và đầy đủ
Đơn giá hoàn thiện nhà liền kề dao động ở mức 2.900.000 - 5.000.000 đồng/m2 với nhà phố, và từ 7.500.000 - 9.550.000 với biệt thự liền kề có sân vườn, bao gồm cả hoàn thiện kiến trúc và hoàn thiện nội thất. Chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá mua vật liệu hoàn thiện, diện tích xây dựng, số lượng đồ nội thất đi kèm,... và mức độ hoàn thiện theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Đơn giá hoàn thiện nhà phố liền kề
-
Gói vật tư loại phổ thông: 2.900.000 - 3.700.000 vnđ/m2
-
Gói vật tư cao cấp: 3.700.000 - 5.000.000 vnđ/m2
Có thể bạn cũng quan tâm: Bảng đơn giá thi công hoàn thiện nhà phố chi tiết nhất
Giá hoàn thiện biệt thự liền kề có sân vườn
Chi phí hoàn thiện biệt thự liền kề (cả nội thất và kiến trúc) khoảng 7.500.000 - 8.400.000 vnđ/m2 nếu sử dụng vật liệu phổ thông. Đơn giá hoàn thiện biệt thự liền kề dùng vật liệu cao cấp trung bình 8.500.000 - 9.550.000 vnđ/m2.
Loại vật liệu | Biệt thự hiện đại | Biệt thự tân cổ điển | Biệt thự cổ điển | Biệt thự Địa Trung Hải |
---|---|---|---|---|
Phổ thông | 7.500.000 vnđ/m2 | 7.650.000 vnđ/m2 | 7.900.000 vnđ/m2 | 8.400.000 vnđ/m2 |
Cao cấp | 8.500.000 vnđ/m2 | 8.670.000 vnđ/m2 | 8.950.000 vnđ/m2 | 9.550.000 vnđ/m2 |
Lưu ý:
-
Chi phí này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vật liệu, tổng số m2 xây nhà, cơ sở hạ tầng tại địa điểm xây dựng, số lượng trang thiết bị đi kèm và mức độ hoàn thiện theo yêu cầu của chủ đầu tư.
-
Đơn giá hoàn thiện nhà liền kề sẽ tăng dần theo từng năm, bởi chi phí xây dựng sẽ tăng dần theo sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu hoàn thiện nhà.
Cách tính chi phí hoàn thiện nhà liền kề
Để tính chi phí hoàn thiện nhà liền kề đầy đủ, chúng ta cần xác định các công việc cần làm để hoàn thiện căn nhà này. Dưới đây là các bước cần thực hiện để tính toán chi phí hoàn thiện nhà liền kề:
-
Tính diện tích xây dựng: Tính tổng số mét vuông nhà liền kề cần hoàn thiện để nhân với đơn giá từng loại vật liệu hoàn thiện hay tiền công thợ hoàn thiện 1m2.
-
Xác định các hạng mục chi phí hoàn thiện nhà liền kề: Gồm 2 loại chi phí là phí hoàn thiện kiến trúc (sơn bả, ốp lát, trát bề mặt, cửa và cửa sổ, trần,...) và phí hoàn thiện nội thất (các loại tủ, TV và kệ, bàn ghế, giường, nội thất phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng tắm,...).
