So sánh sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic

Kiến trúc
0
1800
huyen - 02/11/2023

Kiến trúc gothic và roman đều có xuất xứ từ Châu âu nhưng mỗi kiến trúc để lại dấu ấn riêng trong mỗi công trình. Vậy làm sao để phân biệt 2 kiến trúc này, cùng tham khảo bài viết dưới đây để so sánh sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic.

So sánh sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic
So sánh sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic

Tổng quan về kiến trúc Gothic 

Kiến trúc Gothic là gì?

Kiến trúc Gothic xuất hiện từ giữa thế kỷ 12, được sử dụng chủ yếu để làm cho các nhà thờ Công giáo La Mã. Kiến trúc này nối tiếp sau thời đại kiến trúc Roman khi sáng tạo kiểu mái vòm nhọn thay đổi toàn bộ kiến trúc nhà thờ, tu viện thời đó. 

Kiến trúc Gothic xuất hiện từ giữa thế kỷ 12 nổi bật bởi các nhà thờ Công giáo La Mã

Trải qua bề dày lịch sử cùng nhân loại, phong cách Gothic đã khẳng định dấu ấn qua nhiều công trình được Di sản Thế giới UNESCO công nhận như: tu viện Westminster tại Anh (1987), nhà thờ tòa chính Đức Bà Amiens tại Pháp (1981), tháp đồng hồ Big Ben tại Anh (1987)...

Đặc trưng kiến trúc Gothic

Đặc trưng kiến trúc Gothic là mái nhọn đem đến sự gai góc, sắc nhọn đầy mạnh mẽ và thể hiện đức tin tôn giáo mãnh liệt của người dân thời đó. Các nhà thờ phong cách Gothic thường sử dụng cửa sổ kính có màu sắc rực rỡ tươi sáng và sở hữu những bức tường dày.

Đặc trưng kiến trúc Gothic là mái nhọn đem đến sự gai góc, sắc nhọn

Một đặc điểm của cấu trúc gothic là chúng rất cao và hướng lên trời như đường thẳng đứng, trụ bay và độ cao lớn. Thời kỳ kiến ​​trúc gothic đại diện cho sự khởi đầu kiến trúc mới, nhiều ý tưởng về sự sáng tạo không còn lối thiết kế đơn giản như Roman nữa. 

Tổng quan về kiến trúc Roman

Kiến trúc Romanesque là gì?

Kiến trúc Roman ra đời từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 12 và chịu ảnh hưởng từ hai phong cách La Mã và Byzantine. Các thiết kế của phong cách này có phần thô sơ, đơn giản nhưng vẫn rất nổi bật với thiết kế mái vòm cong kết hợp với những cột trụ lớn đầy độc đáo.

Kiến trúc Roman ra đời từ thế kỷ 9 chịu ảnh hưởng từ hai phong cách La Mã và Byzantine

Đặc trưng phong cách Roman

Phong cách kiến trúc Roman được dùng trong xây dựng nhà thờ, tu viện nên không có quá nhiều các công trình tiêu biểu. Phần lớn các công trình theo phong cách này đều có mặt ngoài thô ráp, các yếu tố trang trí cũng không quá bắt mắt mà có phần đơn điệu.

Phong cách kiến trúc Roman được dùng trong xây dựng nhà thờ, tu viện

Kiến trúc Roman có đặc điểm là hầm hình thùng, tường dày, gian bên trong, cửa đi và cửa sổ có vòm tròn. Tòa nhà thời La Mã rất nặng nề và kiên cố cùng với những bức tường dày. Các phòng bên trong một tòa nhà theo phong cách Romanesque thường có lối vào thiếu ánh sáng vì cửa sổ nhỏ, khiến cả căn phòng thiếu sáng.

Phong cách Roman ưa chuộng hình vòm không chỉ trong nhà thờ, tu viện mà xây dựng nhà ở cũng ứng dụng lối thiết kế này. Các tòa nhà phải giống phong cách Roman, xây nhỏ, mái vòm và sử dụng hầm.

So sánh tổng thể kiến trúc roman và gothic

Sau đây là so sánh tổng thể về 2 loại kiến trúc gothic và roman từ ý nghĩa kiến trúc, hình dạng thiết kế đến nội thất, không gian và kết cấu. 

Sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic
So sánh Kiến trúc Gothic Kiến trúc Roman
Ý nghĩa Đây là một phong cách kiến ​​trúc kéo dài từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16. Phong cách này chủ yếu là theo kiểu xây. Đây là một phong cách kiến ​​trúc ở Châu Âu thời Trung cổ, cũng được đặc trưng như những mái vòm hình bán nguyệt.
Hình dạng của vòm Các tòa nhà kiến ​​trúc Gothic có mái vòm nhọn trong đó. Các tòa nhà kiến ​​trúc theo phong cách Romanesque có mái vòm tròn trong đó.
Không gian Các tòa nhà theo kiến ​​trúc Gothic có cửa sổ lớn và nhiều kính màu nên nội thất thoáng, sáng và thoáng. Các tòa nhà theo kiến ​​trúc Romanesque có cửa sổ nhỏ và ít kính màu hơn, dẫn đến nội thất tối.
Thiết kế nội thất Các tòa nhà kiến ​​trúc Gothic có một vài kết cấu đỡ và trụ bay. Tòa nhà theo phong cách Romanesque có những cột trụ đồ sộ bên trong tòa nhà.
Thiết kế bên ngoài Kiến trúc Gothic có các đầu thú trên mặt ngoài của tòa nhà. Kiến trúc Romanesque có thiết kế tối giản ở mặt ngoài của tòa nhà.
Kết cấu Các tòa nhà theo kiến ​​trúc Gothic có cấu trúc khung xương mảnh mai. Các tòa nhà kiến ​​trúc theo phong cách Romanesque có kết cấu đồ sộ, được đóng khung.

Sự khác biệt giữa kiến trúc gothic và roman

Sự khác biệt chính giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc Roman là kiến trúc Gothic sử dụng vòm cung nhọn thay vì vòm bán nguyệt như kiến trúc Roman và sử dụng nhiều cửa sổ lớn, nhiều kính màu thoáng đãng sáng sủa hơn so với phong cách Roman ít cửa sổ, không gian tối màu. 

  • Kiến trúc Gothic được bắt nguồn từ giữa thế kỷ 12. Mặt khác, kiến ​​trúc Romanesque được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 12.
  • Công trình kiến ​​trúc Gothic có mái vòm nhọn trong đó kiến ​​trúc theo phong cách Romanesque có những mái vòm tròn.
  • Công trình kiến ​​trúc Gothic có cấu trúc khung xương mảnh mai. Mặt khác, các tòa nhà theo kiến ​​trúc Romanesque có cấu trúc đóng khung nặng nề.
  • Các tòa nhà theo kiến ​​trúc Gothic có cửa sổ lớn và nhiều kính màu nên nội thất thoáng, sáng và thoáng. Tòa nhà theo kiến ​​trúc Romanesque có cửa sổ nhỏ và ít kính màu hơn, dẫn đến nội thất tối.
Kiến ​​trúc Gothic có cửa sổ lớn và nhiều kính màu nên nội thất thoáng, sáng và thoáng

Một số công trình kiến trúc Gothic tiêu biểu

Nhà thờ Chartres (Pháp)

Nhà thờ Chartres là một di sản thế giới tại Pháp, nằm ở tỉnh Eure-et-Loirr, cách thủ đô Paris của Pháp khoảng 80 Km về phía Tây Nam. Công trình được xem là nhà thờ còn nguyên vẹn nhất trong một loạt các nhà thờ quan trọng của nước Pháp. Bên cạnh mang phong cách kiến trúc gothic đặc trưng thì nhà thờ còn sở hữu bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh nổi tiếng được đánh giá là kiệt tác của thế giới.

Nhà thờ Chartres là một di sản thế giới tại Pháp

Nhà thờ Salisbury (Anh)

Nhà thờ Salisbury rất tráng lệ với thiết kế mái chóp được ghi nhận là cao nhất nước Anh, nơi đây còn sở hữu một chiếc đồng hồ lâu đời nhất thế giới rất đặc biệt. Đây là một ví dụ hàng đầu trong kiến trúc gothic sớm của nước Anh với sự xây dựng độc đáo, tạo ấn tượng khó quên

Nhà thờ Salisbury rất tráng lệ với thiết kế mái chóp được ghi nhận là cao nhất nước Anh

Tu viện Westminster (Anh)

Tu viện Westminster có tên chính thức là Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter, là một nhà thờ nổi tiếng theo kiến trúc gothic ở London. Đây là nơi tiến hành lễ đăng quang của các vua và nữ hoàng Anh, đây cũng là nơi chôn cất của nhiều người trong Hoàng gia Anh và nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong Lịch sử Anh.

