Tìm hiểu xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở
- 1. Kiến trúc nhà xanh là gì?
- 2. Xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà là giải pháp tiết kiệm tối ưu
- 3. Giá nhà ở kiến trúc xanh trong năm 2023 là bao nhiêu?
- 4. Những mẫu nhà kiến trúc xanh phù hợp với mọi diện tích hiện nay
- 4.1. Nhà phố xanh 10x20 2 tầng
- 4.2. Nhà phố xanh mặt tiền 8m sâu 12m 3 tầng
- 4.3. Nhà phố xanh 9x11m phong cách tân cổ điển
- 4.4. Nhà phố xanh mặt tiền 7x15m phong cách Wabi Sabi
- 4.5. Nhà vườn thiết kế xanh 1 tầng
- 4.6. Nhà vườn thiết kế xanh 2 tầng
- 4.7. Nhà vườn thiết kế xanh 3 tầng
- 4.8. Thiết kế nhà mái bằng không gian xanh
- 4.9. Thiết kế mái thái không gian xanh
- 4.10. Thiết kế nhà mái nhật không gian xanh
- 4.11. Nhà chữ L thiết kế không gian xanh
- 4.12. Nhà vuông thiết kế không gian xanh
- 4.13. Kiến trúc nhà xanh làm bằng tre
- 4.14. Kiến trúc nhà xanh làm bằng gạch đỏ
- 4.15. Kiến trúc nhà xanh mái lá tường gạch
- 4.16. Nhà kiến trúc xanh phong cách hiện đại
- 4.17. Nhà kiến trúc xanh phong cách Nhật Bản
- 4.18. Nhà kiến trúc xanh phong cách Indochine
- 4.19. Nhà kiến trúc xanh phong cách Địa Trung Hải
- 5. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà xanh tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
- 6. Hệ vật liệu xanh để xây dựng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở
Xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở với những mẫu thiết kế đầy đủ tiện nghi, có màng lọc tự nhiên chắn muỗi, lọc bụi, mang lại môi trường sống thân thiện với sức khoẻ cộng đồng.
Cùng Kiến trúc Vinavic tìm hiểu chi tiết thế nào là kiến trúc xanh, xây dựng nhà kiến trúc xanh thế nào cho hiệu quả và điểm qua một số mẫu nhà thiết kế xanh đẹp nhất hiện nay nhé!
Kiến trúc nhà xanh là gì?
- Kiến trúc xanh là kiểu thiết kế nhà ở, công trình sử dụng các vật liệu sinh thái và hệ thống cây xanh để cải thiện chất lượng cuộc sống. Các công trình nhà ở, toà nhà, biệt thự,... thiết kế kiến trúc xanh lấy môi trường làm trung tâm, chú trọng đến việc giảm thiểu tác động trong quá trình thi công xây nhà đối với sức khỏe con người và môi trường cảnh quan xung quanh.
- Khi xây nhà kiến trúc xanh, các kiến trúc sư ưu tiên sử dụng hệ vật liệu có thể tái chế, tiết kiệm năng lượng, tăng cường bộ giữ ẩm và lọc không khí, mở rộng diện tích vườn tầng trệt nhằm mục đích cải thiện chất lượng không khí, kết nối với thiên nhiên trên nền không gian sống.
- Nhà có kiến trúc xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn cải thiện sức khoẻ và giảm chi phí tiêu thụ năng lượng cho chủ nhân. Bởi vậy, đây là xu hướng nhà ở đang được quan tâm hàng đầu.
Tham khảo thêm: Biệt thự 2 tầng
Xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà là giải pháp tiết kiệm tối ưu
Kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở đang trên đà trở thành xu hướng mới trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn, những nơi đất chật người đông bởi thiết kế có khả năng tái tạo năng lượng bền vững.
Giải quyết được vấn đề nhà phố không đủ khoảng thở
Giải pháp kiến trúc xanh cho nhà phố tiết kiệm năng lượng và thân thiện cho hệ sinh thái, góp phần giảm toả bớt áp lực cho cư dân đô thị.
- Kinh tế đô thị phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo các hệ luỵ về ô nhiễm không khí, khói bụi khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông gia tăng, và quỹ đất xây dựng giảm sút.
- Các mẫu nhà ống mặt tiền rộng 3m - 5m mọc lên khắp mọi nẻo đường, được xây cao 3 - 4 tầng là chủ yếu, che chắn nguồn ánh sáng tự nhiên của nhà hàng xóm. Một nhà thường có 3 - 5 người chung sống, gây nên nỗi ám ảnh thiếu khoảng thở.
- Tại Việt Nam, tỉ lệ cây xanh/đầu người ở khu vực đô thị chỉ đạt 2 - 3m2/người, chỉ bằng 1/10 của thế giới.