-
Cộng tổng các chi phí hoàn thiện kiến trúc và nội thất nhà liền kề:
Chi phí hoàn thiện nhà liền kề = (Chi phí hoàn thiện kiến trúc + Chi phí hoàn thiện nội thất) * Diện tích hoàn thiện
Ví dụ: Một ngôi nhà phố liền kề có chi phí hoàn thiện như sau:
STT |
Hạng mục |
Đơn giá |
---|---|---|
1 |
Lát sàn gạch |
150.000 - 300.000 vnđ/m2 |
2 |
Lát sàn gỗ |
600.000 - 1.200.000 vnđ/m2 |
3 |
Sơn tường (bao gồm lớp phủ) |
70.000 - 120.000 vnđ/m2 |
4 |
Trần thạch cao |
250.000 - 350.000 vnđ/m2 |
5 |
Thiết bị vệ sinh |
3.500.000 - 10.000.000 vnđ/m2 |
6 |
Đèn điện |
100.000 - 200.000 vnđ/m2 |
7 |
Cửa kính |
800.000 - 1.500.000 vnđ/m2 |
8 |
Nội thất |
10.000.000 - 50.000.000 VNĐ |
9 |
Thi công nội thất (trọn gói) |
500.000 - 700.000 vnđ/m2 |
Từ bảng trên ta có:
-
Chi phí hoàn thiện kiến trúc: 5.470.000 - 16.840.000 đồng/m2
-
Chi phí hoàn thiện nội thất: 10.000.000 - 50.000.000 đồng
-
Đơn giá nhân công hoàn thiện nhà liền kề mặt phố: 500.000 - 700.000 đồng/m2
-
Tổng chi phí hoàn thiện được tính như sau:
Ví dụ 1: Nhà phố liền kề 3 tầng 70m2: 1.263.700.000 - 3.733.400.000 VNĐ
Ví dụ 2: Nhà phố liền kề 4 tầng 60m2: 1.442.800.000 - 4.259.600.000 VNĐ
Ví dụ 3: Giá hoàn thiện nhà liền kề mặt phố 3 tầng 100m2: 1.801.000.000 - 5.312.000.000 VNĐ
Vậy, chi phí hoàn thiện nhà liền kề mặt phố 60-100m2 tối thiểu khoảng 1,2 tỷ đồng (tính cả hoàn thiện nội thất và kiến trúc). Chi phí này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào đơn giá nhân công hoàn thiện nhà liền kề ở từng địa phương là cao hay thấp, đơn giá hoàn thiện nội thất và giá vật liệu hoàn thiện linh hoạt theo báo giá từng công ty thi công hoàn thiện nhà liền kề.
Các yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá hoàn thiện nhà liền kề
Để tính toán đơn giá hoàn thiện nhà liền kề cơ bản, bạn cần xác định rõ diện tích của căn nhà là bao nhiêu m2 và yêu cầu về mức độ hoàn thiện thế nào. Trong đó, một số hạng mục chi phí quan trọng cần được tính toán như sau:
Vật liệu xây dựng
Tính giá vật liệu dựa trên tình hình giá cả chung của thị trường. Lưu ý chọn các loại vật liệu hoàn thiện nhà liền kề chất lượng tốt và phù hợp với ngân sách ban đầu.
Thiết bị nội thất
Bao gồm những đồ dùng như giường, tủ quần áo, bàn ghế, đèn, rèm cửa, điều hoà,...
Vật liệu hoàn thiện ngoại thất
Các yếu tố như cửa, cổng, sơn tường rào, vật liệu ốp lát, thảm cỏ, đường đi,...
Giá nhân công hoàn thiện nhà liền kề
Số lượng công nhân và chi phí lao động cần được tính toán dựa trên các khoản phí như tiền công, tiền bảo hiểm,...
Cùng chủ đề: Chi tiết báo giá xây thô và nhân công hoàn thiện trọn gói 2023
Phí lắp đặt xây dựng
Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thi công hoàn thiện nhà liền kề như điện nước, vệ sinh, thiết bị phòng bếp,...
Quan trọng nhất, để sở hữu một ngôi nhà liền kề hoàn thiện đẹp, chủ đầu tư cần tìm kiếm các công ty xây dựng uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo nhà sau khi được hoàn thiện chất lượng tốt và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, gia chủ cần lên kế hoạch mua sắm cụ thể, có bảng dự toán chi phí theo từng đầu việc để tránh vượt quá ngân sách dự kiến.
Các loại vật liệu cần đưa vào dự toán hoàn thiện nhà liền kề
Việc chọn lựa vật liệu có tác động rất lớn đến giá hoàn thiện nhà liền kề. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc đến chất lượng của từng loại vật liệu để đảm bảo độ bền và an toàn cho ngôi nhà của mình.
Kiến trúc Vinavic xin liệt kê một số vật liệu hoàn thiện nhà liền kề chất lượng cao dùng để lát sàn, sơn tường, trần thạch cao, thiết bị vệ sinh, đèn điện, cửa,.... như sau:
Quy trình hoàn thiện nhà liền kề gồm mấy bước?
