Tìm hiểu kiến trúc Roman - Lịch sử hình thành và những đặc trưng
- 1. Kiến trúc Roman là gì?
- 2. Lịch sử ra đời của kiến trúc Roman
- 3. Một số công trình kiến trúc Roman nổi danh thế giới
- 3.1. Tháp Luân Đôn (Anh)
- 3.2. Pháo đài Coucy de Chateau (Pháp)
- 3.3. Toà thành Krak des Chevalier (Syria)
- 3.4. Tu viện Vézelay (Pháp)
- 3.5. Tu viện Cluny (Pháp)
- 3.6. Nhà thờ Sainte Foy (Conques, Pháp)
- 3.7. Nhà thờ Saint Étienne (Pháp)
- 3.8. Nhà thờ Durham (Anh)
- 3.9. Nhà thờ Worms (Đức)
- 3.10. Nhà thờ Speyer (Đức)
- 3.11. Vương cung thánh đường Phêrô (Ý)
- 3.12. Đền Baalbek (Li-băng)
- 3.13. Đấu trường Colosseum (La Mã)
- 3.14. Quần thể tôn giáo Pisa (Ý)
- 4. Những đặc trưng của thiết kế kiến trúc Roman
- 5. Kỹ thuật thiết kế kiến trúc Roman cần biết
Kiến trúc Roman là một trong những nền nghệ thuật lớn nhất của nhân loại theo dòng lịch sử thế giới. Cùng tìm hiểu về những đặc trưng của nét kiến trúc đặc biệt này, cùng một số công trình tiêu biểu đại diện cho phong cách Roman qua bài viết dưới đây.
Kiến trúc Roman là gì?
- Còn được gọi là phong cách Norman (ở Anh), kiến trúc Roman là một phong cách kiến trúc châu Âu Trung Đại với đặc trưng các vòm bán nguyệt Gothic. Mang tới những công trình tuyệt tác của nhân loại, cộng hưởng tinh hoa kiến trúc La Mã cổ đại và Byzantine.
- Phong cách Roman đặc trưng ở bề mặt thô ráp, ít trang trí, cửa nhỏ, đường nét chủ yếu là vuông, tròn hoặc chữ thập. Đặc biệt, không thể thiếu những khung vòm bán nguyệt Gothic đẹp lung linh. Những công trình tượng trưng cho phong cách kiến trúc này phần lớn là công trình tôn giáo.
Tham khảo thêm: Phong cách biệt thự 2 tầng kiểu pháp cổ điển châu Âu
Lịch sử ra đời của kiến trúc Roman
- Kiến trúc Romanesque ra đời khi các nước Trung và Tây Âu bắt đầu gượng dậy sau sự sụp đổ của người La Mã, mới hình thành nên nhà nước phong kiến.
-
Phong cách Roman có thể bắt đầu ở vùng Normandie, Pháp vào thế kỷ IX, nhưng kiến trúc Romane được cho là thật sự ra đời cùng với sự xuất hiện của dòng tu Benecdictine ở Pháp vào năm 910.
- Chủ yếu nền văn hoá đô thị lúc đó mới hình thành ở Trung và Tây Âu, dân đô thị cũng bắt đầu từ những người nông dân mới từ quê lên. Họ chỉ biết "xây nhà như người La Mã cổ đại", thể hiện rõ ở tiến bộ về vật liệu xây dựng bằng gạch và đá thay vì chỉ từ gỗ.
Một số công trình kiến trúc Roman nổi danh thế giới
Tháp Luân Đôn (Anh)
Còn được biết đến với biệt danh Tháp Trắng. Công trình lấy cảm hứng từ kiến trúc Roman, được xây dựng như một nhà nguyện từ năm 1080.
Pháo đài Coucy de Chateau (Pháp)
Có lô cốt, phần tường dày, đường kính trêm 30m, hào nước bảo vệ trong và ngoài thành quách.
Toà thành Krak des Chevalier (Syria)
Vị trí áng ngữ trên đồi cao, có tháp canh nhiều tầng, cửa cuốn vòm lỗ châu mai. Tuy nhiên hình thức khá khô khan, nặng nề.
Tu viện Vézelay (Pháp)
Hoàn thiện vào năm 1150, tu viện được xây dựng với mục đích lưu giữ thánh tích của thánh Mary Magdalena. Bên trong sở hữu nhiều tượng thánh và tác phẩm điêu khắc đá quý. Mặt tiền có hình ảnh mái vòm đồ sộ thu hút nhiều du khách.