- Bởi vậy, các kiến trúc sư cần tìm đến các giải pháp kiến trúc nhà phố xanh để giải toả không gian chật cứng nơi thành thị.
Giải quyết được vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Nhà kiến trúc xanh là lựa chọn tối ưu cho những gia chủ muốn sống trong bầu không khí trong lành và có lợi cho sức khoẻ.
- Nhà xanh được thiết kế để tiết kiệm công năng và điện năng tối đa, giúp tiết kiệm chi phí cho mỗi hộ gia đình. Các chi tiết tiết kiệm năng lượng trong nhà không gian xanh bao gồm cửa sổ kép, hệ thống đèn LED, đèn tự động tiết kiệm điện, cây xanh thanh lọc không gian mát mẻ và che bớt nắng gắt, không tốn quá nhiều tiền bật điều hoà.
- Hệ thống vật liệu có thể tái chế và phân huỷ trong thiết kế nhà xanh giúp giảm thiểu lượng rác thải và ô nhiễm môi trường.
- Không gian xanh trong nhà cải thiện sức khoẻ và tinh thần của gia đình gia chủ.
- Nhà ở có thiết kế xanh có giá trị cao hơn những mẫu nhà truyền thống bởi giá trị nhận lại sau khi mua nhà còn lớn hơn giá trị tiền bạc.
Tham khảo thêm: Biệt thự 3 tầng
Giá nhà ở kiến trúc xanh trong năm 2023 là bao nhiêu?
Thông thường, các nhà thầu áp dụng cách tính chi phí xây kiến trúc nhà ở không gian xanh trọn gói dựa trên m2 xây dựng theo công thức:
Chi phí xây dựng = Diện tích xây dựng x Đơn giá xây dựng/m2
Cách tính diện tích xây dựng cho nhà xanh 100m2 được xây 1 trệt 1 lầu, mái bê tông cốt thép, có sân thượng 30m2 là:
-
Diện tích móng = 50% diện tích sàn = 50% x 100 = 50 (m2)
-
Diện tích tầng trệt = 100% diện tích sàn = 100% x 100 = 100 (m2)
-
Diện tích tầng lầu = 100% diện tích sàn = 100% x 100 = 100 (m2)
-
Diện tích sân thượng = 75% diện tích sàn = 75% x 30 = 22.5 (m2)
-
Diện tích mái = 50% diện tích sàn = 50% x 100 = 50 (m2)
Vậy tổng diện tích xây dựng = 322.5m2
Nếu đơn giá xây nhà xanh hai tầng rộng 100m2 trọn gói hiện nay khoảng 5 triệu đồng/m2, ta có tổng chi phí xây nhà là:
>>> 322.5 x 5 triệu/m2 = 1,613 tỷ đồng
Lưu ý:
- Thường kiến trúc xanh rất được ưa chuộng ở các mẫu nhà phố. Chi phí xây nhà phố xanh có thể tăng lên hoặc giảm xuống phụ thuộc vào vị trí mua đất xây nhà (ví dụ nhà trong hẻm khó vận chuyển nguyên liệu hơn nhà ngoài mặt đường, ngoài ngõ thì chi phí sẽ cao hơn), diện tích xây dựng nhà là bao nhiêu m2,...
- Gia chủ nên xem xét tham khảo các mẫu nhà xanh đang được xây dựng trong khu vực và các vị trí lân cận để có cái nhìn tổng quan về giá cả và xu hướng thiết kế trên thị trường.
Những mẫu nhà kiến trúc xanh phù hợp với mọi diện tích hiện nay
Nhà phố xanh 10x20 2 tầng
Mẫu nhà phố 2 tầng này phù hợp với những mảnh đất có mặt tiền lớn. Với mặt tiền rộng, kiến trúc sư đã tập trung khai thác hết những đường nét của kiến trúc hiện đại với những khối tường ngoại thất bố trí phi đối xứng so với tâm ngang và dọc.
Tham khảo thêm: Biệt thự hiện đại
Nhà phố xanh mặt tiền 8m sâu 12m 3 tầng
Kiến trúc nhà mái bằng tạo cảm giác vững chãi, hình khối chắc khỏe. Tone màu trắng sáng đã làm nên vẻ đẹp ấn tượng, mới mẻ cho ngôi nhà.
Nhà phố xanh 9x11m phong cách tân cổ điển
Thiết kế tân cổ điển 2 mặt tiền tận dụng tối đa vật liệu vách kính để đón được ánh nắng mặt trời vào chiếu sáng cho căn nhà vào ban ngày, đồng thời kết hợp thêm hệ đèn nhân tạo như đèn LED, đèn chùm khiến căn nhà cao rộng.