Dưới đây là các bước hoàn thiện nhà liền kề mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Tham khảo ý kiến của kiến trúc sư
Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào cho ngôi nhà liền kề của mình, gia chủ nên tìm kiếm và tham khảo ý kiến tư vấn của kiến trúc sư chuyên nghiệp. Bởi họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong việc xây nhà, nên có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách thiết kế, lựa chọn các vật liệu và sắp xếp không gian sao cho hợp lý về thẩm mỹ và chi phí.
Bước 2: Hoàn thiện phần nội thất
Khi hoàn thiện nội thất cho căn nhà liền kề, gia chủ cần lựa chọn các loại trang thiết bị và đồ đạc nội thất phù hợp với phong cách của căn nhà và sở thích của gia đình. Những đồ này bao gồm nội thất phòng khách (TV, bàn ghế,...) hay nội thất phòng bếp, nội thất phòng ngủ (giường, tủ, điều hoà,...), nội thất nhà tắm (bình nóng lạnh, thiết bị chống thấm, bồn cầu, lavabo,...).
Bước 3: Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh là một phần không thể thiếu trong trong các bước xây thô và hoàn thiện một căn nhà liền kề. Bao gồm toilet, lavabo, bồn tắm, lỗ thông gió,… Chú ý lắp đặt những thiết bị này một cách cẩn thận và đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong gia đình.
Bước 4: Sơn sửa các bề mặt
Một ngôi nhà liền kề đã xây thô vẫn chưa bao gồm các phần trát tường, ốp lát nền, tường, cột, lát sàn, bề mặt cửa sổ, đường ống,... Gia chủ có thể sơn lại các bề mặt này bằng những gam màu sáng tạo để tạo một phong cách độc đáo cho ngôi nhà của mình.
Bước 5: Lắp đặt cửa, cửa sổ, lan can
Cửa, cửa sổ và lan can đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm giác an toàn và phong thủy cho ngôi nhà liền kề của bạn. Cần lựa chọn những vật liệu hoàn thiện cửa, cửa sổ và lan can có chất lượng tốt, có khả năng chống sét, chống bụi bẩn bám,...
Bước 6: Thiết kế sân vườn (nếu có)
Nhà có sân vườn rộng rãi với nhiều cây xanh và thuỷ cảnh sẽ mang lại không gian sống thoải mái và mát mẻ cho gia đình. Hoàn thiện sân vườn nhà liền kề yêu cầu ốp trát đường đi quanh vườn, trồng cây, sắp đặt tiểu cảnh,...
Qua những bước hoàn thiện nhà liền kề trên, bạn sẽ có một ngôi nhà tiện nghi, sáng sủa và đáng sống.
Những sai lầm khi tính giá hoàn thiện nhà liền kề cần tránh
Dự toán chi phí thiết kế và thi công hoàn thiện nhà liền kề có thể gặp nhiều sai lầm khác nhau, điều này thường xảy ra do thiếu kinh nghiệm và kiến thức về quy trình xây dựng.
-
Không lên kế hoạch trước khi xây dựng: Bước này bao gồm lựa chọn phong cách, công năng, kiểu dáng, diện tích, số tầng nhà,... theo nhu cầu và sở thích của từng thành viên trong gia đình. Bỏ qua bước này, bạn sẽ không xác định đủ ngân sách cho dự án hoàn thiện nhà liền kề của mình.
-
Qua loa trong việc tìm kiếm nhà thầu: Đây là một trong những sai lầm lớn nhất dẫn đến việc hỏng hóc xảy ra thường xuyên trong quá trình thi công, kéo theo giá thi công hoàn thiện nội thất và kiến trúc nhà liền kề bị độn lên đáng kể so với dự toán ban đầu. Đó là chưa kể rủi ro nhà dễ hỏng hóc sau này, phải tốn nhiều tiền bảo trì và cải tạo.
-
Không giám sát kỹ tiến độ thi công hoàn thiện: Khó để đảm bảo công tình nhà liền kề của bạn sẽ được hoàn thiện đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.