Tu viện Cluny (Pháp)
Là một nhà thờ lớn, có quy mô chỉ thua nhà thờ thánh Phêrô ở châu Âu, có chiều dài lớn nhất nước Pháp. Đây là một phức hợp thể kiến trúc tôn giáo, có tường dày, trung sảnh đồ sộ, hành lang biên kép, nhiều gian thờ nhỏ ở hai cánh ngang.
Nhà thờ Sainte Foy (Conques, Pháp)
Là biểu tượng cho nhà thờ của khách hành hương. Có trung sảnh dài và mảnh, cửa sổ lớn, phần chính diện có khối tích mang lớn để chứa nhiều con chiên cùng hát Thánh khí.
Nhà thờ Saint Étienne (Pháp)
Thuộc dòng tu Benedictine. Mặt đứng phía trước có hai tháp chuông, mặt trước và mặt bên có tường bổ trụ. Các đường phân vị thẳng đứng khúc triết, nội thất trung sảnh rất cao, vòm mái trên trung sảnh có 6 múi.
Nhà thờ Durham (Anh)
Kiến trúc kiểu Anglo - Norman (kiểu Anh ảnh hưởng từ vùng Normandie), có 2 toà thấp phía Tây thể hiện rõ đặc trưng kiến trúc Roman, trong khí toà tháp cao ở giữa cánh ngang mang phong cách Gothic.
Nhà thờ Worms (Đức)
Điển hình cho phong cách Roman vùng sông Rhein. Có mặt đối xứng qua trục dọc, nơi tụng niệm ở 2 phía Đông và Tây nhà thờ, nhiều tháp nhọn. Đầu tháp có hình côn đối xứng, bồng cầu thang xoắn ốc.
Nhà thờ Speyer (Đức)
Có bố cục tương tự nhà thờ Worms. Bốn tháp nhọn ở bốn góc rất thanh thoát. Mặt tiền được trang trí bằng cột phụ đỡ vòm cong phần dầm mái và vòm khoét lõm ở mặt tường.
Vương cung thánh đường Phêrô (Ý)
Toạ lạc giữa lòng thủ đô Rome của Ý, công trình được công nhận vĩ đại bậc nhất thế giới. Nhà thờ thánh Phêrô được xây lên từ trên nền móng nhà thờ Constantinian cũ vào năm 1506 và phải trải qua hơn 200 năm xây dựng. Nổi bật nhất là phần mái vòm cùng các bức bích hoạ của Bernini và Giotto, hay các tán phẩm điêu khắc của Michelangelo, Arnolfo di Cambio cùng nhiều thánh vật quý báu.
Đền Baalbek (Li-băng)
Được xây dựng từ những viên đá trọng lượng hàng trăm tấn, ngôi đền đã ghi lại dấu ấn nền văn minh cổ đại và được ghi nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1884. Ngôi đền được bao quanh bởi không dưới 54 cột đá, bên trong là các bức tường và cột làm bằng gỗ tuyết tùng.
Đấu trường Colosseum (La Mã)
Được bắt đầu xây dựng khoảng những năm 70 - 80 sau Công nguyên bởi Vua Titus. Ngày nay, công trình được cải tạo và bảo trì 1/3 cấu trúc ban đầu. Đặc biệt, phải dùng 100,000 m3 đá hoa cương mới có thể đỡ được 300 tấn vòng kẹp sắt.
Quần thể tôn giáo Pisa (Ý)
Thể hiện sự kết nối truyền thống của kiến trúc Romanesque Italia. Bao gồm 3 công trình: nhà thờ Pisa, nhà rửa tội The Baptistery và tháp chuông The Campanile. Hình khối quần thể hài hoà, phía bên ngoài đều được làm bằng đá vân thạch trắng và hồng xen kẽ nhau, trang trí bằng các cuốn nửa tròn mỗi tầng.
Những đặc trưng của thiết kế kiến trúc Roman
Giai đoạn kiến trúc Romanesque tiền kỳ, mái nhà được làm từ gỗ, rất dễ bắt cháy, gần như không để lại vết tích. Sau này, qua sự phát triển về hệ thống vật liệu, người ta mới tổng kết được một số đặc trưng của nhà phong cách Roman như sau:
Đặc trưng về kiến trúc tổng thể
Phong cách biệt thự Roman sở hữu một số điểm chung về tổng quan như sau:
- Ngoại thất kế thừa những đặc điểm của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantine.
- Số lượng công trình nhà xây theo phong cách Roman không nhiều, nằm rải rác ở từng địa phương.
- So với kiến trúc La Mã cổ đại, phong cách Roman có quy mô nhỏ hơn đáng kể. Mặt ngoài thường khô ráp, ít trang trí, trông khá nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ.