Nhà phố xanh mặt tiền 7x15m phong cách Wabi Sabi
Nhà phong cách wabi sabi được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, sự chân thật được ẩn mình sau vẻ đẹp đơn sơ của những món đồ nội thất. Sự tối giản là điều mà phong cách này hướng đến để con người không còn bị thao túng bởi vật chất.
Nhà vườn thiết kế xanh 1 tầng
Ngôi nhà kèn có tỉ lệ đẹp hoàn hảo. Ở phần mái, gia chủ lựa chọn ngói đất sét thay cho tấm lợp tôn để giảm tác động nhiệt vào không gian nội thất. Đây đồng thời cũng là một cách tiết kiệm chi phí thông minh.
Nhà vườn thiết kế xanh 2 tầng
Lối kiến trúc đắm chìm trong bầu không khí trong lành, thoáng đãng của vườn cây, ao cá. Men theo hàng cây xanh lợp bóng là rạch dừa nước đan xen hàng râm bụt đỏ tôn lên thiết kế hình cánh diều đang bay của ngôi nhà
Nhà vườn thiết kế xanh 3 tầng
Phía dưới mái hiên mở rộng là vườn cây và hồ nước len lỏi vào từng ngóc ngách trong nhà. Những mảng xanh tiếp nối nhau từ vườn vào sảnh, xử lí không khí thêm trong sạch một cách tự nhiên.
Thiết kế nhà mái bằng không gian xanh
Phong cách thiết kế hiện đại không thiên về trang trí quá cầu kỳ hay hình khối quá bề thế. Hệ móng và cột tường được đầu tư khá vững chắc để có thể nâng đỡ được ba mặt sàn trở lên. Khả năng chịu lực của móng và tường tốt khiến gia chủ và gia đình hoàn toàn yên tâm khi sống trong nhà.
Thiết kế mái thái không gian xanh
Nhà phố 3 tầng thiết kế sang chảnh với khối mái thái giật cấp tạo đối lưu không khí thông thoáng. Lắp đặt cửa 4 cánh trước mặt tiền phân bổ đồng đều ánh sáng và khí trời vào mọi không gian trong nhà.
Thiết kế nhà mái nhật không gian xanh
Nhìn từ xa căn biệt thự như một viên ngọc trong veo đang nằm đón nắng bên bờ biển. Cứ tưởng tượng cảm giác ngâm mình trong bể bơi xanh mát ở trung tâm hòn ngọc xinh đẹp dưới ánh mặt trời dịu dàng thật tuyệt vời biết bao.
Nhà chữ L thiết kế không gian xanh
Mẫu nhà mái bằng luôn đảm bảo không gian nội thất trong nhà sáng sủa nhờ hệ kính lớn mở hướng ra thiên nhiên. Ánh sáng tự nhiên được chủ nhà tận dụng tới từng ngóc ngách trong nhà, lợi dụng ưu thế nhà chữ L có góc khuyết nhân đôi bề mặt căn nhà tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Tham khảo thêm: Biệt thự chữ L
Nhà vuông thiết kế không gian xanh
Ngôi nhà mang bóng hình của kiến trúc Art Deco, không chỉ toát lên vẻ đẹp đương đại mà còn giữ được nét thoáng mát của ngôi nhà nhiệt đới.
Kiến trúc nhà xanh làm bằng tre
Nhà thiết kế theo nguyên tắc "bốn không" - không cửa nhôm kính, không điều hoà, không gạch nung, không gạch lát, sử dụng hoàn toàn những vật liệu có tác dụng làm mát tức thì như vách tre, xi măng không nung, đá và gỗ tự nhiên.
Kiến trúc nhà xanh làm bằng gạch đỏ
Khoảng thông tầng được thiết kế bên trong căn nhà xung quanh là các bức tường gạch mộc. Ở khu vực này, ngôi nhà đón trọn vẹn ánh sáng tự nhiên, có cả một khoảng sân nhỏ gồm rất nhiều chậu cây xanh mát ở dưới giúp mang đến cảm giác thư thái.
Kiến trúc nhà xanh mái lá tường gạch
Mái nhà lợp lá vọt, xoè rộng có tác dụng che chắn nắng mưa tốt. Kết cấu thép đỡ mái được uốn vặn theo địa hình và độ cao nhà. Mái có ô trổ để cây trong nhà lớn lên cao mà không ảnh hưởng tới nội thất.
Nhà kiến trúc xanh phong cách hiện đại
Căn nhà được ước lệ chia làm 2 nửa, nửa bên ngoài là tổ hợp khu vui chơi, giải trí và các công trình chung như nhà xe, thư viện, sân chơi, nửa bên trong là khu vực sinh hoạt cá nhân bao gồm phòng ngủ.