-
Không chú ý đến yếu tố không gian: Nếu bạn bỏ qua các tiêu chuẩn pháp luật về diện tích, khoảng lùi, ban công, chiều cao,... khi hoàn thiện nhà liền kề, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà mà còn vi phạm quy hoạch của chính quyền địa phương, khiến bạn rất có thể sẽ phải phá dỡ nhà dù đã hoàn thiện xong.
Tóm lại, để tránh những sai lầm khi dự toán giá hoàn thiện thiết kế và thi công nhà liền kề, bạn cần phải lên kế hoạch cẩn thận, tìm kiếm công ty xây dựng đáng tin cậy, lên kế hoạch và giám sát tiến độ thi công hoàn thiện, đồng thời chú ý đến yếu tố không gian. Với các bước này, bạn sẽ có một ngôi nhà liền kề hoàn thiện đẹp và đảm bảo chất lượng với chi phí phải chăng.
Quy định xây dựng nhà liền kề mới nhất
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở liền kề theo quy định pháp luật
Những tiêu chuẩn, quy định về xây dựng nhà liền kề được quy định trong Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 như sau:
- Nhà ở liền kề được xây dựng theo quy hoạch chung ở những tuyến đường trong đô thị hoặc tại ngoại vi. Việc thiết kế, xây dựng nhà phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.
- Khi thiết kế cải tạo hoặc xây dựng mới nhà liền kề thì hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và cần đảm bảo mỹ quan riêng của công trình.
- Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liền kề mặt phố phải tuân theo các nguyên tắc:
-
Có số tầng và cao độ mỗi tầng như nhau trong một dãy nhà;
-
Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái nhà đồng nhất trong một khu vực;
-
Có cùng màu sắc cho một dãy nhà;
-
Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào của một dãy nhà;
-
Thống nhất hệ thống kỹ thuật hạ tầng;
-
Chiều dài của một dãy nhà ở liền kề nhỏ hơn hoặc bằng 60 m. Và trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
-
Giữa những dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4 m.
- Nhà ở liền kề mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì đối với nhà xây sau phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt và thống nhất với các nhà xây trước về các yếu tố như là cao độ nền, cao độ ban công, độ cao tầng 1 (tầng trệt), cao độ và độ vươn của ô văng, màu sắc...
Nhà ở liền kề mặt phố được phép có chung hoặc không bộ phận kết cấu (bao gồm móng, cột, sàn, mái tường, hoặc các kết cấu giáp lai khác của hai nhà liền nhau).
-
Trường hợp có tường chung thì hệ thống kết cấu dầm sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của 1 ngôi nhà không được xây dựng quá tim tường chung. Chiều dày tường chung phải từ 0,2 m trở lên;
-
Nếu có tường riêng thì chỉ được phép xây dựng trong ranh giới có chủ quyền hoặc quyền sử dụng đất.
- Nhà ở liền kề có sân vườn thì phải có kích thước tối thiểu (tính từ mặt nhà đến chỉ giới đường đỏ) của sân trước là 2,4 m và thống nhất theo quy hoạch chi tiết được duyệt.Nếu có thêm sân sau thì kích thước tối thiểu của sân sau là 2,0 m.
- Thiết kế nhà ở liền kề phải đảm bảo các quy định khác liên quan về phòng cháy chữa cháy, giao thông, môi trường,...
Trường hợp nào không cho phép xây dựng nhà liền kề?
Không cho phép xây nhà ở liền kề tại những khu vực trong đô thị sau:
-
Trong những khuôn viên, trên các đoạn đường, tuyến đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;
-
Những khu vực đã được quy hoạch ổn định; nếu có xây dựng nhà ở liền kề phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
-
Trong những khuôn viên có các công trình công cộng như là trong trụ sở cơ quan, các công trình dịch vụ, thương mại, các cơ sở sản xuất;
-
Trên những tuyến đường, đoạn đường, khu vực đã được xác định phải bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến giá hoàn thiện nhà liền kề. Khi bạn đã có cái nhìn tổng quát về công việc này, hãy lên kế hoạch và tìm kiếm các giải pháp để tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà của bạn.
Xem thêm: Cách tính giá hoàn thiện nhà đã xây thô đơn giản chi tiết nhất