- Ngoại thất sử dụng nhiều cửa trụ, vòm nổi và vòm bán cầu. Các loại vòm này được làm bằng đá.
- Đường nét, hình khối chủ yếu là hình vuông, tròn hoặc chữ thập do kỹ thuật tạo hình khi đó còn đơn sơ.
Đặc trưng về loại hình
Ngoài các đặc điểm dễ nhận ra về kiến trúc tổng quát, có thể phân biệt dễ dàng công trình kiến trúc Romanesque qua các loại hình cơ bản:
- Các công trình kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện.
- Công trình nhà ở thông dụng.
- Các công trình lâu đài, tháp cổ có tính phòng thủ thời phong kiến.
Đặc trưng về kiến trúc nhà thờ
Kiến trúc nhà thờ Roman thường được bóc tách và nghiên cứu qua ba khía cạnh: đặc điểm mặt bằng, kiến trúc nhà thờ tu viện và phong cách thiết kế nhà thờ thành phố. Các công trình nhà thờ tuy đã trải qua nhiều biến đổi, nhưng vẫn giữ lại những nét cơ bản của nhà thờ Cơ đốc giáo tiền kỳ được xây dựng vào giai đoạn mạt kỳ của Đế quốc La Mã.
Mặt bằng kiểu chữ thập La Tinh
- Mặt bằng hình chữ thập gọi là Basilica (vương cung thánh đường). Mặt bằng Basilica là một hình chữ nhật dài và mảnh, các hàng cột chạy dọc chia chiều ngang thành nhịp giữa và nhịp biên.
- Nhịp giữa gọi là trung sảnh. Hai nhịp biên là hai bên hành lang. Nhịp giữa cao hơn nhịp biên, phần chênh lệch thường được mở cửa sổ.
- Sức chứa của mặt bằng Basilica rất lớn, tiện lợ để quần chúng tụ tập, đúng ý đồ Giáo hội.
- Kiến trúc Basilica Roman còn có ý nghĩa linh thiêng về mặt tinh thần. Nên thường nằm trên những vị trí linh thiêng, chỗ giao cắt của con đường hành hương, hay phần mộ tượng trưng của một thánh tích được sùng bái.
Kiến trúc nhà thờ tu viện
- Đây là các nhà thờ được xây ở các tu viện tiếp tế khách hành hương và dòng tín đồ chuyên đi tìm "thánh vật và thánh cốt" vào thế kỷ 10 ở Pháp. Nhà thờ có thể hợp với tu viện tạo thành quần thể kiến trúc lớn.
- Kiến trúc nhà thờ Roman tiền kỳ có hình khối đơn giản, tường và cột trụ nặng nề, mặt vữa dày và bề mặt thô ráp, đi theo tư tưởng phủ định cuộc sống hiện thực, không quan tâm đến trang trí hay tỉ lệ.
- Một số công trình tiêu biểu như nhà thờ ở Cluny, nhà thờ Saint-Sernin ở Toulouse, nhà thờ Sainte Gétrusde ở Nivelles, nhà thờ Saint Foy ở Conqueshay nhà thờ Saint Étienne ở Caen.
- Tháp chuông có vai trò quan trọng trong kiến trúc nhà thờ. Có thể đặt độc lập ở một bên mặt chính hoặc trong tháp đôi.
- Trên mái ở phần trung sảnh và cánh ngang gặp nhau, có tháp lấy ánh sáng chiếu cho đàn tế. Tháp này trở thành tháp đèn, thiết kế kiến trúc Gothic có chiều cao rất lớn.
Kiến trúc nhà thờ thành phố
- Phát triển sau giai đoạn Roman tiền kỳ, nên các công trình này sở hữu kiến trúc tinh xảo hơn nhà thờ tu viện.
- Hai toà tháp phái Tây đỡ nặng nề hơn. Tháp đèn, đàn thánh, gian thờ nhỏ giàu tính trang trí hơn. Đã bắt đầu chú trọng điêu khắc.
- Một số công trình tiêu biểu như nhà thờ Worms, nhà thờ Apostles ở Cologne, nhà thờ Mainz ở Đức; một số nhà thờ ở Caen, Pháp; quần thể tôn giáo Pisa ở Ý.
- Đặc trưng tiêu biểu nhất của kiến trúc nhà thờ phố Roman là sự dính kết chặt chẽ giữa các hình khối, tạo cho tổng thể công trình vẻ uy nghiêm, đồ sộ. Bề mặt được coi là tổ hợp hài hoà của ánh sáng và đá cẩm thạch, trang trí thêm bằng các cuốn nửa tròn tương tự giữa các tầng với nhau.