Nhà kiến trúc xanh phong cách Nhật Bản
Công trình nhà phong cách nhật không bao giờ thiếu mảng xanh. Chủ nhà đã tạo thêm tiểu cảnh như suối nhân tạo, hồ cá cảnh,… để trang trí kết hợp các cảnh quan xanh này.
Nhà kiến trúc xanh phong cách Indochine
Gia chủ ưa thích nét đẹp hoài niệm của phương Đông trộn lẫn vẻ lãng mạn phương Tây thì nên tìm đến với phong cách này. Điển hình trong hoạ tiết trang trí nhà Đông Dương kiến trúc xanh gồm có hoa văn kỷ hà, hoạ tiết chim muông, tứ quý, tranh tĩnh vật,...
Nhà kiến trúc xanh phong cách Địa Trung Hải
Mang hơi thở của gió biển và trời xanh, mẫu biệt thự cuốn đi mọi mệt nhọc của chủ nhân, để tìm lại sự cân bằng và an yên trong cuộc sống.
Nguyên tắc cơ bản để thiết kế nhà xanh tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
Để sở hữu một mẫu nhà kiến trúc xanh hiệu quả hiện nay, gia chủ cân nhắc tham khảo các nguyên tắc cơ bản dưới đây.
- Xác định mục tiêu chính trước khi xây nhà: Xây nhà xanh để giảm thiểu khí CO2 gia đình lỡ tiêu thụ hằng ngày, để tiết kiệm năng lượng hay để cải thiện chất lượng không khí, đuổi muỗi?
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường: Sử dụng những vật liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng giúp giảm thiểu các tác động hao mòn của chúng đến môi trường.
- Thiết kế nhà hướng không gian mở đón gió và ánh sáng: Bố trí cửa ban công, cửa ra vào và cửa sổ trong kiến trúc nhà xanh đảm bảo đón được lượng ánh nắng cần thiết để soi sáng ngôi nhà vào ban ngày, đồng thời giúp đối lưu luồng gió và khí trời trong ngoài nhà thông thoáng.
- Lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng: Các thiết bị này có thể kể đến bóng đèn LED, điều hoà, máy móc tiết kiệm năng lượng, giúp giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện năng.
- Cân nhắc lắp đặt hệ thống tưới cây tự động: Giúp gia chủ tiết kiệm nước, đồng thời đảm bảo duy trì sự tươi mát của cây xanh trong nhà.
- Chăm sóc cây cảnh bằng các sản phẩm có thể tự phân huỷ: Có thể dùng phân bón sinh học, hoặc dùng chính các sản phẩm từ cây trong nhà để bón lại.
Hệ vật liệu xanh để xây dựng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở
Để xây nhà xanh, cần lựa chọn các vật liệu có tính năng bảo bệ môi trường, ít tác động tiêu cực đến thiên nhiên. Các bước để tuyển chọn vật liệu xanh như sau:
- Bước 1: Nắm được các loại vật liệu xanh phổ biến: Gồm có gạch, xi măng, xi măng cát, bê tông xốp aerated, gỗ tái chế, gốm sư, tre, tấm pin năng lượng mặt trời,...
- Bước 2: Cân nhắc chi phí: Các vật liệu xanh thường có giá thành cao hơn vật liệu thông thường. Nhưng đây là khoản phí đáng đầu tư bởi thời gian bảo trì và tuổi thọ của vật liệu kéo dài rất nhiều năm, bên cạnh những lợi ích rõ rệt về bảo vệ môi trường.
- Bước 3: Nắm được tiêu chuẩn xây dựng xanh: Những tiêu chuẩn LEED, EDGE, hay LOTUS đều có các tiêu chí riêng đánh giá vật liệu xanh.
- Bước 4: Lựa chọn vật liệu theo tính chất công trình: Lựa chọn vật liệu xanh cho nhà phố sẽ khác vật liệu xây khu trung tâm thương mại. Vật liệu xây khách sạn không giống vật tư xây văn phòng.
- Bước 5: Tìm nhà cung cấp uy tín: Tìm hiểu kỹ 2 - 5 bên cung cấp vật liệu uy tín sẽ đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của vật liệu.
Tham khảo thêm: Biệt thự 3 tầng tân cổ điển
Bài viết trên đây đã tổng hợp nguyên lý đằng sau xu hướng kiến trúc xanh trong thiết kế nhà ở, những mẫu nhà xanh đẹp nhất đi kèm chi phí xây dựng hợp lý. Quý độc giả còn những thắc mắc chi tiết hơn về giá cả, tư vấn nội thất phù hợp với những mẫu nhà này hãy liên hệ với Kiến trúc Vinavic qua website chính thức của chúng tôi.