Tu viện Westminster là một công trình nổi tiếng theo kiến trúc gothic ở London

Nhà thờ lớn Hà Nội

Được xây dựng năm 1888 theo phong cách kiến trúc gothic, Nhà thờ lớn Hà Nội là nhà thờ cổ nhất và lớn nhất ở Hà Nội. Đây là một nhà thờ có nét độc đáo, mang một số cảm hứng Paris trong kiến trúc. Có hai tháp chuông, bên trong tráng lệ với các cửa kính màu đẹp được vận chuyển từ Pháp và hình ảnh Thánh Joseph ở giữa. Đây cũng là nơi nằm ở trung tâm Hà Nội với sự nhộn nhịp, thu hút nhiều khách đến tham quan.

Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng năm 1888 theo phong cách kiến trúc gothic

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có kiến trúc độc đáo, tuyệt đẹp, là một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất Việt Nam. Với cách xây dựng gothic ấn tượng, từng viên gạch được nhập khẩu từ Marseilles, Pháp đã mang lại sự cổ kính bên ngoài, yên tĩnh bên trong cho nhà thờ.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có kiến trúc độc đáo, tuyệt đẹp

Công trình kiến trúc khổng lồ, nổi tiếng này tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố sầm uất nhất Việt Nam thu hút rất nhiều khách đến tham quan và chụp lại vẻ đẹp rực rỡ của nhà thờ.

Một số công trình kiến trúc Roman nổi danh thế giới

Quần thể tôn giáo Pisa (Ý)

Công trình tôn giáo Pisa của Ý bao gồm 3 công trình: nhà thờ Pisa, nhà rửa tội The Baptistery và tháp chuông The Campanile. Hình khối quần thể hài hoà, phía bên ngoài đều được làm bằng đá vân thạch trắng và hồng xen kẽ nhau, trang trí bằng các cuốn nửa tròn mỗi tầng.

Quần thể tôn giáo Pisa (Ý)

Tháp Luân Đôn (Anh)

Tháp Luân đôn ở Anh còn được biết đến với biệt danh Tháp Trắng. Công trình lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman, được xây dựng như một nhà nguyện từ năm 1080. Ban đầu, tháp London Anh là một tòa tháp cao và được xây dựng trong một khoảng thời gian rất dài, suốt 3 thế kỷ. Công trình được ghi nhận qua từng năm tháng, ghi dấu lên từng viên gạch, mái nhà, bức tường của ngọn tháp.

Tháp Luân đôn ở Anh còn được biết đến với biệt danh Tháp Trắng

Nhà thờ Aachen (Đức) 

Nhà thờ Aachen hay nhà thờ Hoàng đế Đức là một trong những nhà thờ thuộc trường phái Roman được xây dựng bởi Charlemagne vĩ đại. Đây là nhà thờ thuộc Công giáo Roma nằm ở miền Tây nước Đức và được ví là một trong những nhà thờ lâu đời nhất Châu Âu.

Nhà thờ Aachen là một trong những nhà thờ thuộc trường phái Roman

Nhà thờ Monreale 

Nhà thờ Monreale được xây dựng năm 1172 bởi hầu hết các kiến ​​trúc người Norman. Nơi đây nổi tiếng với các bức tranh khảm Byzantine. Điểm thú vị ở nhà thờ này là những viên gạch được làm bằng những mảnh vàng thật và ngay cả những bức tranh ghép cũng được lắp ráp một cách tỉ mỉ bởi những người thợ thủ công Byzantine.

Nhà thờ Monreale được xây dựng năm 1172 bởi hầu hết các kiến ​​trúc người Norman

Cầu Pont du Gard

Nhắc đến những công trình kiến trúc Roman đẹp, không thể bỏ qua cây cầu Pont du Gard bắc qua con sông Gardon thuộc khu vực miền Nam nước Pháp có tuổi đời đến 2000 năm. Cây cầu đá 3 tầng này đã tồn tại đến 2000 năm, là một biểu tượng đẹp của kiến trúc La Mã cổ đại, thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá.

Nhắc đến những công trình kiến trúc Roman đẹp, không thể bỏ qua cây cầu Pont du Gard

Vương cung thánh đường Phero (Vatican)

Một trong những nhà thờ kiến trúc Roman đẹp và nổi tiếng trên thế giới chính là vương cung thánh đường Phero thuộc đất nước Vatican xinh đẹp. Ngày nay, người ta gọi tên nơi này là Đền thờ Thánh Phêrô hoặc Nhà thờ Thánh Phêrô. 

Vương cung thánh đường Phero (Vatican)

Xem thêm: Tìm hiểu đặc trưng của phong cách kiến trúc lâu đài cổ Châu Âu

By https://vinavic.vn/
https://vinavic.vn/

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về So sánh sự khác nhau giữa kiến trúc roman và gothic
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Phong thủy
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.11983 sec| 2439.664 kb