- Nhà rửa tội thường có hình trụ, tháp chuông đặt phía Đông. Lối vào chính đặt ở phía Tây trung sảnh. 2 bên khoang lễ trước bàn thờ có xây kẹp thêm 2 tháp nhỏ, thiết kế cầu thang xoắn vào bên trong.
- Những công trình nhà thờ thành phố phong cách Roman được coi là biểu tượng của một vương quốc, gắn liền với quảng trường.
Đặc trưng về kiến trúc lâu đài thành quách
Các lãnh chúa xây lâu đài phong cách Roman luôn dựng pháo đài phòng thủ kiên cố bao quanh lãnh địa. Bởi tình hình các thế lực phong kiến và các bộ tộc du mục man rợ thường xâm chiếm, cướp bóc lãnh địa của nhau thời Trung cổ.
Các toà thành kiểu Roman thường có những đặc điểm sau:
- Bề ngoài thành quách có tường thành cao và dày. Mặt trên làm kiểu răng cưa để tiện nấp bắn cung. Răng cưa còn nhô ra ngoài kiểu công xôn tạo các lỗ hở trên bề mặt để thả đá, đổ vạc dầu vào quân địch.
- Ngoài tưởng thành có hào sâu và cầu dây xích, hình thành bảo vệ kinh thành hai lớp.
- Trên các toà thành có vọng lâu bố trí lỗ châu mai để quan sát.
- Tháp trung tâm dùng để cố thủ khi nổi loạn ngoại xâm hoặc nội chiến.
Nổi tiếng nhất trong các công trình thành luỹ cố thủ kiến trúc Roman là pháo đài Carcassonne (Pháp) xây vào thế kỷ XIII. Ngoài ra còn có pháo đài Coucy de Chateau (Pháp), Chateau – Gaillard và tòa thành Krak des Chevalier (Syria).
Kỹ thuật thiết kế kiến trúc Roman cần biết
Kiến trúc kiểu Roman tuy có những điểm khá sơ sài về mặt tạo hình so với tinh hoa các công trình La Mã cổ đại, nhưng về mặt kết cấu và loại hình đã có một số bước tiến nhất định, góp phần không nhỏ trong việc hình thành kiến trúc Gothic sau này. Khi xây biệt thự kiểu Roman cần chú ý:
Về kết cấu
Kỹ thuật xây tường, cuốn có sống và cột trụ của thiết kế Roman được kế thừa từ việc học tập cách làm của người La Mã, với các vật liệu vững chắc hơn.
- Thời Roman tiền kỳ, kỹ thuật mô phỏng lại tay nghề của các người thợ dân gian, đồng thời thể hiện rõ tư tưởng cấm đoán, dè dặt của tôn giáo. Nên tường đá và các lớp vữa còn dày, cửa sổ nhỏ và ít ánh sáng.
- Ngày nay, cửa sổ được mở rộng hơn, thường là pano gỗ mắt kính. Vữa rất phẳng, tường thường khắc các rãnh ngang rất tinh tế.
- Chiều cao đã được khắc phục, trần cao hơn do kỹ thuật tiến bộ hơn, nhà thờ Roman giờ đã cao hơn 20m.
- Vật liệu xây tường và vách ngăn ngày nay là gạch hoặc đá tấm. Độ dày lớn dùng để đỡ các cuốn. Mỗi tầng một cuốn, hẹp dần về phía trên. Lỗ mở của cuốn chia làm 2 - 3 phần, đỡ bởi những cột hình tròn hoặc đa giác. Có thể làm thành cửa sổ ghép đôi, ghép ba.
Về hệ cột trụ
Cùng với việc dùng nhiều loại hình kết cấu, kiến trúc trường phái Roman cũng không nhất quán trong việc dùng thức cột.
- Chân cột và thân cột rất khác nhau. Các đầu cột có hình đấu ngược, trang trí hoạ tiết hoa lá hay hình học đa dạng. Cũng có lúc đầu cột được chạm khắc hình người hay thú trong thần thoại.
- Các hàng cột chạy dọc theo mặt bằng hình chữ thập cắt chiều ngang thành nhịp giữa và hai nhịp biên. Nhịp biên thấp hơn, có 2 tầng, tầng sàn gia cố kết cấu.
Tham khảo thêm: Thiết kế lâu đài dinh thự cổ điển châu Âu đẹp quyền quý
Bài viết trên đã tổng hợp những điểm nhấn trong kiến trúc Roman, một số loại hình điển trưng và các công trình đại diện tiêu biểu. Mong rằng quý độc giả đã có thêm những thông tin hữu ích về thể loại kiến trúc này.